Bài giảng Trí nhớ - Nguyễn Văn Xuyên

Bài giảng Trí nhớ - Nguyễn Văn Xuyên

2. Phân loại trí nhớ ở người

2.1. Phân loại trí nhớ dựa vào quá trình hình thành

2.1.1 Trí nhớ hình tượng

Được hình thành từ những biểu tượng về sự vật và các đối tượng cụ thể.

 Tùy theo cơ quan tiếp nhận tín hiệu và hình thành trí nhớ, chia ra trí nhớ hình tượng thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác

Ví dụ: Khi nói đến quả me thì con người sẽ hình tượng được quả me, vị chua của quả me.

 Khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì các phương tiện lưu thông trên đường phải dừng lại.

 

pptx 29 trang hapham91 8370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trí nhớ - Nguyễn Văn Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPSINH LÝ THẦN KINH CẤP CAOChương 7: TRÍ NHỚ	 GVHD: TS. LÊ THỊ THANH 	 Nhóm 5Nguyễn Văn XuyênHuỳnh Thị Ngọc XuânKha Mỹ NgọcTrần Văn LénTạ Thị Thanh KiềuNguyễn Trường Giang1. Khái niệm trí nhớ- Trí nhớ là sự duy trì các thông tin khi tín hiệu đã ngừng tác dụng. Các thông tin này có thể được sử dụng để tác động với các tín hiệu tiếp theo.- Hoặc trí nhớ là biến đổi bền vững trong cấu trúc thần kinh và duy trì trong suốt đời sống cá thể, phát sinh dưới ảnh hưởng của những sự kiện có ú nghĩa giúp cơ thể nhận biết được các sự vật hiện tượng tương tự.2. Phân loại trí nhớ ở người2.1. Phân loại trí nhớ dựa vào quá trình hình thành2.2. Phân loại trí nhớ theo thời gian tồn tại của trí nhớ trong não2.3. Phân loại trí nhớ theo các quá trình hình thành2. Phân loại trí nhớ ở người2.1. Phân loại trí nhớ dựa vào quá trình hình thành2.1.1 Trí nhớ hình tượng	Được hình thành từ những biểu tượng về sự vật và các đối tượng cụ thể.	Tùy theo cơ quan tiếp nhận tín hiệu và hình thành trí nhớ, chia ra trí nhớ hình tượng thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác Ví dụ: Khi nói đến quả me thì con người sẽ hình tượng được quả me, vị chua của quả me... Khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì các phương tiện lưu thông trên đường phải dừng lại.2.1.2 Trí nhớ vận động	Được hình thành trên cơ sở thực hiện những tác động cụ thể.	Ví dụ: đá bóng, đánh cầu, ... 	Nhờ có trí nhớ vận động mà có thể hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo trong nhiều loại nghề nghiệp khác nhau.2.1.3 Trí nhớ cảm xúc 	Được hình thành trên cơ sở các kích thích có khả năng gây ra các phản ứng cảm xúc. 	Ví dụ: vui, buồn...2.1.4 Trí nhớ logic	Được hình thành khi có tiếp nhận ngôn ngữ, trí nhớ logic là trí nhớ chủ đạo ở người và giữ vai trò chủ yếu trong việc lĩnh hội tri thức và tích lủy kinh nghiệm. 	Ví dụ: nghe tới bón phân cho lúa, thì con người biết đến bón phân gì trong giai đoạn nào phát triển của cây lúa.2.1.5 Trí nhớ PXCĐK	Được hình thành khi phối hợp với kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện	Ví dụ: phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn ở chó.12Phân loại trí nhớ theo thời gian tồn tại của trí nhớ trong nãoTrí nhớ ngắn hạnTrí nhớ trung hạn Trí nhớ dài hạn2.2. Phân loại trí nhớ theo thời gian tồn tại của trí nhớ trong não2.2.1 Trí nhớ ngắn hạn	Hình thành trong thời gian ngắn, 	Ví dụ: nhớ số nhà, số điện thoại.2.2.2 Trí nhớ trung hạn	Là trí nhớ được duy trì trong khoảng vài ngày đến vài tuần. 	Ví dụ: nhớ công thức toán, lý, hóa, để làm bài tập.2.2.3 Trí nhớ dài hạn	Là trí nhớ có thể được duy trì trong nhiều năm hay suốt đời, tùy theo cá thể như động vật có vú ba loại trí nhớ ngắn, trung và dài hạn ở khỉ đạt mức tốt nhất.	Ví dụ: khi đi học chữ thì chúng ta sẽ biết viết và đọc chữ suốt đời.2.3. Phân loại trí nhớ theo các quá trình hình thành2.3.1 Trí nhớ chủng loại phát sinh	Là trí nhớ được di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác 	Ví dụ: động vật mới sinh đã biết tìm đến vú mẹ để bú.2.3.2 Trí nhớ cá thể phát sinh	Là trí nhớ chỉ được hình thành trong quá trình phát triển cá thể. 	Ví dụ: chạy xe đạp.3. Cấu trúc của não liên quan đến trí nhớ 	Các cấu trúc của não có liên quan đến trí nhớ là vỏ não và hệ limbic. 	 Các vùng vỏ não liên quan với trí nhớ là vùng vỏ não liên hợp trong đó có vùng trán. 	 Mỗi vùng trên vỏ não có vai trò sinh lí khác nhau trong duy trì trí nhớ.	Khi cắt bỏ một số vùng não bộ cũng không làm mất hoàn toàn trí nhớ, mà cắt vùng nào thì mất trí nhớ vùng đó hoặc bị tổn thương tùy theo mức độ ảnh hưởng.4. Cơ chế hình thành trí nhớ4.1. Cơ chế hình thành trí nhớ ngắn hạn	Trí nhớ ngắn hạn liên quan đến sự tuần hoàn của các xung động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi noron và do quá trình khử cực kéo dài tại các synap thuộc các vòng hay các chuỗi noron đó. 	Trí nhớ ngắn hạn bị mất đi khi não bị tổn thương, bị làm lạnh và bị tác dụng của các thuốc gây mê hoặc các khí độc.	Sự tuần hoàn xung động thần kinh ở các vòng noron không bị ảnh hưởng của các chất có tác dụng ức chế sự tổng hợp ARN, protein, các chất trung gian hóa học.4.2. Cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn	Trí nhớ trung hạn được hình thành là do có sự thảy đổi tạm thời các quá trình lý- hóa ở các tận cùng thần kinh trước synap cũng như ở màng sau synap, đã tạo điều kiện dẫn truyền các xung động thần kinh trong một thời gian dài (vài tháng ). 	Serotonin- chất dẫn truyền xung động thần kinh qua synap, truyền cảm giác đau có tác dụng hoạt hóa adenylatcyclase trên màng trước synap cảm giác. 	Kênh canxi mở các ion Ca++ tiếp tục từ ngoài xuyên qua màng vào trong, ngăn chặn dòng K+ qua màng làm cho quá trình cực màng kéo dài nên hưng phấn có thể tiếp tục truyền qua synap.	Ngoài ra các ion Ca++ còn có tác dụng là hoạt hóa các proteinkinase phụ thuộc canxi, góp phần kéo dài quá trình truyền qua synap.	Các xung động thần kinh truyền đến còn tác động lên các neuropeptit có sẳn ở tận cùng trước synap. Cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn là khử cực màng kéo dài, tạo điều kiện cho các xung động thần kinh truyền qua synap trong thời gian dài.4.3. Chế hình thành trí nhớ dài hạn	Cơ chế hình thành trí nhớ dài hạn cũng gồm các quá trình biến đổi lý hóa ở màng trước và màng sau synap giống như hình thành trí nhớ trung hạn, ngoài ra còn có quá trình tạo ra các protein mới (chất lưu trữ trí nhớ )	Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khẳng định rằng trong quá trình thành lập PXCĐK ở động vật có sự tăng hàm lượngARN và protein trong các noron và trong neuroglia thuộc các cấu trúc của não bộ.	Nếu dùng các chất có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein cho thấy không thể hình thành được PXCĐK. Đây cũng là các thí nghiệm đi đến kết luận rằng quá trình hình thành PXCĐK có liên quan đến sự hình thành chất lưu trữ trí nhớ.	Hàng ngày có tới hàng chục ngàn noron bị thoái hóa, nhưng trí nhớ không bị suy giảm, tuy nhiên ở tuổi 60 trở lên trí nhớ sẽ giảm dần, do một số nguyên nhân sau	- Quá trình lão hóa làm giảm sút các chức năng của tất cả các bộ phận trong cơ thể.	- Do bệnh tật người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc.	- Tuy nhiên người già hay quên những việc gần đây, nhưng rất nhiều việc thời trẻ cũng nhớ rõ. Nguyên nhân là khi một sự việc nào đó gây cho đại não có hưng phấn mạnh mẽ, lập nên PXCĐK thì việc đó đã xem là có dấu ấn, lúc nhớ đến chỉ cần kiểm tra lại là được.	Một số nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người già26 	Các dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người già 	- Ở giai đoạn sớm chỉ là giảm khả năng ghi nhớ những việc vừa xảy ra 	Ví dụ: như quên các vật dụng cá nhân, hay quên câu vừa nói... 	- Ngoài ra họ còn thay đổi cá tính, thay đổi cảm xúc, giảm khả năng phán đoán, dễ trầm cảm hay hoang tưởng 	Ví dụ: một người tính tình khó khăn bỗng nhiên rất dễ giải, vui vẽ, để quên đồ đạc cứ nghĩ mình bị mất trộm,...	- Giảm khả năng ghi nhớ những việc vừa xảy ra, bên cạnh có những biểu hiện khác như thay đổi với mình, rối loạn cảm xúc, giảm khả năng phán đoán.	- Ở mức độ trung bình bệnh nhân giảm khả năng chăm sóc bản thân như tắm rửa, mặc đồ, vệ sinh cá nhân, bệnh nhân có thể không nhận ra mình trong gương mà nghĩ là có người lạ trong nhà, tình trạng này có thể ngày càng nặng và kéo dài làm bệnh nhân dễ bị kích động.	- Ở giai đoạn nặng bệnh nhân mất khả năng chăm sóc bản thân và sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, vệ sinh, đi lại phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Mất hoàn toàn trí nhớ gần, trí nhớ xa...ở giai đoạn này bệnh nhân dễ xảy ra các tai biến như suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, loét da, nhiễm trùng

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tri_nho_nguyen_van_xuyen.pptx