Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Ứng dụng của thấu kính - Năm học 2020-2021

Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Ứng dụng của thấu kính - Năm học 2020-2021

Giới thiệu Chủ đề: Bao gồm các bài

Bài 48: Mắt

Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Bài 50: Kính lúp

Bài 51: Bài tập quang hình học

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

*Kieán thöùc.

- Neâu vaø chæ ra ñöôïc treân hình veõ hai boä phaän quan troïng nhaát cuûa maét laø theå thuûy tinh vaø maøng löôùi

- Neâu ñöôïc chöùc naêng cuûa thuûy tinh theå vaø maøng löôùi, so saùnh ñöôïc chuùng vôùi caùc boä phaän töông öùng cuûa maùy aûnh

- Neâu ñöôïc khaùi nieäm veà söï ñieàu tieát, ñieåm cöïc caän vaø ñieåm cöïc vieãn.

*Kyõ naêng: Veõ ñöôïc aûnh cuûa vaät ñaët tröôùc maét vaø tính toaùn caùc giaù trò coù lieân quan.

*Thaùi ñoä: Yeâu thích moân hoïc, nghieâm tuùc, hôïp taùc; Coù yù thöùc baûo veä maét, baûo beä moâi tröôøng

2. Định hướng các năng lực có thể có hình thành và phát triển

* Năng lực chung :

 - Năng lực tự học

 - Năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm)

- Năng lực sáng tạo

 - Năng lực tự quản lý

 - Năng lực giao tiếp

 - Năng lực hợp tác

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

* Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

 

doc 8 trang maihoap55 7170
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Ứng dụng của thấu kính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 /03/2021 
Chủ đề/Bài học: ỨNG DỤNG CỦA THẤU KÍNH
Tổng số tiết: 6 ; từ tiết: 1 đến tiết: 6
Giới thiệu Chủ đề: Bao gồm các bài
Bài 48: Mắt
Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Bài 50: Kính lúp
Bài 51: Bài tập quang hình học
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
*Kieán thöùc.
- Neâu vaø chæ ra ñöôïc treân hình veõ hai boä phaän quan troïng nhaát cuûa maét laø theå thuûy tinh vaø maøng löôùi
- Neâu ñöôïc chöùc naêng cuûa thuûy tinh theå vaø maøng löôùi, so saùnh ñöôïc chuùng vôùi caùc boä phaän töông öùng cuûa maùy aûnh
- Neâu ñöôïc khaùi nieäm veà söï ñieàu tieát, ñieåm cöïc caän vaø ñieåm cöïc vieãn. 
*Kyõ naêng: Veõ ñöôïc aûnh cuûa vaät ñaët tröôùc maét vaø tính toaùn caùc giaù trò coù lieân quan.
*Thaùi ñoä: Yeâu thích moân hoïc, nghieâm tuùc, hôïp taùc; Coù yù thöùc baûo veä maét, baûo beä moâi tröôøng
2. Định hướng các năng lực có thể có hình thành và phát triển 
* Năng lực chung : 
	- Năng lực tự học
	- Năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm)
- Năng lực sáng tạo
	- Năng lực tự quản lý
	- Năng lực giao tiếp
	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực chuyên biệt : 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1. Giáo viên :
- Tranh con mắt, mô hình con mắt, phiếu học tập, bút dạ
- Soạn một vài Slide để trình chiếu hình ảnh, trò chơi , sơ đồ tư duy
2.Học sinh:
- Tìm hiểu cấu tạo mắt, tự đọc hiểu bài “ Sự tạo ảnh trong máy ảnh”, xem lại cách vẻ ảnh qua thấu kính hội tụ.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (4’)
- Mục tiêu hoạt động: - Tạo hứng khởi cho HS sẵn sàng tiếp thu vấn đề mới; Yêu thích môn học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Phương thức tổ chức:Hoạt động cá nhân
Cho HS nêu các ứng dụng của thấu kính trong thực tế
GV giới thiệu tóm tắt nội dung chính của chủ đề, sau đó vào nội dung tiết dạy : Trong cơ thể chúng ta cũng có hai thấu kính hội tụ đấy? Đó là bộ phận nào?
-Nêu được các ứng dụng thường gặp thấu kính: máy ảnh, kính lúp, kính trong tiệm sửa đồng hồ, kính cận, kính viễn....
-Mắt cũng là một bộ phận có nhiêu liên quan đến thấu kính hội tụ
->Thắc mắc về cấu tạo của mắt, hoạt động của mắt 
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (28’)
1. Nội dung 1: Tìm hiểu cấu tạo của mắt (10’)
- Mục tiêu hoạt động: Biết được mắt có hai bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới; Nêu được sự tương tự giữa mắt và máy ảnh.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Cấu tạo mắt: 
Cho hs hoạt động cá nhân theo câu hỏi đã cho về nhà ở tiết trước: Mắt có những bộ phận nào? Về phương diện quang học bộ phận nào là quan trọng vì sao? 
Cho HS thảo luận, thống nhất kết luận
Trong quá trình HS hoạt động có kết hợp mô hình con mắt và hình ảnh cấu tạo con mắt 
So sánh mắt và máy ảnh: 
Cho HS hoạt động nhóm theo kỷ thuật “ Khăn trải bàn” : tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa mắt và máy ảnh
Có sử dụng bảng nhóm để trình bày câu trả lời
GV công khai kết quả và nhận xét, thống nhất
Từ điểm khác nhau GV chuyển ý qua phần II. Sự điều tiết của mắt
Cấu tạo:
HS nêu được cấu tạo mắt, nêu và nhận biết được hai bộ phận quan trọng là thể thủy tinh và màng lưới
So sánh mắt và máy ảnh:
Đa số hs nêu được điểm giống nhau giữa mắt và máy ảnh: thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính, màng lưới như màng hứng ảnh
Điểm khác nhau có thể tìm ra sau khi GV gợi ý và tổng hợp từng nhóm: Thể thủy tinh có thể phồng lên hay dẹt xuống con vật kính thì không; vật kính có thể thay đổi được vị trí con thể thủy tinh thì không.
2. Nội dung 2: Sự điều tiết của mắt (12’)
- Mục tiêu hoạt động: Hiểu được thế nào là sự điều tiết của mắt
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
HS hoạt động nhóm:
Vẽ ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới trong hai trường hợp vật ở gần và ở xa vào phiếu học tập và so sánh tiêu cự trong hai trường hợp này
Dựa vào phần I.Cấu tạo mắt yêu cầu HS tìm hiểu : Làm cách nào thể thủy tinh thay đổi được tiêu cự
Kết luận về sự điều tiết của mắt
Cho HS nhận xét tính chất ảnh qua mắt , từ đó nói rõ tại sao ảnh thực tế không bị ngược chiều như hình 
GV chú ý: Sự điều tiết của mắt cũng có giới hạn, không phải đặt vật ở mọi vị trí đều cho ảnh rõ nét trên màng lưới-> để hiểu rõ hơn ta sang phần III
Hoàn thành phiếu học tập:
Trường hợp vật ở xa tiêu cự dài hơn.
Dựa vào phần I.Cấu tạo mắt HS nêu cách mắt thay đổi tiêu cự là phồng lên hay dẹt xuống
Nêu được thế nào là sự điều tiết của mắt
Hs hết thắc mắc vì sao ảnh thực tế không lộn ngược như hình vẽ.
3. Nội dung 3: Điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt (6’)
- Mục tiêu hoạt động: Hiểu được thế nào là điểm cực cận và điểm cực viễn
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
HS hoạt động cá nhân:
Yêu câu một vài HS ước lượng xem mắt nhìn một ở xa nhất là bao nhiêu mét
Ngay tại vị trí xa nhất mà mắt nhất nhìn thấy vật khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn
Liên hệ thực tế: giới thiệu bảng thử thị lực và cách sử dụng 
Dự đoán: Có phải đặt càng gần càng nhìn rõ không
Cho HS kiểm chứng dự đoán: cầm bút để gần trước mắt sao cho nhìn rõ, sau đó di chuyển từ lại gần sát mắt và nhận xét độ rõ ảnh cây bút trong quá trình di chuyển đó
Ngay tại vị trí gần mắt nhất mà mắt nhìn thấy rõ vật gọi là điểm cực cận
GV giới thiệu khái niệm khoảng cực cận, khoảng cực viễn, giới hạn nhìn rõ của mắt
Lưu ý: Tùy thuộc vào di truyền, sức khỏe, độ tuổi, môi trường và thói quen sinh hoạt mà giới hạn nhìn rõ của mỗi người khác nhau
Khoảng ước lượng của các em khác nhau 
Biết được thế nào là điểm cực viễn của mắt
Đa số HS dự đoán : vật đặt càng gần càng nhìn rõ
HS đồng loạt làm kiểm chứng và nhận xét: khi cây bút ở quá gần mắt thì mắt không nhìn rõ được .
Biết được thế nào là điểm cực viễn của mắt
Hoạt động III: Luyện tập (8’)
- Mục tiêu hoạt động: Củng cố kiến thức và tạo hứng thú học tập cho HS
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng
Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trên slide:
Câu 1: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
A. thể thủy tinh và thấu kính.
B. thể thủy tinh và màng lưới.
C. màng lưới và võng mạc.
D. con ngươi và thấu kính.
Câu 2: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là:
 ảnh thật nhỏ hơn vật 
B. ảnh ảo lớn hơn vật
C. ảnh ảo nhỏ hơn vật
D. ảnh thật lớn hơn vật
Câu 3: Muốn nhìn rõ vật thì vật phải nằm ở phạm vi nào của mắt ? 
A. Từ điểm cực cận đến mắt	 
B. Từ điểm cực viễn đến vô cực
C. Từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt 
D. Từ điểm cực viễn đến mắt 
Câu 4: Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8 m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2 cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu xentimét.
A. 0,08cm . B. 0,8cm
C. 8cm D. 80cm 
Mỗi bàn một đội thi và sử dụng bảng con trả lời
Khi đến câu 4 con vài HS, GV cho HS giải thích đáp án và tìm ra người rung chuông vàng
HS trả lời trên bảng con đáp án mình chọn:
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: B
HS trình bày trên bảng: 
= 0,8cm
Hoạt động IV: Vận dụng (5’)
- Mục tiêu hoạt động: Mở rộng kiên thức, liên hệ thực tế, giúp HS nâng cao ý thức bảo vệ mắt, GD bảo vệ môi trường.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Giáo giục HS cách bảo vệ mắt khỏe mạnh:
Cho HS hoạt động cá nhân nêu hiểu biết thực tế về các tác hại của điều kiện khách quan, của thói quen sinh hoạt đến mắt.
Từ đó làm thế nào để bảo vệ mắt
Sử dụng tranh ảnh, số liệu thống kê và trường hợp thực tế ngay tại lớp dạy để giáo dục HS
- Qua câu C6-> giáo dục HS bảo vệ mắt: không nhìn gần quá lâu, thỉnh thoảng thư giãn cho mắt bắng cách nhìn xa, hay nhắm mắt vài giây 
- GD bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường không khí, nước cũng là bảo vệ mắt
- Đặt vấn đề cho tiết tiếp theo: Tại sao bạn em lại đeo kính? Tại sao những người già đọc sách để gần cũng phải đeo kính? 
- HS nhận thức được bảo vệ mắt như thế nào.
Hiểu được BVMT cũng là bảo vệ mắt-> nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
Biết hai bộ phận quan trọng của mắt
Nội dung 2
Hiểu được ảnh trên màng lưới có tính chất gì
Khi nhìn được vật ở rất xa thì tiêu điểm thể thủy tinh nằm trên màng lưới
Tính được độ cao của ảnh trên màng lưới
Nội Dung 3
Biết được thế nào là khoảng nhìn rõ của mắt
Hiểu được khi nhìn vật ở cực viễn thì tiêu cự mắt dài nhất
2. Câu hỏi/Bài tập 
Câu hỏi 1/Bài tập 1 –[NB]
Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
A. thể thủy tinh và thấu kính.
B. thể thủy tinh và màng lưới.
C. màng lưới và võng mạc.
D. con ngươi và thấu kính.
Câu hỏi 2/Bài tập 2 –[TH]
Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở 
 	A. điểm cực cận. B. điểm cực viễn. 
C. khoảng cực cận. D. khoảng cực viễn.
Câu hỏi 3/Bài tập 3 – [TH]
Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là:
 ảnh thật nhỏ hơn vật 
B. ảnh ảo lớn hơn vật
C. ảnh ảo nhỏ hơn vật
D. ảnh thật lớn hơn vật
Câu hỏi 4/Bài tập 4– [NB]
Muốn nhìn rõ vật thì vật phải nằm ở phạm vi nào của mắt ? 
A. Từ điểm cực cận đến mắt	 
B. Từ điểm cực viễn đến vô cực
C. Từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt 
D. Từ điểm cực viễn đến mắt 
Câu hỏi 5 /Bài tập 5– [VD]
Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí 
A. trên thể thủy tinh của mắt. B. trước màng lưới của mắt. 
 	C. trên màng lưới của mắt. D. sau màng lưới của mắt.	
Câu hỏi 6 /Bài tập 6– [VDC]
Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8 m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2 cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu xentimét.
A. 0,08cm . B. 0,8cm
C. 8cm D. 80cm 
V. Phụ lục
- Phiếu học tập cho nội dung 2: Sự điều tiết của mắt
r
O
r
O
So sánh tiêu cự thể thủy tinh trong hai trường hợp trên?
......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_vat_ly_lop_9_chu_de_ung_dung_cua_thau_kinh_nam_hoc.doc