Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Hình nón. Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt - Mai Hồng Thương

Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Hình nón. Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt - Mai Hồng Thương

Mục tiêu của chủ đề

- Thông qua các hình ảnh minh họa, học sinh dễ hình dung và ghi nhớ các khái niệm về hình nón như: đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh, đường cao, mặt cắt song song với đáy của hình nón và có khái niệm về hình nón cụt.

- Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình nón, hình nón cụt để làm các bài tập vận dụng.

- Biết suy luận, phân tích và tính toán cẩn thận khi làm việc, áp dụng, liên hệ những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tế.

- Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.

- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

 

doc 6 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Hình nón. Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt - Mai Hồng Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO TP.KON TUM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN SINH SẮC
-----------------------
HỒ SƠ CÁ NHÂN
 Giáo viên: Mai Hồng Thương
 Tổ : Toán – Lý 
 Đơn vị : Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc
Kon Tum, tháng 11/2016
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Giáo viên: Mai Hồng Thương 	
- Điện thoại: 0988854016
- Email: mhthuong_nss@kontumcity.edu.vn
- Tên sản phẩm: Hình nón. Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt 
- Tên môn (lĩnh vực): Toán – Lớp 9 
- Tên trường: Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc – Thành phố Kon Tum – Tỉnh Kon Tum.
II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH
A. Lý do chọn chủ đề 
Với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục trong nước và quốc tế như hiện nay thì công nghệ thông tin là công cụ rất quan trong trong việc truyền đạt kiến thức của giáo viên và cũng là phương tiện hiện đại và hiệu quả để học sinh tiếp thu tri thức mới .
Trong chương trình toán lớp 9 ở trường THCS, phần nội dung về hình học không gian, thường gây nhiều khó khăn cho học sinh vì không phải em nào cũng có khả năng tưởng tượng, suy đoán ra mối quan hệ cũng như đặc điểm của các hình khi chuyển động trong không gian. Mặc dù chiếm số tiết không nhiều trong phân phối chương trình nhưng hình học không gian lại khá quan trọng vì nó được ứng dụng nhiều trong thực tế và một phần giúp học sinh trang bị kiến thức cho các lớp trên. Qua các tiết học này các em sẽ thấy hình học không chỉ đơn giản là những hình vẽ trên mặt phẳng mà nó còn có những điều thú vị đặc biệt khác. Nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn thông qua các hình ảnh và minh họa chuyển động của đối tượng trong không gian, đồng thời với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, làm cho toán học trở nên gần gũi hơn với thực tế cuộc sống, tôi đã chọn chủ đề “Hình nón. Hình nón cụt, Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt” để xây dựng bài giảng trực tuyến Elearning,.
B. Mục tiêu của chủ đề 
- Thông qua các hình ảnh minh họa, học sinh dễ hình dung và ghi nhớ các khái niệm về hình nón như: đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh, đường cao, mặt cắt song song với đáy của hình nón và có khái niệm về hình nón cụt.
- Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình nón, hình nón cụt để làm các bài tập vận dụng. 
- Biết suy luận, phân tích và tính toán cẩn thận khi làm việc, áp dụng, liên hệ những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tế. 
- Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
C. Phần mềm sử dụng 
Hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring,...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh riêng, quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC vv.
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation)....
Để hoàn thành bài giảng trực tuyến này, ngoài Adobe presenter 11 tôi còn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ khác như: Camtasia Studio 8 (phần mềm biên tập âm thanh, video), FSCapture.exe (phần mềm chụp màn hình), Cool_Edit_Pro(Phần mềm đổi đuôi), Boilsoft Video Joiner, Ultra Video Splitter(phần mềm xử lý video), một số phần mềm sử dụng vẽ hình hình học(Sketchpad), mô phỏng,...
D. Tóm tắt nội dung của chủ đề 
Hình nón
Mục tiêu: Biết cách tạo ra hình nón, nhận biết được trên hình nón các yếu tố: đáy, mặt xung quanh, đường sinh, đỉnh của hình nón 
Để làm được điều này tôi đã thiết kế như sau: 
Sử dụng video, mô phỏng tam giác vuông quay quanh cạnh góc vuông để tạo thành hình nón. 
Dựa vào hình vẽ giới thiệu các khái niệm về đáy, mặt xung quanh, đường sinh, đỉnh của hình nón 
Cho học sinh quan sát một số hình ảnh thực tế về hình nón 
Làm bài tập nhận biết các yếu tố của hình nón thông qua dạng bài tập trắc nghiệm. kéo thả, ngoài ra còn một số bài tập dạng trắc nghiệm tính bán kính, độ dài đường sinh, chiều cao.
Diện tích xung quanh hình nón
Mục tiêu: Học sinh biết cách tính diện tích xung quanh hình nón 
Để học sinh nhớ được công thức này tôi đã làm như sau: 
Cho học sinh quan sát flas mô phỏng hình nón khai triển thành hình quạt để học sinh thấy mối quan hệ giữa diện tích hình quạt sau khi khai triển với diện tích xung quanh hình nón ban đầu từ đó hình thành công thức tính diện tích xung quanh hình nón
So sánh với công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều để thấy mối quan hệ giữa hai công thức. 
 Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh hình nón vào làm bài tập trắc nghiệm tính diện tích xung quanh của một số hình, vật thể trong thực tế cuộc sống. 
Thể tích hình nón
Mục tiêu: Học sinh biết cách thiết lập công thức tính thể tích hình nón thông qua thực nghiệm
Để đạt được điều này, tôi đã thực hiện như sau: 
Giới thiệu cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm cần dùng, hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
Cho học sinh quan sát video làm thí nghiệm minh họa từ đó rút ra kết luận về công thức tính thể tích hình nón 
Cho học sinh quan sát trực quan khi mô phỏng mối quan hệ giữa thể tích hình nón và thể tích hình trụ bằng phần mềm Geogebra 3D 
Hướng dẫn học sinh một số ví dụ để học sinh biết cách trình bày bài làm sau đó học sinh làm một số bài tập thực tế có vận dụng công thức tính thể tích hình nón kết hợp với kiểm tra kiến thức cũ về diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ. 
Hình nón cụt 
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được hình nón cụt và các yếu tố, đặc điểm của hình nón cụt.
Để đạt được điều này, tôi đã: 
Giới thiệu khái niệm hình nón cụt thông qua video mô phỏng cắt hình nón bởi mặt phẳng song song với đáy. 
Nêu các yếu tố của hình nón cụt: đáy, đường sinh, bán kính 
Quan sát một số hình ảnh thực tế có hình nón cụt
Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón cụt
Mục tiêu: Học sinh nhớ công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón cụt để làm bài tập và ứng dụng vào thực tế. 
Hướng dẫn học sinh cách tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón cụt, chỉ yêu cầu học sing ghi nhớ công thức.
Vận dụng công thức vào làm các bài tập thực tế
Củng cố 
Nhắc lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài thông qua sơ đồ tư duy
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm củng cố toàn bài 
Nhận xét, đánh giá kết quả học sinh
Video dặn dò và hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà 
III/ KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành,..v..v 
Qua bài giảng này, tôi hy vọng sẽ tạo cho các em hứng thú học tập, giúp các em nắm được bài học một cách dễ dàng hơn và đặc biệt các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái, các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng nhận xét cụ thể giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức.
Để bài giảng được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn! 
 Kon Tum ngày 24 tháng 10 năm 2016
 Người trình bày
 Mai Hồng Thương

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_hinh_hoc_lop_9_hinh_non_hinh_non_cut_dien_t.doc