Bài thuyết trình Sinh học Lớp 9 - Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật - Vương Thị Hồng Thắm

Bài thuyết trình Sinh học Lớp 9 - Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật - Vương Thị Hồng Thắm

1. Chọn phần mềm thiết kế

Hiện nay việc sử dụng công nghệ thông tin là một nhu cầu cấp thiết và không thể thiếu với mọi người và với mỗi giáo viên. Ngoài việc soạn bài trên powerpoint để dạy trực tiếp cho học sinh hàng ngày thì giáo viên chúng ta cần hướng tới giảng dạy để học sinh có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Và với thời đại ngày nay, có rất nhiều phần mềm có thể đáp ứng điều đó. Nhưng bản thân tôi thấy với sự phối hợp nhuần nhuyễn và hợp lí giữa powerpoint và Adobe Presenter thì sẽ phát huy được thuận lợi cho giáo viên trong việc soạn giảng và tiện lợi cho học sinh trong việc học trực tuyến. Qua đó, học sinh sẽ chiếm lĩnh được kiến thức một cách tích cực.

2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:

- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.

- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.

- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.

 

doc 5 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Sinh học Lớp 9 - Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật - Vương Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Tác giả (nhóm): Vương Thị Hồng Thắm	 Điện thoại: 01684270095
- Email: vuonghongtham07@gmail.com
- Tên sản phẩm: Giáo án Sinh học 9 – Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- Tên lĩnh vực : Sinh học
- Tên trường: THCS Bình Thịnh – Huyện Đức Thọ – Tỉnh Hà Tĩnh
II. PHẦN THUYẾT TRÌNH
1. Chọn phần mềm thiết kế
Hiện nay việc sử dụng công nghệ thông tin là một nhu cầu cấp thiết và không thể thiếu với mọi người và với mỗi giáo viên. Ngoài việc soạn bài trên powerpoint để dạy trực tiếp cho học sinh hàng ngày thì giáo viên chúng ta cần hướng tới giảng dạy để học sinh có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Và với thời đại ngày nay, có rất nhiều phần mềm có thể đáp ứng điều đó. Nhưng bản thân tôi thấy với sự phối hợp nhuần nhuyễn và hợp lí giữa powerpoint và Adobe Presenter thì sẽ phát huy được thuận lợi cho giáo viên trong việc soạn giảng và tiện lợi cho học sinh trong việc học trực tuyến. Qua đó, học sinh sẽ chiếm lĩnh được kiến thức một cách tích cực.
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.
- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.
2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng 
a. Ngoài 2 slide giới thiệu, tất cả các slide đều hướng học sinh tập trung vào nội dung học tập. 
b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. 
c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman.
d. Hệ thống bài giảng theo trình tự các nội dung của bài.
e. Mỗi câu hỏi đều có nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và chưa hoàn thành nội dung gì.
2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia
a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành )
b. Có các video ghi hình giáo viên giới thiệu bài, và ghi giọng nói của giáo viên khi chuyển các hoạt động, 
c. Có hình ảnh trong các bài tập minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học.
d. Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn HTLM 5 theo thể lệ quy định của Bộ giáo dục đào tạo. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam.
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV
Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học.
Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học.
Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học.
III. TÓM TẮT BÀI GIẢNG (thông qua các slide) 
Tiết 45 ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU 
GIỮA CÁC SINH VẬT 
---o0o---
Slide 1: Trang giới thiệu thông tin giáo viên.
Slide 2: Video giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu cần đạt của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Slide 3: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh hình “những cây sống cùng nhau trong rừng và tranh hình cây đứng riêng lẻ” tham gia bài tập chọn đáp án đúng “Đối với thực vật sống thành nhóm với mật độ thích hợp, có lợi gì so với sống riêng rẽ”.
HS tích vào hình tròn nhỏ trước các đáp án A, B, C, D để chọn, nếu đúng nhấn bất kì chỗ nào để tiếp tục, nếu trả lời sai thì có thể xóa đi chọn lại hoặc nếu không trả lời được thì cũng có thể bỏ qua.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh hình các nhóm động vât tham gia bài tập chọn đáp án đúng “Động vậtt sống thành bầy đàn trong tự nhiên có lợi ích gì”.
HS nhấn vào nút tam giác nhỏ cuối ô hình chữ nhật sau đó nhấn nút kiểm tra, nếu đúng nhấn bất kì chỗ nào để tiếp tục, nếu sai nhấn nút xóa và làm lại, nếu không trả lời được thì cũng có thể bỏ qua.
. Slide 4: Chiếu tranh hình “Hiện tượng liền rễ ở cây thông” và hoạt động “bắt cá của bồ nông” yêu cầu HS đọc thông tin, suy nghĩ sau đó rút ra kết luận về tác dụng của lối sống quần tụ ở sinh vật.
Slide 5: Cho HS theo dõi đoạn phim ngắn để thấy được sự hỗ trợ nhau tìm kiếm thức ăn của đàn kiến.
Slide 6: GV nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ “ Số lượng cá thể của loài ở mức độ nào thì giữa các cá thể cùng loài có quan hệ hỗ trợ ? Khi vượt quá mức đó sẽ xảy ra hiện tượng gì ?
Sau một thời gian GV chiếu thông tin phản hồi cho HS đọc và tự kiểm tra lại câu trả lời của mình từ đó GV giới thiệu về quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Slide 7: GV mời HS theo dõi đoạn phim ngắn để thấy được mối quan hệ cạnh tranh của sinh vật cùng loài.
Slide 8: GV đưa thông tin về hiện tượng tỉa thưa ở thực vật và tách đàn ở động vật
Yêu cầu HS làm bài tập chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi “ Đối với động vật, hiện tượng một số nhóm cá thể cùng loài tách ra khỏi nhóm có tác dụng gì ? 
HS tích vào hình tròn nhỏ trước các đáp án A, B, C để chọn, sau đó nhấn nút kiểm tra, nếu đúng nhấn bất kì chỗ nào để tiếp tục, nếu sai nhấn nút xóa và làm lại, nếu không trả lời được thì cũng có thể bỏ qua, hoặc nếu không trả lời được thì cũng có thể bỏ qua.
Slide 9: GV giúp HS kết luận về mối quan hệ cùng loài sinh vật.
Slide 10: Chiếu tranh và thông tin về ứng dụng mối quan hệ cùng loài trong chăn nuôi vịt, chăn nuôi lợn.
Slide 11: GV giới thiệu về mối quan hệ khác loài và yêu cầu HS làm bài tập “Nối thông tin ở cột B và cột A sao cho phù hợp”.
HS có thể dùng chuột để kéo nội dụng A, B, C, D, E thả vào ô vuông nhỏ trước tên các mối quan hệ trong cột A hoặc đánh trực tiếp A, B, C, D, E vào mỗi ô trống sau đó nhấn nút kiểm tra, nếu đúng nhấn bất kì chỗ nào để tiếp tục, nếu sai nhấn nút xóa và làm lại, nếu không trả lời được thì cũng có thể bỏ qua.
Slide 12: Bảng hệ thống các đặc điểm của các loài sinh vật
Slide 13: Củng cố kiến thức đã học bằng bài tập kéo thả các thông tin đã cho phù hợp vào bảng sau đó nhấn nút kiểm tra, nếu đúng nhấn bất kì chỗ nào để tiếp tục, nếu sai nhấn nút xóa và làm lại, nếu không trả lời được thì cũng có thể bỏ qua.
Slide 14: GV chiếu hình ảnh và thông tin “cây tầm gửi sống bám trên thân cân gỗ” yêu cầu HS xác định đây là mối quan hệ nào rồi chiếu đáp án.
Slide 15: GV chiếu video và thông tin “hươu, nai hổ sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu nai bị không chế bởi số lượng hổ” yêu cầu HS xác định đây là mối quan hệ nào rồi chiếu đáp án.
Slide 16: GV chiếu video và thông tin “cây nắp ấm bắt côn trùng” yêu cầu HS xác định đây là mối quan hệ nào rồi chiếu đáp án.
Slide 17: GV chiếu hình ảnh và thông tin “Giun đũa sống trong ruột người, nấm trên khoai tây, cà chua” yêu cầu HS xác định đây là mối quan hệ nào rồi chiếu đáp án.
Slide 18: GV hệ thống bằng sơ đồ mối quan hệ khác loài rồi nêu câu hỏi “ Sự sai khác chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các loài sinh vật khác loài là gì ?” HS suy nghĩ. 
Slide 19: Thông tin cho HS về sự sai khác chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các loài sinh vật khác loài.
Slide 20: GV nêu câu hỏi “Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì ?”
HS suy nghĩ. Sau đó GV chiếu thông tin phản hồi.
Slide 21: GV nêu câu hỏi “Trong lâm nghiệp và nông nghiệp con người đã lợi dụng mối qun hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì ? Điều đó có ý nghĩa gì?”
HS suy nghĩ. Sau đó GV chiếu thông tin phản hồi.
Slide 22: GV giới thiệu thêm thông tin vầ một số thiên địch giúp làm giảm khả năng sâu bệnh của cây trồng.
Slide 23: GV nêu câu hỏi “Trong lâm nghiệp và nông nghiệp con người đã lợi dụng mối qun hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì ? Điều đó có ý nghĩa gì?”
HS suy nghĩ. Sau đó GV chiếu thông tin phản hồi.
Slide 24: GV yêu cầu HS tìm thêm một số ví dụ minh họa quan hệ khác loài. GV giới thiêu thêm về mối quan hệ giữa kiến và cây keo.
Slide 25: GV cung cấp thông tin về vận dụng mối quan hệ của các loài sinh vật trong kỹ thuật “nuôi cá trong ao để có năng suất cao”.
Slide 26: Kết thúc bài học GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức của bài.
Slide 27: Thông tin về tài liệu tham khảo.
Slide 21:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_sinh_hoc_lop_9_anh_huong_lan_nhau_giua_cac.doc