Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 9

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 9

A.MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

1. Kỹ năng ngôn ngữ:

1.1. Kỹ năng nghe:

Nghe hiểu các đoạn độc thoại, đối thoại về các chủ đề thuộc đời sống hàng ngày, gồm chủ yếu các kỹ năng sau:

- Nghe để nắm thông tin khái quát (listening for general information).

- Nghe để nắm thông tin chi tiết (listening for detailed information).

1.2. Kỹ năng đọc:

- Đọc hiểu nội dung chính các đoạn văn có liên quan đến các chủ điểm đã học trong chương trình Tiếng Anh THCS.

- Đọc hiểu các văn bản ngắn, các văn bản mang tính chất thực tiễn như: quảng

cáo, thông báo,

Gồm chủ yếu các kỹ năng sau:

+ Đọc để nắm thông tin tổng quát (Reading for general information).

+ Đọc để nắm thông tin chi tiết (Reading for detailed information).

+ Đọc lướt để nắm thông tin đặc biệt (Scaning for specific information).

1.3. Kỹ năng viết:

- Viết có hướng dẫn các đoạn văn ngắn theo chủ điểm của chương trình.

- Viết để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân (viết thư cho bạn, người thân, )

2. Kiến thức ngôn ngữ:

Tất cả các kiến thức có liên quan trong chương trình tính đến thời điểm tổ chức thi, có nâng cao ở một số nội dung. Tuy nhiên, cần tập trung các kiến thức ngôn ngữ sau:

2.1. Từ vựng:

- Phrasal verbs

- Common idioms

- Words in context

- Words in common topics: personal information, education, community, health, recreation, the world around us, ect.

 

doc 14 trang hapham91 62102
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
MÔN TIẾNG ANH LỚP 9
A.MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
1. Kỹ năng ngôn ngữ:
1.1. Kỹ năng nghe:
Nghe hiểu các đoạn độc thoại, đối thoại về các chủ đề thuộc đời sống hàng ngày, gồm chủ yếu các kỹ năng sau:
- Nghe để nắm thông tin khái quát (listening for general information).
- Nghe để nắm thông tin chi tiết (listening for detailed information).
1.2. Kỹ năng đọc:
- Đọc hiểu nội dung chính các đoạn văn có liên quan đến các chủ điểm đã học trong chương trình Tiếng Anh THCS.
- Đọc hiểu các văn bản ngắn, các văn bản mang tính chất thực tiễn như: quảng
cáo, thông báo, 
Gồm chủ yếu các kỹ năng sau:
+ Đọc để nắm thông tin tổng quát (Reading for general information).
+ Đọc để nắm thông tin chi tiết (Reading for detailed information).
+ Đọc lướt để nắm thông tin đặc biệt (Scaning for specific information).
1.3. Kỹ năng viết:
- Viết có hướng dẫn các đoạn văn ngắn theo chủ điểm của chương trình.
- Viết để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân (viết thư cho bạn, người thân, )
2. Kiến thức ngôn ngữ:
Tất cả các kiến thức có liên quan trong chương trình tính đến thời điểm tổ chức thi, có nâng cao ở một số nội dung. Tuy nhiên, cần tập trung các kiến thức ngôn ngữ sau:
2.1. Từ vựng:
- Phrasal verbs
- Common idioms
- Words in context
- Words in common topics: personal information, education, community, health, recreation, the world around us, ect.
2.2. Ngữ pháp:
*Tenses.
*Modal auxiliaries and similar expressions with can, could, may, might, must , shall, should, ought to, will, would, had better, would rather, 
*Gerunds and infinitives
1. Using gerunds as the objects of prepositions.
2. Common Verbs followed by gerunds.
3. Common Verbs followed by infinitives.
4. Common Verbs followed by either infinitives or gerunds.
5. Infinitives of purpose: IN ORDER TO
6. Passive and past forms of infinitives and gerunds.
7. Using gerunds or passive infinitives following NEED.
8. Using a possessive to modify a gerund.
9. Using the simple form after “LET” and “HELP”.
10. Using causative Verbs: MAKE, HAVE, GET.
*Comparison:
1. Equal
2. Comparative
3. Superlative
*THE PASSIVE
- Present simple
- Past simple
- Present perfect
- Modal Verbs 
- Present progressive
- Past progressive
*Clauses after wish or if not
*Phrases – clauses
1. Purpose
2. Result
3. Reason
4. Concession
*Relative Clauses
1. Using subject pronouns who, which, that.
2. Using objective pronouns who(m), which, that.
*Conditional sentences:
1. type 1
2. type 2
3. type 3
* Indirect speech
*Tag questions
*Prepositions and phrasal Verbs 
*Connectives
*Stypes
B.CẤU TRÚC ĐỀ THI
TT Câu
Nội dung
Điểm
Ghi chú
I.
II.
Part 1: Listening
Monologue(s)/ Conversation(s)
Monologue(s)/ Conversation(s)
3 điểm
I.
II.
III.
Part 2: Language focus
Circle the correct answer (A, B, C or D) to complete each of the following sentences (Multiple choice - 10 sentences)
Circle the correct answer (A, B, C or D) to complete the following passage (1 passage - 10 gaps)
Sentence transformation (10 sentences)
2 điểm
2 điểm
3 điểm
Có từ gợi ý
I.
II.
III.
Part 3: Reading
Cloze (1 passage - 10 gaps)
MCQ Reading comprehension task (150-180 words)
Other kinds of reading task (120-150 words)
2 điểm
2 điểm
1 điểm
Không có từ gợi ý
(Không lặp lại Part 2.II)
Part 4: Writing (1 task)
Write paragraphs / a letter (150-180 words; topics in grades 8, 9)
3 điểm
Part 5: Speaking (topics in grade 8, 9)
2 điểm
Cộng
20 điểm
C. NGUỒN TÀI LIỆU (SOURCES OF TEACHING MATERIALS)
- Bài tập bổ trợ, nâng cao tiếng Anh 9 (2 quyển)
- Bài tập bổ sung tiếng Anh 9.
- Bài tập nâng cao tiếng Anh và luyện thi vào lớp 10.
- Bài tập ôn luyện tiếng Anh 9.
- Bài tập ôn tập, cũng cố kiến thức tiếng Anh 9.
- Bài tập thực hành tiếng Anh 9.
- Bài tập tiếng Anh 9 (Mai Lan Hương / Lưu Hằng Trí / Nguyễn Thị Cẩm Uyên)
- Bài tập trắc nghiệm tiếng anh 9.
- Bài tập trắc nghiệm tiếng Anh tổng quát thi vào lớp 10 và chuyên ngữ.
- Bộ đề ôn luyện trắc nghiệm khách quan tiếng Anh 9.
- Bộ sưu tập các đề thi của Huyện, Tỉnh Bạc Liêu và các Huyện, Tỉnh khác.
- Bộ đề trắc nghiệm tiếng Anh trung học cơ sở.
- Bộ đề ôn luyện tiếng Anh trung học cơ sở dành cho ôn thi vào lớp 10.
- Các bài kiểm tra và ôn tập tiếng Anh 9.
- Chuyên đề cách dùng thì trong tiếng Anh.
- Chuyên đề cách sử dụng từ trong tiếng Anh.
- Chuyên đề câu bị động trong tiếng Anh
- Chuyên đề câu gián tiếp trong tiếng Anh. 
- Chuyên đề bồi dưỡng tiếng Anh 9.
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG THCS môn tiếng Anh.
- Chuyên đề giới từ tiếng Anh.
- Đề kiểm tra tiếng Anh 9.
- Chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh và bài tập trắc nghiệm tiếng Anh thực hành.
- Hướng dẫn làm bài trắc nghiệm đọc hiểu.
- Kiến thức cơ bản và câu hỏi trắc nghiệm tiếng Anh 9.
- Mở rộng vốn từ và các dạng bài tập đọc hiểu tiếng Anh 9.
- 30 bài kiểm tra tiếng anh 9
- 120 bài đọc hiểu tiếng Anh.
- 670 câu trắc nghiệm, 730 câu hỏi và bài tập kèm theo.
- Tuyển tập đề thi tiếng anh trình độ B.
- Tuyển chọn đề thi HSG trung học cơ sở.
- Tuyển chọn các đề thi tiếng Anh. (tuyển sinh lớp 10 chuyên)
- Trắc nghiệm kiến thức tiếng Anh trung học cơ sở.
- Understanding and using English grammar.
D. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
	I. Thực trạng
	Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những công tác trọng tâm trong các trường THCS. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học. Làm tốt công tác này sẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường, góp phần tạo uy tín của nhà trường đối với ngành và cha mẹ học sinh, tạo hiền tài cho đất nước.
Người giáo viên THCS ngoài nhiệm vụ thực hiện chương trình theo qui định của Bộ GD-ĐT còn có nghĩa vụ phát hiện, chăm bồi đối tượng học sinh giỏi bộ môn mình phụ trách. Điều đó cũng là vinh dự đối với mỗi nhà giáo trong việc xây dựng uy tín đối với đồng nghiệp và học sinh, góp phần nhỏ bé tạo thành tích cho ngành giáo dục địa phương, đồng thời giúp cho học sinh định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi gắn liền với chất lượng mũi nhọn của trường. Ý thức được điều đó tôi càng quyết tâm hơn trong việc bồi dưỡng HSG.
 	Đối với công tác này, tôi có những điểm thuận lợi cần thiết như sau: 
- Các cấp lãnh đạo ngành thường xuyên mở sinh hoạt chuyên đề cụm, thao giảng cụm, hội thi, tất cả đem lại chất lượng thiết thực cho giáo viên: tinh thần hòa nhập, sáng tạo, mạnh dạn giao lưu học hỏi kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp trong và ngoài trường, phát triển tay nghề.
 	- Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ, quan tâm kịp thời hiểu tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của giáo viên. Từ đó tạo tâm lí thoải mái, tự tin trong công tác bồi dưỡng của giáo viên.
 	- Học sinh tham gia bồi dưỡng có tinh thần chịu học, vâng lời giáo viên, trách nhiệm.
 	Bên cạnh đó, tôi còn gặp phải những khó khăn:
- Trường chúng tôi có số lượng học sinh yếu hằng năm nhiều. Do đó việc lựa chọn, thành lập đội tuyển học sinh giỏi cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, vài năm gần đây có học sinh giỏi môn Tiếng Anh nhưng PHHS chọn cho thi các môn khác như (Toán, Hóa .) là do PHHS xác định con em sẽ chọn theo ngành y khoa hay dược học trong tương lai.
+ Bản thân đôi khi cũng thoáng buồn vì trong suốt bốn năm học (từ lớp 6 đến lớp 9) vẫn không thuyết phục được một vài PHHS cho học sinh thi HSG Tiếng Anh.
+ Học sinh đậu HSG Tiếng Anh vòng Tỉnh, nhưng khi thi tuyển sinh lớp 10 (ở môn Tiếng Anh) lại thấp điểm hơn các bạn HSG môn Toán hay Văn cùng lớp.
+ Học sinh thi IOE (lớp 6) đậu điểm cao nhất Huyện, nhưng lại không thi môn Tiếng Anh lại chọn thi môn Hóa học 8. Và ngay cả khi không có GV ôn môn Hóa học 8 thì em học sinh ấy vẫn không đồng ý thi môn Tiếng Anh thay thế. 
+ PHHS có con đậu giải Nhất Tiếng Anh 9 vòng Huyện nhưng không có vẻ vui mừng cho lắm, mà chỉ hỏi GVBM rằng tại sao cháu trai chỉ đậu giải Ba ở môn Toán mà thôi.
+ Học sinh phải thi cạnh tranh với các lớp chuyên Anh hay chất lượng cao trong Huyện, Tỉnh bởi vì kết quả vòng Tỉnh xếp từ trên xuống thấp (không phân biệt Học sinh ở bảng A hay B).
- HS làm trên đề thi ở kỳ thi chọn HSG vòng Tỉnh nên giáo viên không thể sưu tầm đề thi vòng Tỉnh ở những năm gần đây.
- Học tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp học. Thế nhưng học sinh hầu như chỉ tập trung vào các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa, sinh ít chú ý trau dồi môn tiếng Anh. Học sinh chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà chưa chuyên tâm. Vì vậy để học sinh học giỏi tiếng Anh và có được những kĩ năng cần thiết để học tốt tiếng Anh, đặc biệt là trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh đạt được kết quả cao là điều khó khăn cho giáo viên bồi dưỡng.
- Giáo viên tiếng Anh trong tổ đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình. Tuy nhiên, do tình hình thực tế của trường như đã nêu, các năm qua công tác học sinh giỏi hầu như chưa được phát huy. Tuyển chọn học sinh vào đội tuyển các môn đã khó, vào môn Tiếng Anh lại càng khó hơn. Các em còn nặng tư tưởng chú trọng đầu tư các bộ môn khoa học tự nhiên. Trong điều kiện “nhặt lá tìm sâu”, nhưng những năm qua với quyết tâm cố gắng đem thành tích về cho nhà trường, tôi trực tiếp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển Tiếng Anh, kết quả đạt được khá khả quan.
	II. CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
	1. Về phía nhà trường
	- Ban Giám Hiệu Trường THCS Vĩnh Mỹ A xem việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường là công tác mũi nhọn. Vì vậy ngay từ đầu năm học BGH đã chỉ đạo kịp thời, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và định hướng cho giáo viên và học sinh bồi dưỡng.
	- Nhà trường cũng ưu tiên cử chọn các giáo viên trong tổ Tiếng Anh tham gia học các lớp bồi dưỡng cốt cán để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần tham gia có hiệu quả vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tăng cường trao đổi, giao lưu với các trường để học hỏi kinh nghiệm và phát huy năng lực phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của trường.
	2. Về phía giáo viên
	- Bản thân thường dạy các lớp 6 đại trà, do đó tôi sẽ ghi chép danh sách HSG Tiếng Anh ngay từ năm lớp 6 và theo dõi sát sao quá trình học của các em ở môn Tiếng Anh từ lớp 6 đến cuối năm lớp 8.
	- Ôn HSG từ lúc nghỉ hè, lồng ghép vào các buổi dạy tự chọn hay ít phút nâng cao ở lớp 9A.
	- Giao bài tập sau khi kết thúc giờ học chính khóa.
	- Ôn HSG gần như xuyên suốt các buổi chiều trong tuần.
	- Giao các chủ đề nói, các bài luận cho học sinh về nhà tự soạn (HS có thể tham khảo trên mạng Internet) và dành thời gian sửa bài cho học sinh.
	- Bồi dưỡng phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện mình hơn về mọi mặt.
	- Tích cực tự học, tự tìm hiểu nội dung chương trình, nguồn tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Căn cứ kết quả xếp loại và điểm trung bình môn đối với bộ môn dự thi, căn cứ vào giờ học, thái độ học tập trên lớp, căn cứ vào các bài kiểm tra cũng như kết quả thi chọn HSG vòng trường mà BGH tuyển chọn đội tuyển môn Tiếng Anh chính thức để đi dự thi cấp Huyện.
	- Chấm bài, sửa bài, trả bài cẩn thận, công bằng.
	- Luôn khích lệ học sinh, nhất là khi các em có tiến bộ dù ít hay nhiều.
	- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tăng cường cho thêm bài tập nâng cao, giới thiệu hoặc cung cấp tài liệu tham khảo cho học sinh tự học, tự làm bài theo gợi ý của giáo viên. Hằng tháng, giáo viên tiến hành kiểm tra để khảo sát khả năng của các em, giáo viên chấm bài kĩ, nhận xét và sửa chữa cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm.
	- Giáo viên tăng cường đầu tư cho học sinh có đủ kiến thức - kĩ năng tham dự thi học sinh giỏi, phần lớn dựa vào tâm huyết của giáo viên tham gia giảng dạy là chính. 
- Chính nhờ nỗ lực và cả sự say mê của cả thầy và trò nên việc bồi dưỡng các 
năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, chứng tỏ học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển của trường đủ tầm để có thể tham gia vào kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.
- Học sinh được tuyển chọn, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn văn hóa, ngoài việc được trang bị kiến thức nâng cao trong một bộ môn để tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp còn được thầy cô giáo định hướng, phát huy sở trường cho các cấp học cao hơn cũng như hướng nghiệp sau khi rời khỏi ghế nhà trường. 
- Trong công tác tuyển chọn cũng cần lưu ý về vấn đề tâm lý học sinh. Tâm lí vững vàng, bình tĩnh, tự tin thì bài làm sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại tâm lí hoang mang, dao động, sợ sệt thì chất lượng bài làm sẽ không cao. Bởi vậy, giáo viên ôn luyện cũng phải biết trấn tĩnh niềm tin cho đối tượng ôn thi.
- Treo giải thưởng (quà tặng) đối với mỗi giải đạt được cho học sinh (từ thấp đến cao), nhằm khích lệ tinh thần và cũng là một phần động lực học tập cho học sinh.
	3. Về phía học sinh bồi dưỡng
	- Các em ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng không chỉ giúp các em nâng cao sự hiểu biết của mình về chuyên môn mà còn giúp các em đạt được những kết quả cao trong kì thi HSG Huyện và Tỉnh sắp tới đem vinh quang về cho bản thân, gia đình, nhà trường và địa phương. Bên cạnh đó, các em đạt giải cao được cộng điểm ưu tiên khi nộp hồ sơ tuyển sinh.
	- Vì vậy, các em phải chuyên tâm, chuyên cần trong bồi dưỡng. Tham khảo thêm nguồn tài liệu mà thầy cô giới thiệu thêm.
	- Tạo tâm lí vững vàng, bình tĩnh, tự tin thì bài làm kiểm tra, bài thi, tránh hoang mang, dao động mà ảnh hưởng đến kết quả thi.
	III. Kế hoạch và nội dung bồi dưỡng
	Phần 1. Lý thuyết (5 buổi)
	Buổi 1: Tenses and passive form- Special passive structures.
	1. Basic passive structures (9 structures)
Kinds
Structure
- Simple Present
S + am/ is / are + P2
- Simple Past
S + was/ were + P2
- Present Continuous
S + am/ is/ are + being + P2
- Past Continuous
S + was/ were + being + P2
- Present Perfect
S + has/ have + been + P2
- Past Perfect
S + had + been + P2
- Simple future
S + will + be + P2
- Future Perfect
S + will + have + been + P2
- Modals
S + modal + be + P2
	2. Special passive structures (10 structures)
	- It + be + [said] that + Clause
	- It + be + adj + V-inf → S + modal + be + P2
	- S + modal + have + been + P2
	- S + be + seen/ heard + to + V-inf
	- S + be + seen/ heard + V-ing
	- S + let + O + V-inf → S + be + allowed + to
	- S + have/ get + O + P2
	- S + begin/ continue + to be + P2
	- S + like/ don’t like + being + P2
	- S + with suggest, advise, recommend + V- ing → should be + P2
	- with no - one, nobody, never, hardly, seldom., rarely . → Negative passive.
 Buổi 2: Reported speech - Subordinate Clauses- Modal auxiliaries + Perfect infinitive
	1. Regulation
	a. No changes on verb tenses.
	b. Changes on verb tenses
	2. Indirect Reported and Structures
	a. Commands
	b. Statements
	c. Yes/ No Questions
	d. WH – Questions
	e. Advice
	f. suggestions
	g. Offers
	h. Asking for Permissions
	i. Reminding
	j. Invitations
	k. Imperatives
	l. Greetings
	m. Wishes
	n. Exclamation
	o. Apologies
	p. Thanks
	q. Tag Questions
	3. Modal auxiliaries + Perfect infinitive
	1. Must have + P2: Chắc rằng đã
	2. May / Might/ Could + have + P2: Có lẽ là
	3. Can’t have + P2: Chắc rằng không
	4. Need have + P2: Lẽ ra phải
	5. Needn’t have + P2: Lẽ ra không cần
	6. Should have + P2: Lẽ ra nên làm
	7. Ought to have + P2: Lẽ ra nên làm
	8. Shouldn’t have + P2: Lẽ ra không nên làm.
	Buổi 3: Inversions – Comparisons- Word stress.
 	1. Inversions
 	2. Comparisons
 -. Exqual comparison
 - Comparative
 - Superlative
	- Double comparison
	- Special comparison
	- Comparison of similarity.
	Buổi 4: Conditional sentences- Special conditional sentences, Wish sentences.
 1. Basic conditional structures (5 types)
Type
If – clause
Main clause
0
S + do/ does/ can
S + do/ does/ can
1
S + do/ does/ have done/ has done
S + will/ shall/ can/ may + V-inf
2
S + were/ did..
S + would/ could + V-inf
3
S + had done
S + would/ could + have done
Mixed
S + had done
S + would/ could + V-inf
 	2. Conditional sentences without “IF”
	+ Type 1: Should + S + V – inf
	+ Type 2: Were + S + .
	+ Type 3: Had + S + P2 
 Had + S + not + P2 
 	3. Special conditional sentences. (9 types)
	+ Unless = if .not
	+ Miễn là
Providing
 Provided
On condition
As long as
So long as
That
clause
	+ Suppose = giả dụ
	+ Otherwise = nếu không thì
	+ Without = không, không có
	+ But for = nếu không vì, nếu không có
	+ If only = giá mà
	+ Only if = chỉ nếu như (vế sau đảo ngữ)
	+ But = nhưng, nhưng vì
	Buổi 5. Relative pronouns – word formation – some difficult structures.
 	+ Word formations
	1. Noun formations
	2. Adjective formations
	3. Verb formations
	4. Adverb formations
 	+ Structures
	1. too to
	2. enough to 
	3. ... so that 
	4. such that 
	5. It + take + O + time + to V 
	6. It’s time + S + V2
	7. It’s time for + O + to + V 
	8. Used to + V-inf
	9. Be / get used to + V-ing
	10. S + would rather + V 
	11. S + would rather + S + V2
	12. S + prefer + O + to + O
	13. S + prefer + V-ing + to + V-ing
	14. neither nor 
	15. either or 
	16. not only but also 
	Phần 2: Các dạng bài tập và làm một số đề thi HSG. 
	a. Các dạng bài tập và cấu trúc đề thi tham khảo
	I. Nghe: 
	- Nghe điền thông tin. 
	- Nghe xác định thông tin, đúng sai . 
	- Nghe chọn câu trả lời đúng.
	II. Ngữ pháp, từ vựng
	1. Ngữ pháp - Từ vựng.
	- Chọn từ, cụm từ đúng để hoàn thiện câu. 
	2. Chức năng ngôn ngữ.
	- Xác định câu hỏi, câu trả lời, lời đáp phù hợp với câu đưa ra.
	- Ghép câu hỏi với câu trả lời, lời đáp phù hợp.
	III. Đọc hiểu 
 	- Chọn từ, cụm từ đúng cho mỗi chỗ trống trong đoạn văn. 
 	- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đọan văn. (Có hoặc không có từ gợi ý). 
	- Đọc đoạn văn và chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. 
	IV. Viết 
	- Viết lại câu giữ nguyên nghĩa với câu gốc, bắt đầu bằng từ cho sẵn.
	- Sử dụng từ gợi ý để viết câu hoàn chỉnh. 
	- Viết thư, viết đoạn văn theo chủ đề.
	b. Giải một số đề thi HSG các cấp. (Đây là phần trọng tâm)
	Giáo viên sưu tầm ngân hàng đề thi cấp huyện và tỉnh nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề có nhiều điểm mới, hay và hữu ích.
	Phần 3: Hướng dẫn học sinh cách diễn thuyết theo chủ đề (Thi nói)
	a. Những mẫu cần thiết khi thuyết trình bằng tiếng anh
	I. INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU
	Good morning/ Afternoon ladies and gentlemen. (Chào buổi sáng quí ông/bà)
	Good morning/ Afternoon Mr / Mrs 
	I’m , from class . (Em là , đến từ )
 	Let me introduce myself; my name is , I’m from class (Để em tự giới thiệu, tên em là , học sinh lớp )
	II. INTRODUCING THE TOPIC. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
	- Today I am here to present to you about [topic] (Em ở đây hôm nay để trình bày với thầy cô về )
	- I would like to present to you [topic] (em muốn trình bày với thầy cô về )
	- As you all know, today I am going to talk to you about [topic] .(Như thầy cô đều biết, hôm nay em sẽ trình bày với thầy cô về )
	- I am delighted to be here today to tell you about (Em rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho thầy cô về )
	III. ORDERING. SẮP XẾP CÁC PHẦN
	- Firstly ... secondly ... thirdly ... lastly ... (Đầu tiên thứ hai thứ ba cuối cùng )
	- First of all then ... next after that finally ... (Đầu tiên hết sau đó tiếp theo sau đó cuối cùng )
	- To start with ... later ... to finish up ... (Bắt đầu với sau đó và để kết thúc )
	IV. ENDING. KẾT THÚC
	- Well, I've told you about ... (Vâng, em vừa trình bày với thầy cô về )
	- That's all I have to say about ... (Đó là tất cả những gì em phải nói về )
	- That brings us to the end of my presentation. (Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của em)
	V. THANKING YOUR AUDIENCE. CẢM ƠN THÍNH GIẢ
	- Thanks for your listening / for your attention. (Cảm ơn thầy cô đã lắng nghe / tập trung)
	- Thanks all for listening, it was a pleasure being here today. (Cảm ơn tất cả thầy cô vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.)
	- Well that's all from me. Thanks very much. (Vâng, phần của em đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.)
	- Many thanks for your attention. (Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của thầy cô)
	- May I thank you all for being such an attentive audience. (Cảm ơn thầy cô rất nhiều vì đã rất tập trung.)
	b. Một số topic thường gặp trong thi nói tiếng anh.
	- Retell the trip.
	- Benefit of watching TV.
	- What’s your favorite TV programme?
	- Talk about your best friend.
	- Talk about life in the countryside or life in the city.
	- Talk about the importance of the Internet.
	- Give opinion about the benefits of smart phone.
	- The importance of learning English.
	- Which subject do you like best at school? Why?
	- What do you find the most difficult when you study English?
	- Do you like wearing uniforms or casual clothes at school? Why?
	- What kinds of clothes do you usually wear when you go out?
	- Talk about activities you would do during the visit from a pen pal.
	- What should we do to save energy to celebrate Earth Hour?
	- Talk about the advantages of the internet.
	- Talk about preparations before the typhoon coming.
	- Is it necessary to have a day for dad and another for mom? Why?
	- Water is very important for all living things. Do you agree or disagree? Give your reasons.
	- What should teenagers do to help community nowadays./ Tell some volunteer activities which Ss should take part in.
	E. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiêng Anh trong tình hình hiện nay không thật dễ dàng. Song nếu có sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo, sự phối hợp đồng bộ giữa giáo viên và học sinh; sự kiên trì cố gắng của thầy và trò thì chúng ta sẽ đạt được những kết quả khả quan.
Thời gian qua, tôi trực tiếp dạy và thực hiện công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Tiếng Anh của trường. Hàng năm thành tích đạt giải ở các cấp đều có, điều đó tôi rất mừng vì đầu vào học sinh giỏi rất hạn chế, chọn-lập đội tuyển khó khăn, nhưng kiên trì thực hiện kế hoạch, tôi đã đạt kết quả khả thi, góp phần đẩy mạnh phong trào dạy tốt - học tốt của nhà trường, của ngành. 
Áp dụng phương án ôn luyện ở trên, tôi xin thống kê kết quả trong sáu năm qua đạt tỉ lệ học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh như sau:
Năm học
Cấp huyện
Cấp tỉnh
SL tham gia
SL đạt giải
SL tham gia
SL đạt giải
2014-2015
3
3
3
3
2015-2016
5
3
2
2
2016-2017
3
1
2017-2018
3
02
2
01
2018-2019
02
01
3
01
2019-2020
5
02
01
Không tổ chức thi vòng Tỉnh
	Ngoài ra, tôi cảm thấy rất vui và hãnh diện khi được PHHS mời dự tiệc mừng cho việc các em học sinh ấy đạt giải trong kì thi chọn HSG cấp Huyện, Tỉnh hay là đậu vào trường chuyên ở Bạc Liêu hay. Và cũng là sự tự hào, sự thơm lây về học sinh yêu quý của mình khi được các bạn ở trường THCS Hòa Bình ‘’phỏng vấn” rằng “Bạn Khang, Gia Hân ơi ! Sao các bạn học giỏi Tiếng Anh thế! Chia sẽ bí quyết cho bọn mình với!”- Ở kì thi IOE vòng Huyện.
F. PHẠM VI ÁP DỤNG
	Từ kết quả đạt được nêu trên, tôi tiếp tục học hỏi và rút kinh nghiệm cho các năm học tới, tôi vẫn tiếp tục định hướng tuyển chọn học sinh tham gia dự thi môn Tiếng Anh, nhằm phát huy đúng năng lực học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi người dạy biết phát hiện, lựa chọn đúng đối tượng học sinh, có tâm huyết với nghề và không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ luôn tự hoàn thiện mình, biết xác định kiến thức trọng tâm, biết dạy học sinh cách học. Biết phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Ổn định tâm lí tự tin, học tốt, đạt kết quả cao cho học sinh.
	Tôi vừa trình bày vài ý kiến, kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh, vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô lãnh đạo, đồng nghiệp bổ sung thêm cho sáng kiến kinh nghiiệm này được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn.
 Vĩnh Mỹ A, ngày 11 tháng 6 năm 2020
	Người thực hiện
	Huỳnh Thụy Hạ Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_anh_lop_9.doc