Đề kiểm tra chất lượng lần 4 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đồng Phú (Có đáp án)
1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình."
3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng lần 4 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đồng Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHƯƠNG MỸ TRƯỜNG THCS ĐỒNG PHÚ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS LỚP 9 LẦN 4 Môn: Ngữ văn Ngày 23/1/2021 Thời gian làm bài: 120 phút Đề bài: Phần I (6,0 điểm). Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổthơ. 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 3. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? 4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng – phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán (gạch chân và ghi rõ chú thích). 5. Kể tên một văn bản khác em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về hình ảnh người bà với nhiều phẩm chất cao đẹp, ghi rõ tên tác giả. Phần II: (4,0 điểm). Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011) 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình." 3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Biểu điểm: Phần I.Câu 1(1,0điểm);câu 2(0,5điểm);câu 3(1,0điểm); câu 4(3,0điểm);câu 5(0,5điểm) Phần II.Câu 1(1,0điểm);câu 2(0,5điểm);câu 3(2,5điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm Phần 1 (6,0 đ) 1 (1,0đ) - Học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp như SGK. - Chép sai câu thơ, sai từ : 2 lỗi trừ 0,25điểm 1,0 2 (0,5đ) - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết vào năm 1963, khi tác giả đang học ngành luật ở Liên Xô (cũ). 0,5 3 (1,0đ) - Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa: + Nghĩa tả thực: “Nhóm” là một hoạt động làm cho lửa bén vào chất đốt để tạo thành bếp lửa có thật trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê. + Nghĩa ẩn dụ: “Nhóm” là gợi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp,tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người. 0,5 0,5 4 (3,0đ) a.Về hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn T-P-H b.Về kiến thức tiếngViệt HS sử dụng đúng lời dẫn trực tiếp, câu cảm thán, gạch chân và ghi rõ chú thích. c.Về nội dung, nghệ thuật cần khai thác trong khổ thơ * Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà: - Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa. Học sinh khai thác được từ “lận đận”, “nắng mưa”. - Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫnvậy. - Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu. - Về nghệ thuật: + Thể thơ 8 chữ; + Từ láy “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa”; + Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ; + Ngôn ngữ thơ biểu cảm, * Cháu suy ngẫm về bếp lửa: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” - Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bàcháu. - Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà,... + Nghệ thuật: câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu n hư khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. 0,5 0,5 1,5 0,5 5 (0,5đ) - Bài thơ: Tiếng gà trưa - Tác giả: Xuân Quỳnh 0,25 0,25 Phần II (4,0 đ) Câu 1: (1,0đ) - Xác định phương thức biểu đạt chính: tự sự - Biện pháp tu từ sử dụng chủ yếu: Nhân hóa 0,5 0,5 Câu 2: (0,5đ) Trợ từ “Chính” có tác dụng nhấn mạnh vai trò của cơn điên cuồng đã giúp cây sồi già chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. 0,5 Câu 3: (2,5đ) Hình thức: Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy thi. Nội dung: làm sáng tỏ vấn đề: Suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay * Dẫn dắt, nêu vấn đề. * Giải thích vấn đề: khó khăn, thử thách là những tình huống xảy ra trong cuộc sống đòi hỏi con người phải cố gắng, có nghị lực để vượt qua. * Trình bày suy nghĩ: Hiện nay, khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam có biểu hiện như nào? - Con người Việt Nam hiện nay kiên cường, lạc quan, biết chủ động vượt qua gian khó, quyết tâm theo đuổi mục đích, lý tưởng để chiến thắng bản thân. Nước ta còn làm được những việc phi thường, khiến mọi người và các nước khác nể phục. - Dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng trong đại dịch Covid, dân tộc ta đã đoàn kết vượt khó khăn, hoặc dẫn chứng những cá nhân là tấm gương vượt khó: + “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo được lan tỏa rộng rãi. + Hành trình 10 năm cõng bạn đến trường của bạn Minh Hiếu (cõng bạn Tất Minh). (Một thực tiễn khác mà em có thể lấy làm dẫn chứng trong đề tài nghị luận này chính là lũ lụt ở miền Trung của nước ta trong năm nay.) - Phản đề: Bên cạnh đó, vẫn có những người Việt sợ khó khăn, thử thách, họ không có khả năng vượt qua và thường đổ lỗi cho hoàn cảnh - Ý nghĩa của việc vượt qua được khó khăn, hậu quả của việc không có khả năng vượt qua + Những người có khả năng vượt qua khó khăn, thử thách luôn đạt được thành công, được mọi người yêu mến, là tấm gương sáng lan tỏa nghị lực sống tới mọi người xung quanh... + Những người không có khả năng vượt qua khó khăn, thử thách sẽ dễ bỏ cuộc sẽ không tìm được niềm vui thực sự, ý nghĩa của cuộc đời. *Rút ra bài học, liên hệ bản thân: Làm thế nào để có thể vượt qua khó khăn, thử thách? Luôn trau dồi tri thức, biết lường trước những khó khăn, gặp khó khăn không nản chí,... 0,25 1,0 0,25 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_lan_4_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020.docx