Đề kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đội Cấn

Đề kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đội Cấn

Phần I. Đọc hiểu. (4 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?

2. Giải thích nghĩa của cụm từ nghi gia nghi thất trong đoạn trích dẫn trên?

3. Chỉ ra cặp từ xưng hô trong đoạn trích trên.

4. Tâm trạng của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích dẫn như thế nào? Bằng sự hiểu biết về tác phẩm, hãy chỉ rõ vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất?

Phần II. Làm văn. (6 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

 

doc 6 trang hapham91 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đội Cấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG THCS ĐỘI CẤN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Phần đọc hiểu
- Nhớ được tên tác phẩm, tên tác giả.
- Nhận biết được cặp từ xưng hô trong đoạn trích.
- Hiểu được nghĩa của cụm từ.
- Hiểu được nội dung của đoạn trích.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2
1,5
15
2
2,5
	25
4
4
40%
Phần làm văn
Viết được bài văn
nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ % 
1
6
60
1
6
60%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
1,5
15
2
2,5
25
1
6
60
5
10
100%
PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG THCS ĐỘI CẤN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Điểm
Họ và tên: ............................ ..
Lớp: ............................ ..
ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu. (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
Giải thích nghĩa của cụm từ nghi gia nghi thất trong đoạn trích dẫn trên?
Chỉ ra cặp từ xưng hô trong đoạn trích trên.
Tâm trạng của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích dẫn như thế nào? Bằng sự hiểu biết về tác phẩm, hãy chỉ rõ vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất?
Phần II. Làm văn. (6 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. 
	BÀI LÀM
PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ
Đề chính thức
	TRƯỜNG THCS ĐỘI CẤN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018– 2019
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 
Câu
Đáp án
Điểm
1
điểm)
- Tên tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả: Nguyễn Dữ
0,5
0,5
2
(1 điểm)
- “Nghi gia nghi thất”: Nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng gây dựng hạnh phúc gia đình.
1
3
(0,5 điểm)
- Cặp từ xưng hô: thiếp – chàng
0,5
4
(1,5 điểm)
- Tâm trạng của nhân vật Vũ Nương: buồn bã, đau đớn vì bị chồng nghi ngờ.
- Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì thói ghen tuông mù quáng của Trương Sinh – một người giàu có nhưng ít học, hiếu biết nông cạn. Bên cạnh đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến người phụ nữ phải chịu nhiều khổ đau, oan trái.
- Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất còn vì sự ngây thơ của con trẻ, vì chiến tranh phi nghĩa đẩy gia đình nàng vào cảnh sống xa nhau, dẫn đến sự hiểu làm đáng tiếc.
0,5
0,5
0,5
5
điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Biết làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học. 
- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp. 
2. Yêu cầu về kiến thức
1. Mở bài:
- Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng là nhân vật chính trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. 
- Anh thanh niên chỉ xuất hiện trong giây lát qua cuộc gặp gỡ thú vị với các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và người lái xe nhưng đã để lại một kí hoạ chân dung gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thanh niên đang cần mẫn làm việc hết mình cho đất nước trong một hoàn cảnh đặc biệt - một mình trên vùng núi cao Sa Pa lặng lẽ, vắng vẻ. 
2. Thân bài
Trình bày được những suy nghĩ, đánh giá cá nhân về nhân vật anh thanh niên và công việc của anh:
 - Hoàn cảnh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao với công việc tưởng chừng như giản đơn, lặng lẽ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với đất nước: đo gió, đo mưa, đo chấn động địa chất phục vụ dự báo thời tiết hàng ngày. 
- Những phẩm chất đáng quý giúp anh vượt qua cuộc 
sống cô độc: 
+ Yêu nghề, có trách nhiệm và ý thức được công việc của mình.
+ Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống chủ động và khoa học: nhà cửa ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, đọc sách và tự học
 + Qúy trọng tình cảm của mọi người, biết quan tâm đến người khác, thích giao tiếp, chân thành, cởi mở.
+ Khiêm tốn, thành thực nhận thấy những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. 
3. Kết bài:
- Khẳng định lại những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên.
- Biết liên hệ về trách nhiệm và những đóng góp của cá nhân đối với đất nước. 	
0,25
0,25
1
1
1
1
1
0,25
0,25
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết hoàn chỉnh bố cục, viết đúng thể loại nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học, lập luận, diễn đạt mạch lạc, có sáng tạo; trình bày, chữ viết đẹp, rõ ràng, sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả hoặc mắc lỗi không đáng kể (1-> 3 lỗi nhỏ). 
 - Trên đây chỉ là những nội dung có tính chất định hướng. Khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi HS để cho điểm phù hợp, công bằng.
 --------------- HẾT----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ky_i_nam_hoc_20.doc