Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thụy Hương (Có đáp án)

Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thụy Hương (Có đáp án)

PHẦN I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển 880 km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Những loại rác không phân hủy được trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy biển, rác phân hủy được sẽ hòa tan và lan truyền trong toàn khối nước biển. Ngoài ra, các khu du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít, chất thải cộng với ô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản một cách bừa bãi, nạn khai thác titan ồ ạt đã và đang tác động xấu đến môi trường biển. Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất.Trong đó đáng kể và nguy hại nhất là chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ. Đáng quan ngại là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải. Hơn nữa, hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.

(Nguồn Internet)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác đinh phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm):Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác đinh biên pháp tu từ liệt kê trong câu sau và nêu tác dụng: “Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất.”.

 

docx 4 trang hapham91 6194
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thụy Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KIẾN THỤY
TRƯỜNG THCS THỤY HƯƠNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2020-2021
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển 880 km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Những loại rác không phân hủy được trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy biển, rác phân hủy được sẽ hòa tan và lan truyền trong toàn khối nước biển. Ngoài ra, các khu du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít, chất thải cộng với ô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản một cách bừa bãi, nạn khai thác titan ồ ạt đã và đang tác động xấu đến môi trường biển. Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất...Trong đó đáng kể và nguy hại nhất là chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ. Đáng quan ngại là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải. Hơn nữa, hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.
(Nguồn Internet)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác đinh phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm):Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác đinh biên pháp tu từ liệt kê trong câu sau và nêu tác dụng: “Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất...”.
Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên, em rút ra thông điệp gì? Vì sao?
PHẦN II .Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay?
 Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt - Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 144)	 Hết 
ĐAPAN
PHẦN I
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
PTBĐ chính: Nghị luận
0,5đ
Câu 2
Nội dung chính: Thực trạng và nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển.
0,5đ
Câu 3
BPTT liệt kê: “các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất...”
Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm, thu hút người đọc người nghe và làm câu văn trở lên giàu sức thuyết phục, cách lập luận chặt chẽ.
+ Nhấn mạnh tác nhân gây hại chủ yếu cho môi trường biển là ở đất liền và sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường biển.
+ Thể hiện sự quan tâm, lo lắng trước sự ô nhiễm môi trường biển của tác giả.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
- Thông điệp: Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển
- Vì
+ Biển là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mọi người dân Việt Nam.
+ Biển là nguồn sống của các ngư dân ven biển, biển mang lại nguồn kinh tế cho người dân và nhà nước.
+ Biển là một phần của lãnh thổ Việt Nam nên chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
PHẦN II
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
* Hình thức, kĩ năng: 
- Đảm bảo hình thức một đoạn văn, có câu chủ đề, diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, không sai chính tả. 
* Nội dung:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận:...Vấn đề ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay.
- Giải thích vấn đề nghị luận:Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng biển xuất hiện các chất độc hại gây ra các tác động xấu đến cuộc sống của con người và phá hủy hệ sinh thái.
- Thực trạng: Hiện nay môi trường biển đang bị phá hoại trần trọng, những bãi biển đầy rác, lượng dầu thải trên biển vượt ngưỡng cho phép 
- Nguyên nhân: Xả các chất thải trực tiếp ra biển không qua xử lí, các ngành công nghiệp phát triển nhanh mà không quan tâm đến môi trường 
- Hậu quả: Nhiều sinh vật biển chết, xuất hiện các bãi rác khổng lồ trên biển, biến đồi khí hậu 
- Giải pháp: Nhà nước cần quản lí chặt chẽ việc xả rác thải, tuyên truyền mọi người nâng cao ý thức, đưa ra các chế tài xử lí phù hợp 
- Bài học rút ra: Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thực hiện các đợt tuyên truyền, ra quân dọn vệ sinh môi trường biển, vẽ tranh, làm thơ cổ động về bảo vệ môi trường 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
Hình thức
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Trình bày sạch sẽ; diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường.
0,5 
Nội dung
I. Mở bài. 
- Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt, tác phẩm “Bếp lửa” và đoạn trích cần cảm nhận.
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích: Những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về người bà và bếp lửa.
- Trích dẫn phần trích thơ. 
II.Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô.
- Đề tài: Tình bà cháu
- Vị trí: Khổ 6
2. Cảm nhận
a. Luận điểm 1: Suy ngẫm của cháu về bà, về công việc nhóm bếp của bà.
Khi suy tư về bà và bếp lửa, người cháu đã phát hiện ra bao điều kì diệu trong hành động nhóm lửa của bà.
 - Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” chỉ những gian nan vất vả cơ cực của đời bà.
 - Từ láy “lận đận” được đảo lên đầu câu thơ đã khắc họa thật sống động hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo để lo cho con cho cháu.
àLời thơ thấm đẫm niềm xót thương và lòng biết ơn vô hạn của người cháu phương xa dành cho người bà kính yêu nơi quê nhà.
 + Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian “sớm, chiều, mấy chục năm” đã thể hiện thật xúc động sự kiên nhẫn, bền bỉ trong công việc nhóm lửa của bà. Với bà, nhóm lửa đã trở thành nhịp điệu bình thường của cuộc sống. Ẩn chứa trong lời thơ là cảm nhận sâu sắc của người cháu hiếu thảo về sự tần tảo và tấm lòng yêu thương cùng đức hi sinh của bà.
- Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời vì con vì cháu.
- Điệp từ “Nhóm” được nhắc lại 4 lần. 
+Từ “Nhóm” đầu tiên mang ý nghĩa tả thực, đó là cái bếp đã nuôi dưỡng và duy trì sự sống cho cả gia đình trong những năm tháng chiến tranh gian khổ.
 + Các từ “Nhóm” ở các câu thơ còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.
 +>Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – ngọn lửa từ cái bếp của bà làm cháy lên trong lòng cháu tình yêu gắn bó với những gì giản dị gần gũi của quê hương.
 +>Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui – nhóm lên trong lòng cháu niềm vui san sẻ tình làng nghĩa xóm.
 +>Nhóm dậy cả những tâm tình thuở nhỏ - ngọn lửa của bà nhen lên trong lòng cháu bao khát vọng, nhóm dậy ước mơ đẹp đẽ của tuổi thơ, tiếp thêm sức sống cho tâm hồn cháu.
b. Luận điểm 2: Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa.
- Người cháu phương xa khi suy nghĩ về hành động nhóm lửa của bà đã thốt lên đầy biết ơn và khâm phục.
 + Từ cảm thán “Ôi” đã mở ra bao nỗi xúc động dạt dào trong lòng cháu.
 + Hình ảnh “bếp lửa” được tách ra thành một vế câu riêng như để khẳng định nhấn mạnh và cũng để cảm nhận cho hết vẻ đẹp kì diệu của nó. Với cháu cái bếp lửa của bà thật “kì lạ và thiêng liêng”. Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ lửa, truyền lửa cho thế hệ cháu con.
* Đánh giá khái quát:
- Đoạn thơ là những suy ngẫm của người cháu phương xa về người bà kính yêu nơi quê nhà, về ngọn lửa thiêng liêng, kì diệu mà bà đã thắp lên trong lòng cháu.
- Nghệ thuật: giọng thơ thiết tha trìu mến, lắng đọng; nghệ thuật điệp ngữ, phép ẩn dụ
- Liên hệ với các bài thơ, đoạn thơ cùng đề tài
III.Kết bài
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Khẳng định tình cảm kính yêu, trân trọng cùng lòng biết ơn của tác giả dành cho người bà.
- Suy nghĩ, cảm xúc, bài học của bản thân.
0,25 
0,5
2,0
1,0
0,25 
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_tru.docx