Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Đức
Câu 1. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ?
A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia.
B. Vì học giỏi nên Tuyết không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai.
C. Hoa không muốn nhờ các bạn để giải quyết các bài tập khó.
D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm trước kế hoạch.
[
]
Câu 2. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. Một bên có lợi
B. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm phương hại đến lợi ích của nhau
C. Hai bên bằng nhau
D. Tự nghuyện chấp nhận thua thiệt.
[
]
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐỨC ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề gồm có 07 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2021-2022 Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 45 phút TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ? A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia. B. Vì học giỏi nên Tuyết không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai. C. Hoa không muốn nhờ các bạn để giải quyết các bài tập khó. D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm trước kế hoạch. [ ] Câu 2. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở A. Một bên có lợi B. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm phương hại đến lợi ích của nhau C. Hai bên bằng nhau D. Tự nghuyện chấp nhận thua thiệt. [ ] Câu 3. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển ? A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẩu thuật cho bệnh nhân C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp. [ ] Câu 4. Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. B. Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng đối đầu. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. D. Không giải quyết bất đồng và tranh chấp. [ ] Câu 5. Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là. A. Đối đầu xung đột. B. Chiến tranh lạnh. C. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế. D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột. [ ] Câu 6 : Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là? A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. [ ] Câu 7 : Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? A. 28/7/1995. B. 24/6/1995. C. 28/7/1994. D. 27/8/1994. [ ] Câu 8: APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. [ ] Câu 9. Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác? A. Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội B. Không quan tâm gì đến tình hình trong nước và thế giới C. Không tham gia buổi giao lưu gặp gỡ với học sinh nước ngoài do nhà trường tổ chức D. Không tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm. [ ] Câu 10. Việc làm nào sau đây không thể hiện tinh thần hợp tác của học sinh A. Tích cực tham gia thảo luận nhóm B. Xây dựng kế hoạch hoạt động kỉ niệm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh C. Cùng nhau thực hiện hoạt động Tuyên truyền về Hòa bình D. Không giúp đỡ, hỗ trợ các bạn học sinh khác trường [ ] Câu 11. Trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào thể hiện tư tưởng thiếu tinh thần hợp tác A. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao B. Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ C. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn D. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết [ ] Câu 12: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới? A. 185 nước. B. 175 nước. C. Hơn 175 nước. D. Hơn 185 nước Câu 13. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? A. Là những giá trị tinh thần B. Là lịch sử lâu dài của dân tộc C. Là những giá trị vật chất D. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc [ ] Câu 14. Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào B. Được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc C. Là những giá trị bình thường D. Là những giá trị vô cùng quý giá [ ] Câu 15. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào? A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân B. Là vô cùng quý giá đối với mỗi con người C. Là động lực cho sự phát triển của xã hội D. Là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân [ ] Câu 16. Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc A. Đoàn kết, nhân nghìa, tôn sư trọng đạo B. Ích kỷ, lười biếng, bất hiếu C. Hiếu học, cần cù, dũng cảm, D. Hiếu thảo, hiếu học, yêu thương đùm bọc [ ] Câu 17. Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Chúng ta cần tự hào B. Chúng ta cần giũ gìn phát huy C. Chúng ta cần tiếp nối D. Chúng ta cần tự hào giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc [ ] Câu 18. Việc làm nào sau đây thể hiện kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Có thái độ chê bai, coi thường B. Xấu hổ khi nói về làng nghề truyền thống C. Tìm hiểu truyền thống trên quê hương mình D. Có hành vi làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục [ ] Câu 19. Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc em cần làm gì? A. Lên án ngăn chặn B. Không quan tâm C. Bỏ qua trước việc làm đó D. Cùng tham gia [ ] Câu 20. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Không được để truyền thống bị mai một lãng quyên B. Không có truyền thống đất nước vẫn phát triển C. Truyền thống không còn quan trọng trong thời đại mở cửa và hội nhập D. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống [ ] Câu 21. Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tham quan khu di tích lịch sử B. Tham gia lễ hội truyền thống C. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ D. Lười biếng trong lao động. [ ] Câu 22: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ? A. Bảo vệ hòa bình. B. Bảo vệ pháp luật. C. Bảo vệ đất nước. D. Bảo vệ nền dân chủ. [ ] Câu 23 : Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang, thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ? A. Hợp tác. B. Hòa bình. C. Dân chủ. D. Hữu nghị [ ] Câu 24: Theo em, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? A. Của các nhà lãnh đạo trên thế giới B. Của các nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh C. Của các lực lượng vũ trang D. Của tất cả mọi người trên thế giới [ ] Câu 25: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào? A. Thương lượng hòa bình. B. Chiến tranh. C. Kích động bạo loạn lật đổ. D. Tạm đình chỉ việc giao lưu [ ] Câu 26: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ? A. Trung thành. B. Kỉ luật. C. Dân chủ. D. Tự chủ. [ ] Câu 27 : Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ? A. Khiêm nhường. B. Dân chủ. C. Trung thực. D. Kỉ luật. [ ] Câu 28: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ? A. Kỉ luật. B. Pháp luật. C. Tự trọng. D. Trung thực. [ ] Câu 29: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Ông N là người tự chủ. B. Ông N là người trung thực. C. Ông N người thật thà. D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân. [ ] Câu 30: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là? A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện. B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện. C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật. D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện. [ ] Câu 31: Hành động: đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm quyền tự chủ. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy chế. [ ] Câu 32 Hành vi nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật? A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài B. Nói dự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/sinh hoạt Đội [ ] B. TỰ LUẬN: ( 2,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Trong các trường hợp sau đây, theo em, cần giải quyết như thế nào nếu em biết tự chủ : - Em đi xe đạp hoặc đi bộ ngoài đường, đúng luật, bị người khác đi sai luật, va quệt vào em nhưng người đó lại gây gổ, cãi vã và cho rằng họ đi đúng luật ? - Trường hợp ngược lại, em đi sai luật, em giải quyết như thế nào ? Câu 2: (1,0 điểm) Đi tham quan, cắm trại, thăm di tích lịch sử, triển lãm..., em đã: không đi xa nơi quy định, không đi chơi một mình (những lúc tắm sông, tắm biển), không viết, vẽ bậy vào di tích lịch sử, không sờ tay vào các hiện vật... Như vậy em đã chấp hành tốt điều gì ? Có lần nào em đã vi phạm các nội dung nêu trên chưa? ----Hết-----
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.doc