Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bàn Đạt (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bàn Đạt (Có đáp án)

I. Đọc hiểu: (3 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

 (SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 24)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 (1 điểm): Nội dung chính đoạn trích trên là gì?

Câu 4 (1 điểm): Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung .Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn ( 6 – 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Câu 2 ( 5 điểm):

Nhân dân ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.

 

docx 5 trang hapham91 3651
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bàn Đạt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH
TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2019- 2020
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
 MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 Đọc hiểu
- Nguồn gốc của đoạn văn. 
- Tác giả của đoạn văn.
- Phương thức biểu đạt chính. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,0
10%
2
1,0
10%
 Đọc hiểu
- Nội dung chính của đoạn trích.
- Biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng 
- Tác dụng của biện pháp tu từ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
2,0
20%
2
2,0
20%
 Làm văn
- Viết một đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta
- Viết bài văn NL chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
2
7,0
70%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2,0
20%
1
5,0
50%
5
10,0
100%
Tổng số
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,0
10%
2
2,0
20%
1
2,0
20%
1
5,0
50%
6
10,0
100%
PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH
TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2019- 2020
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. Đọc hiểu: (3 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 (SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 24)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3 (1 điểm): Nội dung chính đoạn trích trên là gì?
Câu 4 (1 điểm): Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ..Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn ( 6 – 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Câu 2 ( 5 điểm): 
Nhân dân ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
BGH DUYỆT Ngày 10 tháng 06 năm 2020
 Giáo viên ra đề
PHÒNG GD& ĐT PHÚ BÌNH 
TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
 Năm học: 2019- 2020
 Môn: NGỮ VĂN 7 
 Thời gian làm bài: 90 phút
 Câu 1(0,5 điểm):
 - Yêu cầu trả lời:
+ Đoạn văn trên trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
+ Tác giả: Hồ Chí Minh
- HD chấm: 
 + Điểm 0,5: Trả lởi đúng được cả 2 ý trên.
+ Điểm 0,25: Trả lởi đúng được cả 1/2 ý trên.
 + Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 2 ( 0,5 điểm):
- Yêu cầu trả lời:
+ Phương thức biểu đạt: nghị luận
- HD chấm: 
 + Điểm 0,5: Trả lời đúng ý trên.
 + Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 3 (1 điểm):
- Yêu cầu trả lời:
+ Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước trong quá khứ. 
- HD chấm: 
 + Điểm 1: Trình bày đúng, đầy đủ 2 ý trên.
 + Điểm 0,5: Trình bày không đầy đủ 2 ý trên. 
 + Điểm 0:Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 4 ( 1 điểm)
- Yêu cầu trả lời:
+ Biện pháp tu từ liệt kê
+ Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc.
- HD chấm: 
+ Điểm 1: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên.
+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên.
+ Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. Làm văn: (7 điểm)
Câu 1: ( 2 đ ) 
*Yêu cầu chung: 
Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau: 
- Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận. 
- Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
- Bố cục: Chặt chẽ, ngắn gọn.
* Yêu cầu cụ thể:
TT
ĐIỂM
1
Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn NL
0,25
2
Xác định đúng vấn đề NL
0,25
3
Triển khai các vấn đề NL
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong cần nêu được: 
- Suy nghĩ về ý nghĩa tác dụng của lòng yêu nước.
- Trách nhiệm nghĩa vụ của em và chúng ta đối với quê hương 
1
4
Sáng tạo
0,25
5
Chính tả, dùng câu, đặt câu.
0,25
6
TỎNG CỘNG
2
Hướng dẫn chấm:
Điểm 2: Viết được đoạn văn với đầy đủ các ý.
Điểm 1: Viết được đoạn văn với 1/2 các ý.
Điểm 0.5: Viết được đoạn văn với 1/3 các ý.
Điểm 0.: Không viết được đoạn văn.
Câu 2 (5 điểm):
1. Yêu cầu chung:
 Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài chứng minh để tạo lập VB. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể: 
a. Đảm bảo cấu trúc 1 bài văn chứng minh(0,5 đ)
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ. 
- Điểm 0,25: Trình bày đủ ba phần: MB, TB, KB nhưng các phần chưa đầy đủ như trên; phần thân bài có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề chứng minh (0,25đ)
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề chứng minh.
- Điểm 0: Xác định sai và trình bày sai vấn đề chứng minh.
c. Chia vấn đề chứng minh thành các phần phù hợp; được triển khai hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ (3, 5 đ).
- Điểm 3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên. 
 a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
 - Mực: Là thỏi mực tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Tượng trưng cho những con người xấu, môi trường xấu, những điều xấu, tiêu cực.
 - Đèn: Là vật để thắp sáng, xua tan bóng tối. Tượng trưng cho con người tốt, môi trường tốt, những điều tốt, tích cực.
 - Ý nghĩa của câu tục ngữ: 
+ Gần người xấu, môi trường sống xấu thì ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Nếu ở hoàn cảnh sống tốt, môi trường tốt thì con người sẽ tốt.
 + Khuyên mọi người nên chọn bạn mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
 b. Chứng minh:
 - Ảnh hưởng của quan hệ trong gia đình đối với sự hình thành nhân cách.
 - Ảnh hưởng của quan hệ trong nhà trường ( thầy, cô, bạn bè...) đối với sự hình thành nhân cách. 
- Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhân cách. ( VD: Câu chuyện thầy Mạnh Tử.)
 c. Mở rộng vấn đề: 
- Gần mực mà không đen: Dẫn chứng 
- Gần đèn mà không rạng: Dẫn chứng 
- Điểm 2,75 đến 3,5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng còn 1 số phần còn chưa đầy đủ hoặc còn liên kết chưa chặt chẽ.
- Điểm 1,75 đến 2,5: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên.
- Điểm 1 đến 1,5: Đáp ứng được 1/4 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25 đến 0,5: Hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được các yêu cầu trên.
d. Sáng tạo (0,5 điểm)
 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; văn viết giàu cảm xúc.
 - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, máy móc.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: (0,25 điểm)
- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 BGH DUYỆT Ngày 10 tháng 06 năm 2020
 Giáo viên ra đáp án

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_tr.docx