Đề thi đề xuất tuyển sinh vào Lớp 10 môn Địa lý - Trần Đức Toàn
Câu 1: 2 điểm.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, trang 15 (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010) và những kiến thức đã học hãy:
1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?
2. Vì sao phải phân bố lại dân cư trong cả nước?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất tuyển sinh vào Lớp 10 môn Địa lý - Trần Đức Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đề thi đề xuất. 2. Kì thi: Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐỊA 3. Môn thi: Địa lí Thời gian làm bài :150 phút 4. Họ và tên: Trần Đức Toàn. Chức vụ: giáo viên. Trường THCS Ngọc Lũ 5. Nội dung đề thi: Câu 1: 2 điểm. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, trang 15 (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010) và những kiến thức đã học hãy: 1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước? 2. Vì sao phải phân bố lại dân cư trong cả nước? Câu 2: 3 điểm. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Kể tên 2 trung tâm công nghiệp tiêu của nước ta. Cho biết quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của chúng. 2. Nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào? Cho biết vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm đó? 3. Trình bày tình hình phân bố phát triển công nghiệp năng lượng (điện) ở TDMNBB. Tại sao công nghiệp điện ở vùng lại có sự phân bố, phát triển như vậy? Câu 3: 2 điểm B¶ng sè liÖu vÒ t×nh h×nh ph¸t triÓn rừng của nước ta giai đoạn 1993-2012. Năm 1993 2000 2011 2012 Diện tích (triệu ha) 8,6 11,6 13.5 13.9 1. Tính tỉ lệ che phủ rừng của nước ta trong những năm trên (Diện tích tự nhiên là 329 247 km2). 2. Mô hình phát triển nghề rừng của nước ta hiện nay là gì? Vai trò, ý nghĩa của nó. Câu 3: 3đ. Diện tích trồng cao su ở Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 1990-2008. Đơn vị: nghìn ha. Năm Vùng 1990 1995 2000 2008 Cả nước 222 278 414 632 Đông Nam Bộ 72 213 273 395 1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về diện tích trồng cao su ở Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 1990-2008. 2. Nhận xét về diện tích và tốc độ tăng trưởng diện tích trồng cao su ở Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn trên. 3. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm trồng cao su của nước ta? ---------hết----------- (Thí sinh được dùng Átlát Địa lí Việt Nam, máy tính Casio bỏ túi) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN. 2020-2021 Môn Địa Lí 9 Câu Nội dung chính Điểm 1 2đ a. Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta: - Dân cư nước ta phân bố không đều Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị. Dân cư thưa thơt ở các vùng núi và cao nguyên (có dẫn chứng cụ thể). - Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn: 74%, thành thị: 26% (2003). *Nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước: - Ngành nông nghiệp thâm canh lúa nước cần nhiều lao động. - Có nhiều trung tâm công nghiệp. - Tập trung nhiều trung tâm khoa học, kĩ thuật, các trường đại học, các trung tâm văn hóa - Có lịch sử khai thác lâu đời. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển b. Phải phân bố lại dân cư trên cả nước vì: (1,5đ) - Dân cư phân bố không đều dẫn đến ở đồng bằng đất chật, người đông, thừa lao động, thiếu việc làm... gây sức ép cho xã hội. - Trong khi ở miền núi và cao nguyên giàu tài nguyên lại thiếu lao 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 Ý 1,2 1. 2 trung tâm công nghiệp tiêu của nước ta: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh - Quy mô: Hà nội – Lớn; TP Hồ Chí Minh- Rất lớn. - Cơ cấu ngành công nghiệp: + Hà Nội: Luyện kim, cơ khí, hóa chất, ô tô + TPHCM: Luyện kim, cơ khí, hóa chất, VLXD, thực phẩm . 2. Vùng kinh tế trọng điểm: -Những vùng kinh tế trọng điểm nào: Bắc Bộ, Miền Trung, Phía Nam, - Cho biết vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm đó: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội giữa các vùng với nhau và cả nước 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 Ý 3 * Trình bày tình hình phân bố phát triển công nghiệp năng lượng ( điện) ở TDMNBB. - Phân bó phát triển khác nhau giữa 2 khu đông bắc, Tay bắc . - Đông bắc phát triển mạnh Nhiệt điện, phân bố chủ yếu khu vực tiếp giáp với ĐBSH, Phả Lại, Uông Bí 1, Uống bí 2 . - Tây Bắc phát triển mạnh Thủy điện, trên các dòng sông lớn, các thượng nguồn các dòng sông . Hòa Bình, Sơn la, thác Bà, Nậm nu .. * Tại sao công nghiệp điện ở vùng lại có sự phân bố, phát triển như vậy. - Do những điều kiện phù hợp, thích hợp cho ngành điện phát triển. Mỗi phân ngành cần điều kiện để phát triển khác nhau. - Nhiệt điện ở Đông bắc vì khu này có nguồn nhiên liệu là than đó để phát triển. - Thủy điện phát triển Tây Bắc vì ở đây có sông ngòi lớn, lắm thác nhiều ghềnh 0,5đ 0,5đ Câu 3 2đ 1. Tính độ che phủ Năm 1993 2000 2011 2012 Độ che phủ: % 26,1 35,2 41,0 42,2 * sai 1 năm trừ 0,25đ 2. Mô hình phát triển nghề rừng của nước ta hiện nay: Nông lâm kết hợp. * Vai trò, ý nghĩa của nó. - Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ, giảm thiệt hại về thiên tai - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Tạo công ăn việc làm, giải quyết việc làn cho lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống . - Góp phần vào ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái. * HS làm ý khác tương đương thì cho điểm thay thế 1đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3: 3đ 1. Vẽ biểu đồ. a. sử lí số liệu: chuẩn, chính xác, làm tròn đến một số thập phân Năm Vùng 1990 1995 2000 2008 Cả nước 100% 125,2 186,5 284,7 Đông Nam Bộ 100% 295,8 379,2 548,6 b. Vẽ biểu đồ tăng trưởng (đường biểu diễn) Y/C chuẩn xác về số liệu, khoảng cách thời gian, gi đầy đủ giá trị ở trục tung, năm ở trục hoành, ghi chú, ghi tên biểu đồ, có tính thẩm mỹ cao. - Chia khoảng cách thời gian không tương xứng, trừ 0,5đ - Không ghi chú, trừ 0,25đ; không có tên biểu đồ, trừ 0,25đ. - vẽ loại biểu đồ khác không cho điểm. 2. Nhận xét về diện tích và tốc độ tăng trưởng diện tích: - Diện tích trồng cao su, tốc độ tăng trưởng diện tích cây cao su của cả nước và ĐNB liên tục tăng ..(dẫn chứng) - Diện tích trồng cao su của cả nước từ 1990 đến 2008 tăng lên 2,8 lần. Trong đó diện tích trồng cao su của ĐNB tăng lên 5,9 lần. - Tốc độ tăng trưởng về diện tích trồng cao su của cả nước giai đoạn 1990 đến 2008 là 284,7%. Trong khi đó đối với ĐNB tăng lên tới 548,6% - Diện tích cây cao su, tốc độ tăng trưởng diện tích cây cao su của ĐNB luôn luôn lớn hơn so với cả nước. - ĐNB ngày càng có vị trí cao trong sản xuất cao su của cả nước, DNB luôn dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng cao su. b. Tại sao ĐNB là vùng trọng điểm trồng cao su. - Có nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp để cây cao su phát triển: địa hình tương đối thấp khá bằng phẳng, có đất bazan, đất xám trên phù sa cổ bạc màu; có khí hậu cận xích đạo ít biến động . - Các nhân tố khác; người dân có kinh nghiệm trồng cao su; cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt; thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước 0,5đ 1,5đ 0,5đ 0,5đ ------hết-----
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_de_xuat_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_dia_ly_tran_duc_toa.doc