Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Mai Thị Tuyết Mai (có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Mai Thị Tuyết Mai (có đáp án)

Câu 1: (2 điểm)

Dựa vào lược đồ “Các hệ thống sông Việt Nam” trong Atlat Địa lí Việt Nam:

a/ Nêu tên các hướng sông chính ở nước ta?

b/ Vì sao phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc ?

Câu 2: ( 6 điểm)

Cho biết những mặt mạnh và mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết.

Câu 3: (5 điểm)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy cho biết:

1. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó.

2. Thuỷ sản là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

a. Hãy trình bày tình hình phát triển của ngành thuỷ sản.

b. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động?

Câu 4: (3điểm)

Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1995- 2002.

Câu 5( 4 điểm)

 Dựa vào số liệu sau:

 1990 1995 1998 2000 2002 2005 2007

Nông –Lâm- Ngư nghiệp 38,7 27,2 25,8 24,5 23,0 21,0 20,3

Công Nghi – xây dựng 22,7 28,8 32,5 36,7 38,5 41,0 41,5

Dịch vụ 38,6 44,0 41,7 38,8 38,5 38,0 38,2

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cầu thu nhập của nước ta thời kỳ 1990 – 2002.( đơn vị %)

 

doc 4 trang hapham91 5700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Mai Thị Tuyết Mai (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
 TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 
N¨m häc 2013 - 2014
M«n thi: Địa lý
Thời gian 150 phút 
( không kể thời gian giao đề)
H­íng dÉn chÊm thi olympic
N¨m häc 2011 - 2012
M«n thi : To¸n Líp 7
Câu 1: (2 điểm)
Dựa vào lược đồ “Các hệ thống sông Việt Nam” trong Atlat Địa lí Việt Nam: 
a/ Nêu tên các hướng sông chính ở nước ta?
b/ Vì sao phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc ?
Câu 2: ( 6 điểm)
Cho biết những mặt mạnh và mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết.
Câu 3: (5 điểm)
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy cho biết: 
1. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó. 
2. Thuỷ sản là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. 
a. Hãy trình bày tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. 
b. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động? 
Câu 4: (3điểm)
Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1995- 2002.
Câu 5( 4 điểm)
 Dựa vào số liệu sau: 
1990
1995
1998
2000
2002
2005
2007
Nông –Lâm- Ngư nghiệp
38,7
27,2
25,8
24,5
23,0
21,0
20,3
Công Nghi – xây dựng
22,7
28,8
32,5
36,7
38,5
41,0
41,5
Dịch vụ
38,6
44,0
41,7
38,8
38,5
38,0
38,2
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cầu thu nhập của nước ta thời kỳ 1990 – 2002.( đơn vị %)
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 Hồng Dương, ngày 27 tháng 10 năm 2013
 Giáo viên ra đề
 Mai Thị Tuyết Mai
phßng Gi¸o dôc & §µo t¹o
Thanh oai
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
N¨m häc 2013 - 2014
M«n thi: Địa lý
H­íng dÉn chÊm thi olympic
N¨m häc 2011 - 2012
M«n thi : To¸n Líp 7
Câu 1: (6điểm)
*Những mặt mạnh và tồn tại của nguồn lao động:
- Những mặt mạnh:
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm một triệu lao động.
+ Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+ Khả năng tiếp nhận trình độ kỹ thuật.
+ Đội ngũ lao động kỹ thuật ngày càng tăng: Hiện nay lao động kỹ thuật có khoảng 5 triệu người ( chiếm 13% tổng số lao động) trong đó số lao động có trình độ Đại học Cao Đẳng là 23%.
 ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm, cộng 1 điểm)
- Những mặt tồn tại:
+ Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
+ Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có tay nghề còn ít.
+ Lực lượng lao động phân bố không đều chỉ tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao động kỹ thuật ở các thành phố lớn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở đồng bằng, thất nghiệp ở thành phố, trong khi đó ở Miền núi và Trung du lại thiếu lao động.
+ Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm ưu thế.
 ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm, cộng 1 điểm)
* Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta:
- Số người thiếu việc làm cao, số người thất nghiệp đông. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2%; Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 6,8%. Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động ( số liệu năm 2003). Thiếu việc làm sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội nên hiện nay vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta. Gay gắt nhất là đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
 (1điểm)
* Hướng giải quyết:
- Hướng chung:
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, dạy nghề.
+ Lập các trung tâm giới thiệu việc làm.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
 ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm, cộng 2 điểm)
- Nông thôn:
+ Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình
+ Đa dạng hóa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
 ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm, cộng 0,5 điểm)
- Thành thị:
+ Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp mới.
+ Phát triển các hoạt động công nghiệp công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động.
 ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm, cộng 0,5 điểm)
Câu 2 : (2 điểm)
a/ Nêu các hướng sông chính ở nước ta. (1điểm)
Hướng TB- ĐN là hướng chủ yếu có các sông: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu. (0,25 điểm)
Hướng vòng cung: sông Gâm, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. (0,25 điểm)
Các hướng khác: ĐN-TB (sông Kỳ Cùng) , ĐB-TN (sông Đồng Nai), T-Đ (sông Xê Xan) (0,5 điểm)
b/ Vì sao phần lớn các sông ngắn và dốc? (1 điểm)
Lãnh thổ Việt Nam hẹp ngang và nằm sát biển (0,5 điểm)
Địa hình 3/4 diện tích là đồi núi. Đồi núi ăn sát ra biển nên dòng chảy dốc lũ lên nhanh (0,5 điểm)
Câu 3 (5 điểm)
 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (2,5đ) 
 - Các nhân tố: gồm nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định (0,5đ)
- Ảnh hưởng của từng nhân tố 
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp (0,5đ)
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện ( 0,5đ)
 	+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển (0,5đ)
 + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng (0,5đ)
 2. Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. Nguyên nhân (2,5đ)
 a) Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản 
 	+ Khai thác thuỷ sản: Sản lượng tăng khá nhanh ( 0,5đ)
 	+ Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá ( 0,5đ)
 + Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc ( 0,5đ)
b) Nguyên nhân 
 	+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng (0,5đ)
 	+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ( 0,25đ)
 + Các nguyên nhân khác (phương tiện đánh bắt, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách ) (0,25đ).
Câu 4: ( 3điểm)
-Đặc điểm phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng:
+ Tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002. ( 05,đ)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỷ đồng ( 1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước năm 2002 (1đ).
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm là: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí. ( 0,5đ)
+ Sản phẩm công nghiệp quan trong: Máy công cụ động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng ( 0,5đ).
+ Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở Hà Nội – Hải Phòng. (0,5đ)
Câu 5( 4 điểm):
- Vẽ đúng biểu đồ đường biểu diễn chú giải rõ ràng (2đ)( nếu biểu đồ miền chỉ cho 1 điểm)
* Nhận xét: (1đ) 
+ Nông lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng ( từ 38,7% năm 1990 xuống 20,3% năm 2007 giảm 18,4%)
+ Công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng ( từ 22,7% năm 1990 lên 41,5% năm 2007 tăng 22,8% )
+ Dịch vụ tỷ trọng cao nhưng còn biến động ( từ 1990 đến 1995 tăng 5,4%, từ 1995 đến 2007 giảm 5,8%)
* Giải thích: (1điểm)
- Nông lâm ngư nghiệp giảm là do nước ta đang có sự chuyển dịch sang thực hiện phát triển công nghiệp.
- Công nghiệp và xây dựng tăng là do chúng ta đã thực hiện tốt công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Dịch vụ cao là do năm 1995 nước ta gia nhập ASEAN và bình thường quan hệ Việt – Mỹ, nhưng chưa ổn định là do ảnh hưởng khủng hoảng nền kinh tế thị trường.
( Tổng điểm toàn bài là 20 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2013.doc