Đề thi môn Địa lý Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (bài số 2)
Câu 1 (2.0 điểm).
a. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Bằng kiến thức địa lí, em hãy giải thích câu tục ngữ trên ?
b. Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bảng sau.
Ngày, tháng Nửa cầu ngả về phía Mặt Trời Vĩ độ trên Trái Đất có góc chiếu sáng 900 lúc giữa trưa Nửa cầu nhận được lượng nhiệt lớn
21/3
22/6
23/9
22/12
Câu 2 (2,5 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết.
a. Địa hình nhiều đồi núi của nước ta ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi.
b. Trình bày các nhóm đất chính ở Thanh Hóa và giá trị sử dụng.
Câu 3 (4.5 điểm) Cho bảng số liệu : Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ nước ta năm 2012.
Các vùng Dân số(nghìn người) Diện tích (km2)
Cả nước 88 772,9 329 351
Trung du và miền núi Bắc Bộ 11 400,2 100 965
Đồng bằng sông Hồng 20 236,7 14 860
Bắc Trung Bộ 10 189,6 51 513
Duyên hải Nam Trung Bộ 8 984,0 44 254
Tây Nguyên 5 379,6 54 475
Đông Nam Bộ 15 192,3 23 550
Đồng bằng Sông Cửu Long 17 390,5 39 734
a. Tính mật độ dân số các vùng nước ta năm 2012
b. Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
c. Trình bày sự phân bố dân cư và tác động của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế xã hội của Thanh Hóa
Câu 4 (3.0 điểm )Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Trình bày những thành tựu trong sản xuất lương thực ở nước ta giai đoạn 2000- 2007?
b. Nêu vai trò của ngành dịch vụ đối với đời sống và sản xuất.
Câu 5 (3.0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên của Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 6 (5.0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng: (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Cây lương thực Cây rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
1990 33298,6 3477,0 6692,3 5028,5 1116,6
1995 42110,4 4983,6 12149,4 5577,6 1362,4
2000 55163,1 6332,4 21782,0 6105,9 1774,8
2005 63852,5 8928,2 25585,7 7942,7 1588,5
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng.
b. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi đó phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HS GIỎI CẤP TỈNH TĨNH GIA Năm học 2019 - 2020 Môn: Địa lý 9 – Bài số 2 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2.0 điểm). Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Bằng kiến thức địa lí, em hãy giải thích câu tục ngữ trên ? Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bảng sau. Ngày, tháng Nửa cầu ngả về phía Mặt Trời Vĩ độ trên Trái Đất có góc chiếu sáng 900 lúc giữa trưa Nửa cầu nhận được lượng nhiệt lớn 21/3 22/6 23/9 22/12 Câu 2 (2,5 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết. Địa hình nhiều đồi núi của nước ta ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi. Trình bày các nhóm đất chính ở Thanh Hóa và giá trị sử dụng. Câu 3 (4.5 điểm) Cho bảng số liệu : Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ nước ta năm 2012. Các vùng Dân số(nghìn người) Diện tích (km2) Cả nước 88 772,9 329 351 Trung du và miền núi Bắc Bộ 11 400,2 100 965 Đồng bằng sông Hồng 20 236,7 14 860 Bắc Trung Bộ 10 189,6 51 513 Duyên hải Nam Trung Bộ 8 984,0 44 254 Tây Nguyên 5 379,6 54 475 Đông Nam Bộ 15 192,3 23 550 Đồng bằng Sông Cửu Long 17 390,5 39 734 Tính mật độ dân số các vùng nước ta năm 2012 Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta. Trình bày sự phân bố dân cư và tác động của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế xã hội của Thanh Hóa Câu 4 (3.0 điểm )Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Trình bày những thành tựu trong sản xuất lương thực ở nước ta giai đoạn 2000- 2007? b. Nêu vai trò của ngành dịch vụ đối với đời sống và sản xuất. Câu 5 (3.0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên của Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 6 (5.0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng: (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Cây lương thực Cây rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 33298,6 3477,0 6692,3 5028,5 1116,6 1995 42110,4 4983,6 12149,4 5577,6 1362,4 2000 55163,1 6332,4 21782,0 6105,9 1774,8 2005 63852,5 8928,2 25585,7 7942,7 1588,5 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng. b. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi đó phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. (Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 a/ Giải thích câu tục ngữ: - Thời gian trong một ngày của tháng năm: ngày dài hơn đêm; Thời gian trong một ngày của tháng mười: ngày ngắn hơn đêm. - Nguyên nhân: + Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với một trục nghiêng 23027’ và không đổi phương thì hai nửa bán cầu lần lượt ngả vào gần hoặc ra xa Mặt Trời. + Nếu nửa bán cầu nào ngả gần Mặt Trời thì sẽ nhận được tia sáng nhiều hơn, khi đó ngày sẽ dài hơn đêm; ngược lại nếu nửa bán cầu nào ngả ra xa Mặt Trời thì nhận được ít tia sáng Mặt Trời hơn nên ngày ngắn hơn đêm. - Nước ta nằm ở Bán cầu Bắc, tháng năm nửa BCB ngả gần Mặt Trời nước ta có ngày dài hơn đêm; tháng mười nửa BCB ngả xa Mặt Trời nước ta có ngày ngắn hơn đêm b. Ngày, tháng Nửa cầu ngả về phía Mặt Trời Vĩ độ trên Trái Đất có góc chiếu sáng 900 lúc giữa trưa Nửa cầu nhận được lượng nhiệt lớn 21/3 Không 00 (xích đạo) Không 22/6 Bắc 23027’B Bắc 23/9 Không 00 (xích đạo) Không 22/12 Nam 23027’N Nam 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 (mỗi hàng đúng được 0,25đ) Câu 2 a. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu: -Khí hậu nước ta phân hóa theo đai cao: +Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, nên một số vùng núi cao như Hoàng Liên Sơn có các đai khí hậu phân hóa theo độ cao từ chân núi lên đỉnh núi: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa, ôn đới núi cao. + Thời tiết miền núi thường khắc ngiệt và biến đổi nhanh chóng, thường có các hiện tượng thời tiết cực đoan: mưa đá, giông lốc, sương muối, băng tuyết... -Khí hậu phân hóa theo hướng sườn: + Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít + Hướng của các dãy núi lớn đã góp phần hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau theo chiều bắc – nam, tây- đông. (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn, dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã) b. Ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi. -Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích, kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang đã làm cho sông ngòi nước ta ngắn và dốc, nhiều thác ghềnh. -Địa hình đồng bằng sông chảy êm đềm, uốn khúc. -Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung đã quy định hướng của sông ngòi nước ta cũng chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung: + Hướng tây bắc- đông nam: sông Hồng, sông Mã, sông Cả... + Hướng vòng cung: là các sông chảy giữa các cánh cung ở vùng núi Đông Bắc: sông Gâm , sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. - Ở miền trung địa hình thấp dần theo hướng tây- đông nên sông chảy theo hướng tây- đông. b. Tài nguyên đất Thanh Hóa. - Nhóm đất Feralit đỏ vàng: chiếm 58% diện tích đất tự nhiên ở trung du và miền núi, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng - Nhóm đất phù sa bồi tụ : chiếm 13% diện tích đất tự nhiên, ở các huyện đồng bằng, thích hợp thồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra còn có đất mặn, đất cát, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu 3 Mật độ dân số các vùng nước ta năm 2012 (Đơn vị: người/km2) Vùng Mật độ dân số Cả nước 269,5 Trung du và miền núi Bắc Bộ 112,9 Đồng bằng sông Hồng 1361,8 Bắc Trung Bộ 197,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 203,0 Tây Nguyên 98,8 Đông Nam Bộ 645,1 Đồng bằng Sông Cửu Long 437,7 1,0 Nhận xét. - MDDS trung bình cả nước là 269,5 người/km2, tuy nhiên dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng - Phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng và miền núi: + Các vùng đồng bằng có mật độ dân số cao như ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL. (số liệu) + Các vùng miền núi có MĐDS thấp như Tây Nguyên, TDMNBB (số liệu) - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các đồng bằng. + Đồng bằng sông Hồng có mật độ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long: ĐBSH có MĐDS là 1361,8 người / km2, ĐBSCL là 437,7 người / km2 - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng miền núi: TDMNBB có mật độ dân số cao hơn Tây Nguyên. (số liệu) * Giải thích. - Phân bố dân cư nước ta không đồng đều là do các điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng. - Điều kiện tự nhiên: những vùng đông dân có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn vùng thưa dân: địa hình bằng, đất đai màu mỡ, khí hậu, nguồn nước thuận lợi cho đơi sống và sản xuất. - Điều kiện kinh tế xã hội: vùng đông dân là những vùng kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt hơn vùng thưa dân. - Lịch sử khai thác lãnh thổ: vùng đông dân có lịch sử khai thác lâu đời hơn những vùng thưa dân. c. Phân bố dân cư Thanh Hóa. - MDDS trung bình toàn tỉnh là 306 người/km2 (2010). Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa các đơn vị hành chính. - Dân cư chủ yếu tập trung đông ở thành phố, thị xã, thị trấn, ven biển, ven sông.; đông nhất là thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn, Bỉm Sơn; các huyện đồng bằng như: Hoàng Hóa, Hậu Lộc, Đông Sơn, Yên Định, Quảng Xương - Thưa thớt ở các vùng núi, biên giới: Như Thanh, Như Xuân, Quan Hóa, Mường Lát - Dân cư có sự chênh lệch giữa Thành thị và nông thôn: phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn: 89,2% *Tác động: - Nơi đông dân: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn; nhưng cũng gây nhiều sức ép đến vấn đề giải quyết việc, y tế, văn hóa, giáo dục. Nơi thưa dân: thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 a.Thành tựu sản xuất lương thực giai đoạn 2000-2007. - Bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn, trong đó lúa là cây lương thực chính - Giá trị sản xuất cây lương thực: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (dẫn chứng) -Diện tích: giảm 459 nghìn ha - Từ năm 2000 đến 2007 đạt nhiều thành tựu to lớn: + Năng suất tăng: từ 42,4 tạ /ha lên 49,9 tạ/ha + Sản lượng tăng: từ 32530 nghìn tấn lên 35492 nghìn tấn. + Bình quân lương thực theo đầu người tăng từ 419 kg lên 422 kg - Đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, là một trong hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. - Phân bố: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển, lớn nhất là ĐBSCL, ĐBSH và đồng bằng duyên hải Trung bộ. Các tỉnh có diện tích và sản lượng lớn là: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng... b. Vai trò của dịch vụ + Nhờ có các hoạt động vận tải, thương mại mà các ngành kinh tế, nông –lâm – ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của ngành này cũng được tiêu thụ. + Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. + Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. + Thúc đẩy giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài. 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 - Vị trí địa lí: cầu nối bắc-nam, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, là vùng có ý nghĩa về chiến lược về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng - Địa hình: Các tỉnh DHNTB đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh. -> Phát triển đa dạng các nghành kinh tế: nông –lâm- ngư nghiệp, kinh tế biển... - Đất : Đất cát và đất cát pha là chủ yếu nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ nổi tiếng như đồng bằng Tuy hòa (phú Yên) thuận lợi cho trồng lúa và cây công nghiệp hàng năm. Vùng gò đồi ở phía tây thích hợp cho chăn nuôi bò, dê, cừu. - Khí hậu : mang tính chất cận xích đạo, nóng khô nhất cả nước -> Phát triển các cây trồng vật nuôi nhiệt đới, kinh tế biển. - Sông ngòi: Có giá trị thủy điện, thủy lợi. - Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 39%(2002) nhưng có tới 97% là rừng gỗ chỉ có 2,4% rừng tre nứa. Trong rừng có nhiều loại gỗ, chim thú quý, có giá trị kinh tế cao như: quế, trầm hương, sâm quy. - Tài nguyên biển: phong phú, đa dạng, là thế mạnh của vùng + Vùng có ngư trường lớn Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà rịa Vũng Tàu, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng biển có nhiều loại cá quý như: cá ngừ cá thu, cá trích nhiều loại tôm có giá trị cao : tôm hùm, tôm he thuận lợi cho ngành đánh bắt phát triển. + Đặc biệt ven bờ biển từ tỉnh Quảng Nam đến khánh Hòa có các tổ chim yến - đây là đặc sản của vùng. + Ven biển có nhiều vũng vịnh đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản, xây dựng các cảng biển. + Du lịch: dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang – khánh Hòa, Mũi Né – Bình Thuận. - Khoáng sản: Vùng có một số khoáng sản chính là: thủy tinh, titan, vàng. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6 a. Vẽ biểu đồ: - Xử lý số liệu: Đơn vị: % Năm Cây lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 1995 126,5 143.3 181.5 110.9 122.0 2000 165.7 182.1 325.5 121.4 158.9 2005 191.8 256.8 382.3 158.0 142.3 - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ đường biểu diễn, đẹp, chính xác, có kí hiệu, tên biểu đồ, bảng chú giải, khoảng cách năm. (Nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét: - Bảng số liệu cơ cấu các loại cây trồng (%) Năm Cây lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 67,1 7,0 13,5 10,1 2,3 1995 63,6 7,5 18,4 8,43 2,1 2000 60,7 7,0 24,0 6,72 1,6 2005 59,2 8,3 23,7 7,36 1,5 - Nhận xét: * Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: - Tốc độ tăng trưởng của các loại cây trồng thời kỳ 1990 - 2005 có xu hướng tăng lên nhưng lại có sự thay đổi về tỉ trọng: - Cây lương thực tăng 91,8 % nhưng tỉ trọng giảm 7,9%. - Cây rau đậu tăng 156,8 %, tỉ trọng tăng 1,3%. - Cây công nghiệp tăng 282,3 %, tỉ trọng tăng 10,2%. - Cây ăn quả tăng 58,0 % nhưng tỉ trọng giảm 2,74%. - Cây khác tăng 42,3% nhưng tỉ trọng giảm 0,8%. + Tỉ trọng cây lương thực cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm. + Cây công nghiệp tăng nhanh về tốc độ và tỉ trọng. * Sự thay đổi này nói lên nước ta đang phá thế độc canh cây lúa, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới với các nông sản đa dạng có giá trị cao. 1,0đ 2,0đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ Tổng 6 câu 20,0đ
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_dia_ly_lop_9_ky_thi_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_g.doc