Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi giữa học kỳ I - Năm học 2020-2021 (có đáp án)

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi giữa học kỳ I - Năm học 2020-2021 (có đáp án)

I- Mục tiêu kiểm tra:

1- Về kiến thức

- Về kiến thức: Nắm được kiến thức đã học về văn nghị luận.

2. Về kĩ năng: Khảo sát một số kĩ năng sau:

- Về kĩ năng: Vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh để làm bài nghị luận văn học.

3. Năng lực cần hình thành

- Năng lực tự chủ và tự học: tự chủ về thời gian làm bài

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ đúng, hiệu quả để tạo lập văn bản nghị luận

II. Hình thức kiểm tra:

1. Hình thức: Tự luận

2. Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài tự luận ở nhà.

III. Biên soạn đề

1. Đề bài:

I. ĐỌC – HIỂU (2 điểm)

Đọc đoạn trích:

Thành nghĩa là gì? — Nghĩa là thật lòng, không dối mình dối người, không giả nhân giả nghĩa; việc phải dù tính mạng cũng không từ, việc phi nghĩa dù phú quý cũng không tưởng.

Đem lòng thành ấy mà ở với cha mẹ thì nên con thảo; đem lòng thành ấy ở với nước nhà thì nên tôi trung; suy ra anh ở với em, vợ ở với chồng, chúng bạn ở với nhau, ở với người đồng loại, ở với hết mọi loài cũng nên người có nhân có nghĩa, có tín huệ. Thánh hiền, Tiên, Phật, cũng bởi cái lòng chí thành ấy mà nên.

Những người có tài mà hay khinh bạc, lời nói vẫn hay việc làm vẫn giỏi, đến khi hoạn nạn hay đổi lòng, gặp lúc kinh quyền hay biến tiết, cũng vì không có chí thành làm bản lĩnh.

Chí thành cũng có lúc xử trí, có lúc dụng mưu. Nếu cứ chắc như đười ươi, thẳng như ruột ngựa, như thế gọi là ngu thành, chỉ đủ cho người ta đánh lừa, hay người ta nói dối.

Người ta thường nói: "Không biết nói dối, không buôn bán được, cứ giữ thật thà không ra ngoài được", ấy là lời nói của những người quen lèo lá hàng chợ. Cho nên người nước ta ở với nhau không có đoàn thể, ra đến ngoài không có người tin, cũng vì tập nhiễm những câu hủ bại ấy mà mới mất hẳn cái đạo chí thành đi. Người có chí thành mới là người có giá trị, như ông tượng gỗ, vàng son rực rỡ là đồ trang sức bên ngoài; mà thần minh cảm ứng là cái chí thành ở trong. Nếu không có thần minh cảm ứng, thì có ai thờ chi ông tượng gỗ.

(Nguyễn Bá Học, Lời khuyên học trò), dẫn theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, NXB Thế giới, Hà Nội 1951)

 

docx 4 trang hapham91 6980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi giữa học kỳ I - Năm học 2020-2021 (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI GIỮA KÌ HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I- Mục tiêu kiểm tra:
1- Về kiến thức
- Về kiến thức: Nắm được kiến thức đã học về văn nghị luận.
2. Về kĩ năng: Khảo sát một số kĩ năng sau:
- Về kĩ năng: Vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh để làm bài nghị luận văn học.
3. Năng lực cần hình thành
- Năng lực tự chủ và tự học: tự chủ về thời gian làm bài
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ đúng, hiệu quả để tạo lập văn bản nghị luận
II. Hình thức kiểm tra: 
1. Hình thức: Tự luận
2. Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài tự luận ở nhà.
III. Biên soạn đề
1. Đề bài:
I. ĐỌC – HIỂU (2 điểm) 
Đọc đoạn trích:
Thành nghĩa là gì? — Nghĩa là thật lòng, không dối mình dối người, không giả nhân giả nghĩa; việc phải dù tính mạng cũng không từ, việc phi nghĩa dù phú quý cũng không tưởng.
Đem lòng thành ấy mà ở với cha mẹ thì nên con thảo; đem lòng thành ấy ở với nước nhà thì nên tôi trung; suy ra anh ở với em, vợ ở với chồng, chúng bạn ở với nhau, ở với người đồng loại, ở với hết mọi loài cũng nên người có nhân có nghĩa, có tín huệ. Thánh hiền, Tiên, Phật, cũng bởi cái lòng chí thành ấy mà nên.
Những người có tài mà hay khinh bạc, lời nói vẫn hay việc làm vẫn giỏi, đến khi hoạn nạn hay đổi lòng, gặp lúc kinh quyền hay biến tiết, cũng vì không có chí thành làm bản lĩnh.
Chí thành cũng có lúc xử trí, có lúc dụng mưu. Nếu cứ chắc như đười ươi, thẳng như ruột ngựa, như thế gọi là ngu thành, chỉ đủ cho người ta đánh lừa, hay người ta nói dối.
Người ta thường nói: "Không biết nói dối, không buôn bán được, cứ giữ thật thà không ra ngoài được", ấy là lời nói của những người quen lèo lá hàng chợ. Cho nên người nước ta ở với nhau không có đoàn thể, ra đến ngoài không có người tin, cũng vì tập nhiễm những câu hủ bại ấy mà mới mất hẳn cái đạo chí thành đi. Người có chí thành mới là người có giá trị, như ông tượng gỗ, vàng son rực rỡ là đồ trang sức bên ngoài; mà thần minh cảm ứng là cái chí thành ở trong. Nếu không có thần minh cảm ứng, thì có ai thờ chi ông tượng gỗ.
(Nguyễn Bá Học, Lời khuyên học trò), dẫn theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, NXB Thế giới, Hà Nội 1951)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn văn nói về vấn đề gì?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu “Người có chí thành mới là người có giá trị” khi đặt trong các mối quan hệ?
II. LÀM VĂN (8 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về trích đoạn Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
2- Đáp án hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu 
Câu 
Nội dung
Điểm
1
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
0.5
2
Nội dung đoạn văn: nói về người chí thành và phân biệt rõ với người không chí thành. Chí thành có thể làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn.
0.5
3
Câu nói: Người có chí thành mới là người có giá trị trong các mối quan hệ là: Sự tốt đẹp của người có chí thành trong tư cách của một người con đối với cha mẹ, một bề tôi đối với đất nước, một người anh đối với em, một người vợ đối với chồng, một người bạn đối với bằng hữu và một con người đối với đồng loại của mình.
Lời khuyên đối với con người: ai cũng cần phải có chí thành dù trong cương vị, tư cách nào cũng có thể đạt tới sự chí thành.
1.0
II. LÀM VĂN (8 điểm)
1
Yêu cầu chung
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm văn học; sử dụng hợp lí các thao tác nghị luận để làm rõ yêu cầu của đề bài.
- Bài viết có bố cục đầy đủ; diễn đạt rõ ràng; thể hiện được năng lực cảm thụ văn học và năng lực bày tỏ quan điểm riêng phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội; lập luận thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2
Yêu cầu cụ thể
Điểm
a
Đảm bảo cấu trúc đề nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận vấn đề.
1,0
b
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp chị em Thúy Kiều và tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du
1,0
c
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu vấn đề nghị luận. 
 Giới thiệu khái quát tác giả, giá trị tác phẩm, vị trí nội dung đoạn trích 
1,0
 Phân tích, bàn luận:
- Bốn câu đầu giới thiệu về chị em Thúy Kiều, Thúy Vân: khẳng định đây là hai cô gái đẹp; “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nói về nhân cách, phẩm hạnh trong sáng, thuần khiết
- Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân (4 câu tiếp): so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết: những hình ảnh đẹp trong thiên nhiên. ⇒Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, lấy chuẩn mực thiên nhiên đo vẻ đẹp con người.
 +Từ ngữ “thua”, “nhường” cùng chân dung được miêu tả đầy đặn, đoan trang: tác giả báo trước tính cách số phận của Thúy Vân êm đềm, hoà hợp, suôn sẻ.
- Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều (12 câu tiếp): vẻ đẹp trưởng thành, tinh anh, thông tuệ, có tài có sắc.⇒Tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, thể hiện hết vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của nhân vật.
 - Tả tài năng, tâm hồn Thúy Kiều: tinh thông cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ), đặc biệt ca ngợi tài chơi đàn “ăn đứt hồ cầm một trương”Tâm hồn đa sầu, đa cảm: “thiên bạc mệnh” mà Kiề.u tự sáng tác cho thấy tâm hồn nhạy cảm, thương người, thương đời của Kiều. ⇒Thúy Kiều đẹp toàn diện cả sắc, tài, tình, đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”
 - Miêu tả Thuý Kiều, tác giả dùng những từ chỉ mức độ: ghen, hờn ⇒thiên nhiên phải ghen tị, hờn giận trước vẻ đẹp và tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều, từ đó báo hiệu một cuộc đời nhiều gian nan, sóng gió.
- Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em (4 câu cuối): hai chị em luôn sống theo khuôn phép, đức hạnh, theo đúng khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Tuy cả hai đều “đến tuần cập kê” nhưng vẫn “êm đềm trướng rủ màn che- tường đông ong bướm đi về mặc ai”.
- Nghệ thuật:Thủ pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, sử dụng từ ngữ có tính chất tiên đoán số phận
2.5
2.5
d.
Sáng tạo
1.0 
- Cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e.
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
 1.0
- Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI
10,0
 (Giáo viên linh hoạt trong quá trình vận dụng đáp án và thang điểm)
SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN
TRƯỜNG THPT HỮU LŨNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI GIỮA KÌ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Ngữ Văn lớp 11
Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 
Đề bài 
I. ĐỌC – HIỂU (2 điểm) 
Đọc đoạn trích:
Thành nghĩa là gì? — Nghĩa là thật lòng, không dối mình dối người, không giả nhân giả nghĩa; việc phải dù tính mạng cũng không từ, việc phi nghĩa dù phú quý cũng không tưởng.
Đem lòng thành ấy mà ở với cha mẹ thì nên con thảo; đem lòng thành ấy ở với nước nhà thì nên tôi trung; suy ra anh ở với em, vợ ở với chồng, chúng bạn ở với nhau, ở với người đồng loại, ở với hết mọi loài cũng nên người có nhân có nghĩa, có tín huệ. Thánh hiền, Tiên, Phật, cũng bởi cái lòng chí thành ấy mà nên.
Những người có tài mà hay khinh bạc, lời nói vẫn hay việc làm vẫn giỏi, đến khi hoạn nạn hay đổi lòng, gặp lúc kinh quyền hay biến tiết, cũng vì không có chí thành làm bản lĩnh.
Chí thành cũng có lúc xử trí, có lúc dụng mưu. Nếu cứ chắc như đười ươi, thẳng như ruột ngựa, như thế gọi là ngu thành, chỉ đủ cho người ta đánh lừa, hay người ta nói dối.
Người ta thường nói: "Không biết nói dối, không buôn bán được, cứ giữ thật thà không ra ngoài được", ấy là lời nói của những người quen lèo lá hàng chợ. Cho nên người nước ta ở với nhau không có đoàn thể, ra đến ngoài không có người tin, cũng vì tập nhiễm những câu hủ bại ấy mà mới mất hẳn cái đạo chí thành đi. Người có chí thành mới là người có giá trị, như ông tượng gỗ, vàng son rực rỡ là đồ trang sức bên ngoài; mà thần minh cảm ứng là cái chí thành ở trong. Nếu không có thần minh cảm ứng, thì có ai thờ chi ông tượng gỗ.
(Nguyễn Bá Học, Lời khuyên học trò), dẫn theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, NXB Thế giới, Hà Nội 1951)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thao tác lập luận của đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn văn nói về vấn đề gì?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu “Người có chí thành mới là người có giá trị” khi đặt trong các mối quan hệ?
II. LÀM VĂN (8 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về tình cảm và tài năng nghệ thuật của tác giả Trần Tế Xương trong bài thơ “Thương vợ”. 
 ..Hết .
(Đề thi gồm 01 trang )
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh : . Lớp : 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_lop_9_ky_thi_giua_hoc_ky_i_nam_hoc_2020_2.docx