Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (có đáp án)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Quán hàng Phù thủy
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”
(K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch)
Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ?
Câu 3 (2,0 điểm). Xác định và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong bài thơ trên.
Câu 4 (2,0 điểm). Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm).
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HS GIỎI CẤP TỈNH TĨNH GIA Năm học 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 9 - Bài số 2 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Quán hàng Phù thủy Một phù thuỷ Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!” (K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch) Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Câu 2 (1,0 điểm). Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ? Câu 3 (2,0 điểm). Xác định và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong bài thơ trên. Câu 4 (2,0 điểm). Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm). Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc. Câu 2 (10,0 điểm). "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn" (M.L.Kalinine) Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Liên hệ với bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy được giá trị của văn học mà mỗi nhà nghệ sĩ mang lại cho bạn đọc. ......................HẾT.................... Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6.0 1 - Bài thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và tự sự. 1.0 2 -Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy phù thủy là người có quyền năng vô hạn có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu, mong muốn của “khách hàng”. 1.0 3 - Biện pháp tu từ: + Liệt kê: mua tình yêu, mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn + Ẩn dụ - Cây non ( được hiểu là những hạt mần ta gieo vào cuộc sống, là sự khởi đầu, là nền tảng đầu tiên của cuộc sống), quả chín( kết quả, thành công, thành quả , những điều tốt đẹp đạt được) - Tác dụng: + Biện pháp liệt kê nhấn mạnh những giá trị tinh thần thiết yếu trong cuộc sống mà con người luôn luôn có nhu cầu kiếm tìm, là khát vọng mãnh liệt, thường trực, đầy tính nhân văn, là cái đích mà nhân loại vươn tới. + Biện pháp ẩn dụ: làm cho bài thơ có chiều sâu triết lí, kín đáo gửi đến bạn đọc những giá trị,những bài học đầy nhân văn sâu sắc. 1.0 1.0 4 - Đồng ý: Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn phải trồng, không bán vì: + Đó là những giá trị thuộc về lĩnh vực tinh thần cao quý, là những gì gần gũi, thân thuộc, có thực và luôn hiện hữu trong cuộc sống xung quanh chứ không phải ở thế giới thần tiên xa xôi, ở các thế lực siêu nhiên, phép màu nào đó mà có thể đem ra mua bán. + Đó là kết quả của tình cảm chân thành, thiết tha không vụ lợi. Nó là thứ “quả”- thành quả hái từ chính “cây non” - từ sự nỗ lực tìm kiếm, vun đắp, nuôi dưỡng của chính bản thân mỗi người chứ không tiền bạc, sức mạnh, quyền lực nào có thể mua được. Muốn những giá trị tinh thần đó vĩnh cửu, trường tồn phải vun trồng, chăm xới, nuôi dưỡng, Cây non có thể kết quả chín là do sự chăm sóc của chính mình. (HS có thể phản đối với quan điểm đó của phù thủy, miễn hợp lí, thuyết phục) 1.0 1.0 II Tập làm văn 1 Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc. 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần : Để được sống hạnh phúc. 0.25 0.25 c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: * Giải thích: Hạnh phúc là trạng thái, cảm giác hân hoan, vui sướng khi cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. * Bàn luận, mở rộng. - Hạnh phúc là điều ai cũng muốn có, là mục tiêu hướng tới cuối cùng, có ý nghĩa lớn đối với mỗi người. - Trong cuộc sống, hạnh phúc đến từ nhiều lí do khác nhau, biểu hiện cũng khác nhau. Có hạnh phúc nhỏ bé, có hạnh phúc lớn lao. - Để có được hạnh phúc thực sự: + Nỗ lực học tập, lao động, rèn luyện để có cuộc sống tốt và cống hiến cho gia đình, xã hội. + Yêu thương và trân trọng tình yêu thương của người khác dành cho mình. + Hành xử độ lượng, bao dung trước lỗi lầm của người khác khi có thể. + Bản lĩnh, nghị lực, lạc quan vượt lên thử thách cuộc sống. - Phản đề: + Cần tránh những nguy cơ đánh mất hạnh phúc: sống buông thả, tham vọng mà quên đi những điều bình dị, có ý nghĩa. + Hạnh phúc không chỉ là nhận được mà còn là trao đi. Vì thế, biết mang đến hạnh phúc cho người khác cũng là một cách để được sống hạnh phúc. * Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được hạnh phúc là khát vọng muôn đời của muôn người, vì thế tuổi trẻ cần sống có ước mơ, có lí tưởng, có khát vọng; sống bản lĩnh và tự trọng; sống yêu thương và chia sẻ để được hạnh phúc thật sự. 0.5 2.0 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn - Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5 b.Xác định đúng vấn đề : 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. a. Giải thích khái niệm: - Văn học: Loại hình nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng nghệ thuật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ của người nghệ sĩ với cuộc sống. - Làm cho con người thêm phong phú, tức làm nảy nở trong con người những tình cảm mới, rèn dũa những tình cảm cũ; khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc đời, giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sống. - “Tạo khả năng để con người lớn lên”: Sống tốt đẹp hơn, biết ứng xử một cách nhân văn. - Hiểu được con người nhiều hơn: thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính bản thân mình. - > Lời nhận định của M. L. Kalinine đề cập đến những chức năng của văn học. b* Bàn luận: *Vì sao nói “Văn học làm cho con người thêm phong phú?” - Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học, con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình. - Mặt khác, văn học là “tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà), qua văn học, con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giãi bày, được đồng cảm, được sẻ chia, được gợi ra những tình cảm chưa có, được trui rèn những tình cảm sẵn có. - Hơn thế nữa, mỗi tác phẩm văn học là một cuộc trải nghiệm, là cơ hội để ta du hành qua không gian và thời gian, vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, trải nghiệm nhiều hơn, sống nhiều hơn qua những cuộc đời khác nhau, được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính, được lắng nghe nhiều luồng tư tưởng, được đối thoại với nhà văn è Giàu có, phong phú hơn về trải nghiệm sống. * Chính vì vậy, văn học “tạo khả năng giúp con người lớn lên” - Từ những trải nghiệm đó, văn học giúp con người lớn lên về mặt nhân cách, về mặt tâm hồn. - Trang sách đóng lại, tác phẩm nghệ thuật mới mở ra, “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”, mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc tách khỏi phần con để đi đến phần người, tiệm cận các giá trị Chân Thiện Mỹ mà họ hằng ngưỡng vọng. * Hạt nhân của khả năng làm người đọc phong phú về tâm hồn đó, giúp họ lớn lên, chính là hiểu biết về con người. - Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người trong các mối quan hệ xã hội, soi chiếu dưới lăng kinh thẩm mỹ. “Cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu), “Văn học là nhân học” (Maxim Gorki). Văn học khơi sâu tìm hiểu những vẻ đẹp, những “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu), văn học khám phá những khát vọng muôn thuở của nhân loại, tìm lời giải đáp cho những trăn trở có tính nhân bản: vấn đề sống – chết, vấn đề chiến tranh – hòa bình, vấn đề ý nghĩa của cuộc sống. 2. Chứng minh 2.1.Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm 2.2.Văn học làm cho con người thêm phong phú a. Đến với Lặng lẽ Sapa bạn đọc có thêm những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống, xã hội lúc bấy giờ, về thiên nhiên và con người nơi Sa pa. - “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. b. Đến với Lặng lẽ Sapa bạn đọc có thêm những hiểu biết mới mẻ về về thiên nhiên Sa pa. Lặng lẽ SaPa là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo làm say đắm lòng người. - Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào , những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, những tia nắng thật kì lạ, mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ. Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. -> Được thưởng thức thiên nhiên Sa Pa qua từng trang truyện ta có cảm giác như được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Con mắt nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp của Nguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc được những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đất nước. c. Đến với Lặng lẽ Sapa bạn đọc có thêm những hiểu biết mới mẻ về con người nơi Sa pa – những con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. - Ý thức trách nhiệm trước công việc : anh thanh niên, đồng chí cán bộ khoa học. - Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến : anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì ) - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học - Yêu thích, say mê công việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoản cảnh : anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học. -> Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. Họ chính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Tuy không trực tiếp chiến đấu, song họ đã góp phần không nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước này. d. Qua Lặng lẽ Sa Pa người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp toả ra từ những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. - Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. - Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già...) => Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện. - Truyện có chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa. 2.3. Văn học giúp người đọc hiểu thêm về con người – Qua Lặng lẽ Sa Pa người đọc hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn những con người bình dị, tiểu biểu cho những con người ấy là nhân vật anh thanh niên. - Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp: + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m) + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp - Hành động, việc làm đẹp + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) - Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé → Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. 2.4. Qua đó, văn học giúp người đọc lớn hơn. - Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật”. - Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm , hành động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống. - Con người biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm . Con người cần tự nhìn vào chính bản thân để sống tốt đẹp hơn. - Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ : vẻ đẹp của con người và của cuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị . 3. Liên hệ * Điểm tương đồng + Cả hai tác phẩm đều thể hiện những khám phá mới mẻ về thiên nhiên, con người trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. + Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; hình ảnh dung dị, mộc mạc, giọng điệu tha thiết, say mê, chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh. * Điểm khác biệt - Hoàn cảnh: + Quê hương được viết năm 1939, khi Tế Hanh 18 tuổi, đang học ở Huế; quê hương hiện lên trong hoài niệm, nỗi nhớ nhung, trong sự bùng cháy mãnh liệt của cảm xúc. Khẳng định: bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người + Còn “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, giai đoạn cả miền Bắc bước vào cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung: + Quê hương giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống, xã hội nước ta những năm 30, về khung cảnh thiên nhiên vùng biển đẹp thơ mộng, những người con trai tráng của làng chài căng tràn nhựa sống và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đầy tráng khí. Tác phẩm còn khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua niềm tự hào của tác giả khi giới thiệu về quê hương mình, về cuộc sống của người dân làng chài ven biển, về nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương. Cảm xúc thơ nghiêng về yêu thương, tự hào về mảnh đất, vẻ đẹp của con người quê hương. + Còn LLSP . Nghệ thuật: + Quê hương - Tế Hanh sử dụng thể thơ thất ngôn; + Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi, mang ý nghĩa biểu tượng cao, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thiên về những trải nghiệm, những quan sát thực tế tuổi thơ với những ấn tượng đậm nét nhất trong ký ức. + Ngôn ngữ giàu sức sợi, giàu chất tạo hình và biểu cảm, cùng với cách diễn đạt gần với lời ăn tiếng nói của người miền biển; các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng linh hoạt, tinh tế + Giọng điệu say mê, hào sảng, xen với giọng trữ tình đằm thắm của nỗi nhớ. + Còn LLSP . 4. Đánh giá khái quát -Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định. - Để đạt được những điều tác giả nhận định nói, mỗi nhà văn còn cần một hình thức nghệ thuật phù hợp và độc đáo để làm nên hình hài sắc vóc cho tác phẩm văn học, giúp tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc. - Đối với bạn đọc 8.0 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo,thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,5 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt 0,5
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_lop_9_ky_thi_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh.doc