Đề thi môn Ngữ văn Lớp - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2018-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

Đề thi môn Ngữ văn Lớp - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2018-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng!(.) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN 2015, trang 182)

a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. (0,25 điểm)

b/ Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)

c/ Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

d/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (1,0 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống. Trong đoạn văn có một câu văn có chứa thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần đó) và một câu cầu khiến (gạch chân câu đó).

Câu 3 (5,0 điểm)

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.

 (Bếp lửa – Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN 2015, trang 144)

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tình cảm và suy tư mà Bằng Việt gửi gắm trong đoạn thơ.

 

doc 4 trang hapham91 8522
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2018-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
—————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2018– 2019
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho tất cả các thí sinh
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (2,0 điểm)
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng!(...) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN 2015, trang 182)
a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. (0,25 điểm)
b/ Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)
c/ Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
d/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (1,0 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống. Trong đoạn văn có một câu văn có chứa thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần đó) và một câu cầu khiến (gạch chân câu đó).
Câu 3 (5,0 điểm)
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
 	Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm 
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi 
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui 
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả 
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
 (Bếp lửa – Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN 2015, trang 144)
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tình cảm và suy tư mà Bằng Việt gửi gắm trong đoạn thơ.
———— Hết————
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh 
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
————————
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN 
(Dành cho tất cả các thí sinh)
—————————
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Tự sự
0,25
b
- Lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên là: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” hoặc“ô”
0,25
c
- Phép thế: Ông thế cho Họa sĩ.
- Phép nối: Còn.
Thí sinh có thể xác định đúng được các phép liên kết khác vẫn cho điểm tối đa.
0,5
d
- Anh con trai, / rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, / trao bó hoa 
 CN1	 TPPC	 VN1
đã cắt cho người con gái, / và / cũng rất tự nhiên, / cô gái / đỡ lấy.
 QHT TN CN2 VN2 	 
- Câu trên là câu ghép.
0,5
0,5
Câu 2 (3,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn. Nếu thí sinh không viết đúng hình thức đoạn văn thì tối đa chỉ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu về nội dung: Thí sinh cần hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. Có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ước mơ trong cuộc sống.
2,0
- Ước mơ là những dự định, khát khao về những điều tốt đẹp mà con người mong đạt được trong cuộc sống. 
0,25
- Ước mơ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người:
Ước mơ là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta, giúp ta biết sống có mục đích, lí tưởng và hướng tới những điều tốt đẹp.
+ Ước mơ chính là khởi điểm của niềm tin và là động lực để chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
+ Ước mơ khiến cho cuộc sống của mỗi người trở nên tràn đầy ý nghĩa, được sống với khát vọng, đam mê, khẳng định được năng lực, giá trị của bản thân.
0,5
0,25
0,25
- Phê phán bạn trẻ sống không có ước mơ, sống hoài, sống phí tuổi thanh xuân của mình. Mặt khác, những ước mơ tầm thường, vị kỉ cũng không đáng trân trọng.
0,25
- Là một học sinh, chúng ta cần phải có ước mơ, lí tưởng sống. Muốn hiện thực hóa ước mơ mỗi người cần có lòng quyết tâm, sự kiên trì, tính nhẫn nại; cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng, hoàn thiện trí tuệ và tâm hồn mình.
0,5
2
Thực hiện đúng những yêu cầu về kiến thức tiếng Việt của đề bài.
1,0
- Viết một câu có thành phần biệt lập phụ chú và gạch chân thành phần đó.
- Viết một câu cầu khiến và gạch chân câu cầu khiến đó.
0,5
0,5
Câu 3 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 
0,5
- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt có cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu suy tư, triết luận, thiên về việc khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi thơ.
- Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa năm 1963, khi ông đang là sinh viên du học tại Liên Xô. 
- Giới thiệu đoạn thơ.
2
Cảm nhận đoạn thơ 
3,5
a. Về nội dung:
* Người cháu suy ngẫm về “ngọn lửa” của lòng bà, sức sống, niềm tin của cuộc đời bà:
- Cụm từ rồi sớm rồi chiều ẩn chứa cả một dòng thời gian âm ỉ, dai dẳng mang theo cả cuộc đời bà, mang theo bao tâm tình của đứa cháu nơi phương xa.
- Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả nâng lên thành hình ảnh ngọn lửa - một hình ảnh ẩn dụ mang nhiều ý nghĩa: bếp lửa bà nhen sáng bừng lên thành ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà. Đó còn là ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Từ láy dai dẳng và dấu chấm lửng ở cuối câu thơ đã diễn tả sâu sắc sự bền bỉ và sức lan tỏa mãnh liệt tình yêu thương và niềm tin nơi bếp lửa của bà. 
- Điệp ngữ một ngọn lửa như một điệp khúc, có tác dụng nhấn mạnh ngọn lửa chính là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu, hun đúc trong cháu, cháy sáng trong cháu, nâng bước cháu trên suốt chặng đường đời. Các động từ nhen, ủ sẵn, chứa đã khẳng định tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh, ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Như vậy, bà không để lại cho con cháu những giá trị vật chất thông thường mà để lại một điều quý giá hơn gấp bội: ngọn lửa của sự sống. Bà là hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa, truyền lửa. 
0,25
0,25
0,25
* Những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ về người bà kính yêu, về bếp lửa:
- Từ láy lận đận với hai thanh trắc giàu sức gợi hình, biểu cảm đã diễn tả cả cuộc đời vất vả, chuân chuyên của bà. Cụm từ biết mấy nắng mưa là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những thăng trầm của cuộc sống, tô đậm thêm sự hi sinh cần mẫn của đời bà. Mấy chục năm rồi, lời thơ kể mà như đếm, gợi nên cả một tuổi thanh xuân, cả một đời người thức khuya dậy sớm gắn liền với khói bếp cay nồng. Bà vẫn nhóm lên ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa đầy sức sống lan tỏa, sẻ chia ấm áp. Sự tảo tần, đức hi sinh của bà vẫn vẹn nguyên như thuở nào. 
- Điệp từ nhóm ngân lên và khơi dậy biết bao yêu thương, bao rung cảm khi nhà thơ suy tư về hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà: 
+ Hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm ở khổ thơ thứ nhất đến đây được lặp lại tạo thành mạch cảm xúc nối liền, ngân vang như một lời khẳng định về sự cần mẫn, khéo léo của bà. Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để sưởi ấm cho bà và cháu; để luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng trong những tháng năm thiếu thốn; để nhóm tình yêu thương, lan tỏa tình yêu thương vô hạn từ bà nhằm sưởi ấm và chở che cho cháu, thắp lên trong trái tim nhỏ bé của cháu những xúc cảm nhân bản. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui gợi nhớ về những năm tháng hai bà cháu sống trong sự đoàn kết, sẻ chia cùng xóm làng. Các từ ngữ ấp iu nồng đượm, yêu thương, ngọt bùi, chung vui đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm, hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Đó là sự đan xen, quấn quýt giữa những giá trị vật chất đời thường với những giá trị tinh thần cao đẹp. 
+ Bếp lửa của bà nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Bếp lửa của bà gợi nhớ về một tuổi thơ thiếu thốn nhưng ấm áp, nghĩa tình; nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng từ thuở ấu thơ của cháu; hướng cháu đến những lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời. 
- Hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin và sức sống cho cháu. Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà - người phụ nữ Việt Nam truyền thống - với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thương, để rồi từ đó thốt lên trong bao nhớ nhung và trân trọng: Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa! Bếp lửa kì lạ đã nhóm dậy cả một chân trời kỉ niệm, cả một tuổi thơ, cả một tâm hồn. Dấu gạch ngang trong câu thơ là một tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, như một khoảng lặng trong bản nhạc để làm nền cho hai tiếng bếp lửa ngân lên diễn tả bao tâm tình, bao sự kính trọng và yêu thương đối với bà. Bếp lửa đã khơi dòng suy ngẫm của tác giả lẫn độc giả về cuộc đời tần tảo và nghĩa tình của bà.
0,5
0,75
0,25
* Niềm thương nhớ bà của cháu:
+ Biện pháp liệt kê kết hợp với điệp từ và điệp cấu trúc có trăm đã mở ra một thế giới rộng lớn với những điều vui tươi, mới mẻ. Nhưng cuộc sống hiện đại với ngọn khói trăm tàu, ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả ấy vẫn không thể làm cho cháu nguôi đi nỗi nhớ thương đau đáu, thường trực về bà, một nỗi nhớ đến mức chẳng lúc nào quên nhắc nhở.
+ Mỗi ngày nhà thơ đều tự hỏi: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Mỗi ngày đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh bếp lửa đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng theo nhà thơ suốt cả cuộc đời.
0,5
0,25
b. Về nghệ thuật: 
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận. Hình ảnh thơ sinh động, giàu sức gợi. Hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng, gắn liền với hình ảnh người bà, là điểm tựa khơi gợi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. Nhiều biện pháp tu từ được vận dụng thành công như: ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ 
0,5
3
Nhận xét về những tình cảm, suy tư mà Bằng Việt gửi gắm trong đoạn thơ
0,75
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt chứa đựng những tình cảm và suy tư mang ý nghĩa triết lí sâu sắc: 
+ Nhà thơ bày tỏ niềm nhớ thương và lòng biết ơn với bà, đó cũng chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình người, tình đất nước. 
+ Với Bằng Việt, bếp lửa của tình bà chính là bếp lửa của tình đời, tình người; bình dị, đơn sơ nhưng thiêng liêng, kì diệu. 
+ Qua thi phẩm, Bằng Việt còn khẳng định những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
0,25
0,25
0,25
4
Kết luận
0,25
Lưu ý chung:
- Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. 
- Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm. 
—Hết—

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_ky_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen.doc