Đề thi môn Ngữ văn Lớp - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT - Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ninh

Đề thi môn Ngữ văn Lớp - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT - Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ninh

Câu 1. (2 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, trang 139)

a. Đoạn thơ trên trích trong vản bản nào? Tác giả là ai?

b. Từ “lại” trong câu thơ thứ ba được sử dụng chủ yếu để diễn tả điều gì?

c. Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu.

d. Khái quát nội dung đoạn thơ bằng một câu văn.

PHẦN II. Tạo lập văn bản (8 điểm)

Câu 1. (3 điểm)

 Ngày 18/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, trao bằng kheo cho nhóm học sinh Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn ( Trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên) vừa đoạt giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm 2018-2019, với đề tài “Máy là sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. Đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về tính sáng tạo và khả năng ứng dụng thữ tiễn. Đây chính là kết quả của quá trình miệt mài học tập, không ngừng sáng tạo và niềm đam mê khoa học kĩ thuật cháy bỏng của hai em.

(Theo Báo Giáo dục ngày 19/3/2019)

 Từ tấm gương hai học sinh trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của sáng tạo trong đời sống. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân thành phần tình thái).

Câu 3. (5 điểm)

 Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người?

 

docx 6 trang hapham91 6950
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT - Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2020
 TỈNH QUẢNG NINH Môn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 01 trang)
PHẦN I. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
 (1) Có người hỏi tôi, tại sao sân bay quốc tế Vân Đồn, một sân bay còn rất "trẻ", lại được Chính phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch. Khi ấy, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là tập thể của mình. Cùng với cơ sở vật chất, phương tiện và quy trình, thì nhiệt huyết lần trách nhiệm và lòng yêu nước của các anh, chị, em tối là sức mạnh của sân bay quốc tế Vân Đồn. Tôi nhìn thấy niềm hạnh phúc trong ánh mắt, nụ cười "đồng đội" khi thấy đồng bào đặt chân lên đất mẹ.
 (2) Chiều nay, vừa nhận được tin nhắn của con gái không được gặp ba sau nhiều tháng xa cách "Ba nhớ giữ gìn sức khỏe!", cũng là lúc đồng nghiệp gửi cho tôi hình chụp lời bình luận trên mạng dưới thông tin sân bay quốc tế Vân Đồn đón đồng bào về nước: "Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có thể chưa cất cánh về mặt kinh tế, nhưng đã khởi đầu bằng một nhiệm vụ quốc gia nặng nghĩa nặng tình!".
 (3) Khóe mắt tôi bỗng cay cay. Hình ảnh một thương cảng Vân Đồn sầm uất 100 năm trước hiện lên cùng niềm tin. Tôi biết, sau những chuyến đón đồng bào về tổ quốc, sẽ là những chuyến đón đưa nhộn nhịp kết nối Việt Nam với khắp năm châu. Sau những ánh mắt mừng vui của các "chiến binh" áo trắng, áo xanh của tôi ngoài kia đón "người mình” an toàn về tổ quốc, sẽ là nụ cười hạnh phúc của các anh chị em, thấy quê hương mình phát triển. Và trên con đường chông gai khó kể, Vân Đồn sẽ cất cánh bằng niềm tin của Tổ quốc Việt Nam.
(Phạm Ngọc Sáu, 
Câu 1. (0,5 điểm) Trong đoạn văn (1), tác giả khẳng định những cơ sở nào khiến sân bay Vân Đồn được Chính phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch ?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định các lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn (2).
Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn (3).
Câu 4. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn in đậm.
PHẦN II. Tạo lập văn bản (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
 “Tạm dừng việc đến trường, không dừng việc học" là thông điệp Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắn gửi tới các giáo viên, học sinh toàn quốc trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
 Từ thông điệp trên, hãy viết một đoạn văn (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối (gạch chân từ nối).
Câu 2. (5,0 điểm) 
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, dẫn theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, trang 94)
--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2019
 TỈNH QUẢNG NINH Môn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 01 trang)
Câu 1. (2 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, trang 139)
Đoạn thơ trên trích trong vản bản nào? Tác giả là ai?
b. Từ “lại” trong câu thơ thứ ba được sử dụng chủ yếu để diễn tả điều gì?
Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu.
d. Khái quát nội dung đoạn thơ bằng một câu văn.
PHẦN II. Tạo lập văn bản (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
 Ngày 18/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, trao bằng kheo cho nhóm học sinh Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn ( Trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên) vừa đoạt giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm 2018-2019, với đề tài “Máy là sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. Đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về tính sáng tạo và khả năng ứng dụng thữ tiễn. Đây chính là kết quả của quá trình miệt mài học tập, không ngừng sáng tạo và niềm đam mê khoa học kĩ thuật cháy bỏng của hai em. 
(Theo Báo Giáo dục ngày 19/3/2019)
 Từ tấm gương hai học sinh trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của sáng tạo trong đời sống. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân thành phần tình thái).
Câu 3. (5 điểm)
 Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người?
--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2018
 TỈNH QUẢNG NINH Môn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
... Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ...
(Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 143)
 a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
 b. Trong các từ nhóm trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhóm trong đoạn thơ.
 c. Nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp từ nhóm trong đoạn thơ trên.
Câu 2. (3,0 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị, trong đó có sử dụng một phép liên kết (gạch chân dưới phương tiện liên kết và gọi tên phép liên kết được sử dụng).
 Câu 3. (5,0 điểm) 
 Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp.
 Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr180) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2017
 TỈNH QUẢNG NINH Môn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 01 trang)
Câu 1. (2 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
 Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
 - Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
 Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
 - Ba... a... a... ba!
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 198)
Đoạn trích trên rút trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn trích trên.
Tiếng kê thét lên: - Ba a a ba! Bộc lộ tâm trạng, cảm xúc như thế nào của nhân vật?
Câu 2. (3 điểm)
 Ngày 18/5/2017, tại thị xã Đông Triều, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ Tuyên dương học sinh xuất sắc, tiêu biểu năm 2016-2017. Trong số 205 học sinh toàn tỉnh được vinh danh tại buổi lễ này có tấm gương hai em Nguyễn Minh Anh và Nguyễn Diệu Linh – học sinh lớp 7B trường THCS Nguyễn Văn Thuộc – thành phố Hạ Long. Trước đó, ngày 05/01/2017 các em nhặt được 10 triệu đồng và đã mang đến trường nhờ thầy cô trả lại cho người mất. 
 Từ sự việc trên, hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực (trong đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán, gạch chân thành phần cảm thán đó).
Câu 3. (5 điểm)
 Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
 Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi,
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
 Không có kính, rồi xe không có đèn,
 Không có mui xe, thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật,
Ngữ văn 9, tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 131,132)
--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2016
 TỈNH QUẢNG NINH Môn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 01 trang)
Câu 1. (2 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 119)
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.
Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích trên.
 Câu 2. (3,0 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn từ 10 đến 15 câu bàn về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống (trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái, gạch chân thành phần tình thái đó ).
 Câu 3. (5,0 điểm)
 Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
 Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, 
Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.58)
--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2015
 TỈNH QUẢNG NINH Môn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, 
Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 58)
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?
Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?
Câu 2. (3,0 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.
Câu 3. (5.0 điểm)
 Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:
 Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
 Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162)
--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_lop_ky_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_so_gd_d.docx