Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 1: Học hát bài "Bóng dáng một ngôi trường" - Trường THCS Xà Phiên

Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 1: Học hát bài "Bóng dáng một ngôi trường" - Trường THCS Xà Phiên

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hát chính xác giai điệu và những chỗ đảo phách của bài hát.

- Hát với tình cảm, tính chất sôi nổi nhiệt tình.

- Giáo dục tình yêu về mái trường, thầy cô và bạn bè.

II. Chuẩn bị :

- Đàn,máy nghe nhạc.

- Hát thuần thục bài hát.

- Sưu tầm 1 số bài hát về mái trường, thầy cô.

- Tranh bài hát Bóng dáng một ngôi trường.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định trật tự và kiểm tra sĩ số:

- Cho học sinh hát khởi động một bài hát.

2. Kiểm tra bài cũ : khụng

3. Bài mới : Giới thiệu bài mới vào nội dung bài học

 

doc 50 trang maihoap55 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 1: Học hát bài "Bóng dáng một ngôi trường" - Trường THCS Xà Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /202 Ngày dạy: / / 202
Tuần 1 - Tiết 1:
 Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hát chính xác giai điệu và những chỗ đảo phách của bài hát.
- Hát với tình cảm, tính chất sôi nổi nhiệt tình.
- Giáo dục tình yêu về mái trường, thầy cô và bạn bè.
II. Chuẩn bị :
- Đàn,máy nghe nhạc.
- Hát thuần thục bài hát.
- Sưu tầm 1 số bài hát về mái trường, thầy cô.
- Tranh bài hát Bóng dáng một ngôi trường.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định trật tự và kiểm tra sĩ số:
- Cho học sinh hát khởi động một bài hát.
2. Kiểm tra bài cũ : khụng
3. Bài mới : Giới thiệu bài mới vào nội dung bài học
HĐ của GV
Nội dung
 HĐ của HS
GV ghi bảng
GV thuyết trình
GV minh họa
GV ghi bảng
GV giảng
GV điều khiển
GV dạy
GV điều khiển
Học hát: Bóng dáng một ngôi trường.
 Nhạc và lời: Hoàng Lân.
1. Giới thiệu tác giả :
- Nhạc sĩ Hoàng Lân ( cùng với nhạc sĩ Hoàng Long là anh em sinh đôi) sinh ngày 18 - 06 - 1942 tại thị trấn Sơn Tây ( Hà Tây ).
- Ông là nhạc sĩ gắn bó mật thiết với tuổi thơ, ông đã sáng tác hàng trăm tác phẩm cho thiếu nhi trong thời gian hơn 40 năm qua. Âm nhạc của Hoàng Lân giản dị, trong sáng dễ thuộc, dễ nhớ, đã có sức sống trong các lứa tuổi thơ. Có thể kể tên những bài hát tiêu biểu như : Đi học về, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Bác Hồ - Người cho em tất cả, Thật là hay, Mùa hè ước mong và nhiều tác phẩm khác đã được phổ biến rộng rãi qua các thế hệ thiếu nhi.
- GV cho nghe một số trích đoạn các ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Lân, hoặc cho HS hát một số bài hát mà HS biết.
2. Giới thiệu bài hát :
- Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang trong lòng một tình cảm được lưu giữ từ một mái trường, nơi có các thầy cô giáo và những bạn bè thân thiết của một thời cắp sách. Những dấu ấn đó sẽ đọng mãi trong lòng chúng ta với những kỉ niệm khó phai mờ.
- Bài hát Bóng dáng một ngôi trường có giai điệu tươi trẻ, trong sáng và lời ca giàu hình ảnh.
3. Dạy hát : 
- Cho học sinh nghe bài hát Bóng dáng một ngôi trường (Bằng đĩa nhạc ). 
- GV chia câu, chia đoạn, bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn :
+ Đoạn a : âm nhạc sôi nổi, linh hoạt.
+ Đoạn b : âm nhạc tha thiết, lôi cuốn.
- Cho HS luyện thanh, âm mẫu La .
- Giáo viên dạy theo trình tự móc xích từng câu nhạc cho đến hết bài hát, mỗi câu GV hát mẫu 2 lần sau đó đánh đàn khoảng 2, 3 lần, yêu cầu HS nghe và nhẩm theo.
- Sau khi HS hát được cả bài GV cho HS hát toàn bộ bài hát 2 lần, lần thứ 2 kết hợp với gõ phách.
- Cho một vài HS khá lên bảng đánh nhịp cho cả lớp hát, HS hát thể hiện đúng tính chất của bài hát.
- Cho HS hát theo nhóm kết hợp gõ phách.
- Các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau.
- Kiểm tra HS hát cá nhân bài hát, GV nhận xét và cho điểm.
- Yêu cầu HS kể tên một số bài hát nói về mái trường, thầy cô (Mái trường mến yêu, Bụi phấn)
HS ghi bài
HS nghe và ghi bài
HS nghe 
HS ghi bài
HS nghe và ghi bài
HS nghe
HS thực hiện
HS hoạt động theo nhóm
4. Củng cố bài dạy : Yêu cầu HS hát lại bài hát Bóng dáng một ngôi trường
5. Dặn dò : GV yêu cầu học sinh về nhà học thuộc bài hát và đọc bài đọc thêm.
Ngày soạn: / /202 Ngày dạy: / / 202
Tuần 2 - Tiết 2:
 - Nhạc lí: Giới thiệu về quãng.
 - Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng - TĐN số 1.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh đọc chính xác giai điệu của bài TĐN số 1.
- Hiểu sơ lược về định nghĩa và cấu tạo của giọng Son trưởng .
- HS biết sơ lược về quãng.
II. Chuẩn bị:
- Mỏy nghe nhạc.
- Bảng phụ dạy phần nhạc lí.
- Tranh bài TĐN số 1.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định trật tự và kiểm tra sĩ số:
- Cho học sinh hát khởi động một bài hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi một HS lên bảng trình bày lại bài hát: Bóng dáng một ngôi trường.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài mới vào nội dung bài học.
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV thực hiện
GV giảng
GV minh họa
GV ra bài tập
GV viết bảng
GV treo bảng phụ
GV giảng
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV điều khiển
GV dạy
GV điều khiển
I. Nhạc lí: Giới thiệu về quãng.
- GV đưa ra 1 số ví dụ về quãng.
- HS nhận xét về định nghĩa quãng (Quãng là khoảng cách về cao độ của hai âm thanh liền bậc hoặc cách bậc, mỗi Quãng mang một tính chất riêng).
- Tùy theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên gọi và tính chất các quãng trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.
- GV lấy VD về các quãng trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm và giải thích cho HS hiểu về số cung trong các VD tạo nên các tính chất khác nhau giữa chúng.
- Cho HS nghe các VD trên để HS hiểu thêm về tính chất của các quãng.
- Cho HS làm bài tập xác định quãng theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, GV sửa và chữa lỗi của các nhóm.
- GV củng cố lại phần Quãng và đưa ra cho HS một số cách tìm và xác định các quãng trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.
II. Tập đọc nhạc.
1. Giọng son trưởng.
- GV đưa cấu tạo hai giọng Son trưởng và Đô trưởng. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét rút ra những điểm giống và khác nhau của hai giọng đó.
- GV củng cố và giải thích cấu tạo của giọng Son trưởng.
- Yêu cầu HS rút ra định nghĩa giọng Son trưởng.
- Cho HS đọc gam Son trưởng.
- GV cần mở rộng cho HS hiểu tất cả các giọng trưởng đều được xây dựng trên một cấu tạo gam trưởng như nhau, chỉ khác về hóa biểu và õm chủ của giọng đó.
2. Tập đọc nhạc số 1 : Cây sáo (trích).
- Cho HS quan sát và nhận xét bài TĐN số1 về cao độ và trường độ.
- GV chia câu cụ thể : gồm 4 câu được xây dựng trên 2 âm hình tiết tấu gần giống nhau.
- Cho HS luyện thang âm Son trưởng.
- Cho HS đọc bài kết hợp gõ phách (2lần).
- GV ghép lời và hướng dẫn HS ghép lời ca.
- Yêu cầu từng nhóm đọc bài kết hợp gõ phách và ghép lời ca của bài TĐN số 1.
- Các nhóm nghe và tự nhận xét lẫn nhau.
- Hướng dẫn HS cách đánh nhịp cho bài TĐN.
- Yêu cầu một số HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp đọc bài.
- GV kiểm tra cá nhân HS đọc bài TĐN.
- GV nhận xét và cho điểm.
HS ghi bài
HS quan sát, nhận xét
HS nghe
HS nghe
HS làm bài
HS ghi bài
HS nhận xét
HS nghe
HS ghi bài
HS nhận xét
HS thực hiện
HS đọc
HS hoạt động nhóm
4. Củng cố:
- GV nêu lại những nội dung đã học.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài TĐN số 1.
5. Dặn dò:
- GV yêu cầu học sinh về nhà học thuộc bài.
- Làm bài tập SGK và đọc trước bài học tuần sau.
Ngày soạn: / /202
Ngày dạy : / / 202
Tuần 3 - Tiết 3:
 - Ôn tập bài hát : Bóng dáng một ngôi trường.
 - Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
 - Âm nhạc thường thức : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hát được giai điệu có tình cảm và sắc thái của bài hát, hát chính xác các chỗ có đảo phách.
- Giúp học sinh đọc chính xác giai điệu của bài tâp đọc nhạc.
- HS hiểu thế nào là những ca khúc phổ thơ.
II. Chuẩn bị:
- Đài, đài đĩa, đàn.
- Bảng phụ.
- Một số tư liệu về ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định trật tự và kiểm tra sĩ số:
- Cho học sinh hát khởi động một bài hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 học sinh lên bảng đọc lại bài TĐN số 1.
- GV nhận xét và cho điểm. 
3. Bài mới : Giới thiệu bài mới vào nội dung bài học.
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV hỏi
GV giảng
GV thực hiện
GV giảng
GV minh họa
I. Ôn tập bài hát: 
Bóng dáng một ngôi trường
- GV cho HS hát lại bài hát Bóng dáng một ngôi trường.
- GV nghe và sửa sai cho HS.
- GV rèn cho HS cách trình bày và cách thể hiện đúng tính chất của bài hát.
- Cho HS hát lại những chỖ HS hát chưa chính xác, GV có thể hát mẫu lại cho HS nghe để HS ghi nhớ và hát đúng.
- GV cho học sinh hát theo nhóm kết hợp gõ phách.
- HS nghe và nhận xét từng nhóm.
- GV hướng dẫn HS hát đối đáp giữa các nhóm tạo hứng thú cho HS trong quá trình ôn tập.
- Yêu cầu một số HS khá hát lĩnh xướng đoạn a và cả lớp hòa giọng đoạn b. Hoặc cho một nhóm hát vôcal đệm cho HS hát lĩnh xướng.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp hát, yêu cầu hát đúng tình cảm sắc thái của bài hát.
- Kiểm tra HS hát cá nhân bài hát.
- GV nhân xét và cho điểm.
- Yêu cầu HS gấp sách lại và hát thuộc bài hát Bóng dáng một ngôi trường.
II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Cho HS nghe lại giai điệu bài TĐN số 1.
- Cho HS đọc lại bài TĐN số 1, GV nghe và sửa sai cho HS. Yêu cầu HS đọc bài thể hiện rõ tiết tấu của bài TĐN số 1.
- Cho HS đọc theo nhóm kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau.
- GV có thể đánh đàn một câu nhạc bất kỳ trong bài TĐN số 1 và yêu cầu HS nhận biết và đọc câu nhạc đó lên.
- Kiểm tra HS đọc bài TĐN cá nhân.
- GV nhận xét và cho điểm.
III. Âm nhạc thường thức: 
Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
- Cho HS đọc bài SGK.
- Em hiểu thế nào là ca khúc thiếu nhi phổ thơ? Kể tên một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ mà em biết?
- GV giảng về tác dụng của những ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
- GV treo bảng phụ một số bài thơ và những bài hát được phổ từ bài thơ đó, cho HS quan sát và nhận xét và rút ra những cách phổ thơ thành bài hát.
- GV củng cố và phân tích cho HS biết những cách phổ thơ thành bài hát ( có dẫn chứng cụ thể).
- Cho HS nghe 1 số trích đoạn của các bài hát, HS nhận xét những bài hát đó đã được phổ thơ bằng những cách nào. 
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS đọc
HS trả lời
HS nghe
HS nhận xét
HS nghe
4. Củng cố:
- GV nêu lại những nội dung đã học.
- Cho HS hát lại bài hát.
5. Dặn dò : GV yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài học tuần sau.
Ngày soạn: / /202
Ngày dạy : / /202
Tuần: 4, 5, 6 - Tiết: 4, 5, 6 
Chủ đề: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu 
 - HS biết bài “Nụ cười” là bài hát dân ca Nga.
 - Biết bài hát viết ở nhịp 2/2. 
 - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Nụ cười. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, biết thể hiện ở các hình thức khác nhau: đơn ca, song ca, nhóm, tập thể đối đáp nam nữ vv .
- HS biết công thức cấu tạo giọng Mi thứ (Emoll).
- HS biết bài TĐN số 2 – “Nghệ sĩ với cây đàn” là nhạc Nga, được viết ở giọng Emoll, nhịp 3/4. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu và ghép lời ca kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
- Luyện đọc gam e moll hoà thanh.
- HS biết khái niệm về hợp âm, phân biệt được hợp âm 3 và hợp âm 7
- HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-côp-xki.
- Luyện đọc nhạc kết hợp gõ đệm và viết kí hiệu âm nhạc.
- Qua nội dung của bài hát giáo dục học sinh biết giữ gìn sự hồn nhiên của tuổi học trò, biết mamg niềm vui và tiếng cười đến với mọi người. Từ đó lạc quan, tin yêu hữu nghị giữa thiếu nhi các nước. Biết trân trọng và yêu thích các bài hát dân ca nước ngoài.
- Phát huy năng lực hiểu biết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, thực hành âm nhạc, trình diễn âm nhạc và sáng tạo âm nhạc
II. Nội dung.
Học hát: Bài Nụ cười . 
Ôn tập bài hát Nụ cười
Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ - TĐN số 2
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2 
Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Traicopxki.
III. Chuẩn bị.
GV hát thuần thục bài hát Nụ cười.
Đọc nhạc và hát chính xác lời ca bài TĐN số 2.
Đàn phím điện tử, đài catset, đĩa nhạc bài Nụ cười
 Bản đồ thế giới và một số tư liệu hình ảnh về nước Nga. Một số bài hát Nga.
Một số tư liệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Bảng phụ hoặc trình chiếu bài hát, bài TĐN số 2.
HS chuẩn bị thanh phách, SGK, vở chép nhạc.
 Một số giai điệu bài hát viết ở giọng Mi thứ.
Bảng phụ chép ví dụ về hợp 3 và hợp âm 7.
 Ảnh và tư liệu về nhạc sĩ Trai-côp-xki
 Đĩa nhạc bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” và một số trích đoạn bài hát của Trai-côp-xki
Tiết 4
Học hát: Bài “Nụ cười”
Tiến trình hoạt động
A. Hoạt động khởi động
Hoạt động chung cả lớp:
Học sinh lắng nghe trích đoạn của một số bài dân ca Nga như: Ca-chiu-sa, Đôi bờ, Chiều Matxcova...
Cho HS xem 1 số hình ảnh về phong cảnh và cuộc sống của Nga.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động chung cả lớp: HS nghe bài hát Nụ cười (xem video hoặc giáo viên trình bày) 
 NỤ CƯỜI
 Nhạc Nga
 Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên
Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết bức tranh thể hiện trạng thái tình cảm gì?
Hoạt động cá nhân: 
HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi sau:
+ Bài hát được viết ở nhịp bao nhiêu?
+ Bài hát được chia thành mấy đoạn? Nêu tính chất của từng đoạn?
 + Em hãy chia các câu hát trong mỗi đoạn? 
 Đoạn a: 
 Câu 1: Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
 Câu 2: Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.
 Câu 3: Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui.
 Câu 4: Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.
 Đoạn b:
 Câu 1: Để làn mây không bay đi xa những giọt mưa bay bay bên ta.
 Câu 2: Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô.
 Câu 3: Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa.
 Câu 4: Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta.
 Câu 5: Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa.
 Câu 6: Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xóa nhòa.
 (Lời 2 chia tương tự như lời 1)
 + Nêu những kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát?
 + Nội dung ( hoặc chủ đề) bài hát nói về điều gì?
Hoạt động thực hành: 
Hoạt động chung cả lớp
HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát theo giai điệu: đồ, rê, mi, pha, son..
Tập hát từng câu theo lối móc xích như sau:
+ Tập hát câu thứ 1: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. GV chỉ định 1 vài HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai.
+ Tập hát câu thứ 2 tương tự câu thứ 1
+ Hát nối tiếp câu thứ 1 với câu thứ 2
+ Đến hết bài GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, HS nam hoặc nữ trình bày lại.
Hoạt động nhóm
Tập hát cả bài
+ HS tự luyện tập bài hát
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. Chú ý đoạn a hát đúng tính chất giọng Đô trưởng, đoạn b chuyển sang giọng Đô thứ.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận
Hoạt động chung cả lớp
Củng cố bài hát
+ HS tập hát đối đáp và hòa giọng
Người hát
Câu hát
HS Nữ
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.
HS Nam
Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui. Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.
Nam nữ
Để làn mây không bay đi xa những giọt mưa bay bay bên ta. Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô. Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta. Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xóa nhòa.
(Hát tương tự với đoạn b)
+ HS tập hát nối tiếp và hòa giọng
Người hát
Câu hát
Nhóm 1
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
Nhóm 2
Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.
Nhóm 3
Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui.
Nhóm 4
Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.
Cả lớp
Để làn mây không bay đi xa những giọt mưa bay bay bên ta. Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô. Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta. Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xóa nhòa.
(Hát tương tự với đoạn b)
+ HS tập hát có lĩnh xướng
Người hát
Câu hát
Lĩnh xướng
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.
Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui.
 Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.
Cả lớp
Để làn mây không bay đi xa những giọt mưa bay bay bên ta. Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô. Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta. Tiếng cười vui luôn luôn bên ta, tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xóa nhòa.
(Hát tương tự với đoạn b có thể chọn HS khác lĩnh xướng)
D. Hoạt động ứng dụng
 Hoạt động nhóm
HS học thuộc bài hát Nụ cười để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. 
Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau: 
 + Hát bài Nụ cười kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
 + Hát bài Nụ cười kết hợp vận động theo nhạc: tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
Hoạt động với cộng đồng
Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Nụ cười trong các sinh hoạt của lớp của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng
E. Hoạt động bổ sung
 Hoạt động nhóm
 Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động mở rộng sau: 
Hãy sưu tầm một số hình ảnh về nước Nga, một số bài hát dân ca Nga...
Qua bài hát Nụ cười chúng ta cần làm gì để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát.
Tiết 5
Ôn tập bài hát: Nụ cười
Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ - TĐN số 2
I. Ôn bài hát Lí dĩa bánh bò.
Hoạt động khởi động
Cho HS chơi trò chơi: Nghe câu nhạc – đoán lời bài hát
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- HS biết công thức cấu tạo giọng Mi thứ (Emoll).
- HS biết bài TĐN số 2 – “Nghệ sĩ với cây đàn” nhạc Nga, được viết ở giọng Mi thứ, nhịp 3/4.
Hoạt động thực hành
Hoạt động chung cả lớp
HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát bằng giai điệu của âm La
HS hát lại bài hát 1 lần theo đàn kết hợp gõ phách
Hoạt động nhóm
Nhóm 1
Nhiệm vụ: Ôn tập bài hát Nụ cười kết hợp gõ đệm
Thời gian thực hiện: 8 phút
Phương tiện hỗ trợ: bản nhạc, nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan, mõ, trống con, lục lạc 
Hướng dẫn (nhóm trưởng điều khiển các hoạt động):
- Cả nhóm hát lại bài Nụ cười 1 lần, HS khá hướng dẫn các bạn sửa sai (nếu có).
- Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách mạnh (phách 1) và phách nhẹ (phách 2) của nhịp 2/4.
- Nhóm trưởng hoặc HS khá của nhóm hướng dẫn, sửa sai cho các bạn.
Kết quả: Cả nhóm trình bày bài Nụ cười kết hợp gõ đệm.
Nhóm 2
Nhiệm vụ: Ôn tập bài hát Nụ cười kết hợp vận động theo nhạc
Thời gian thực hiện: 8 phút
Phương tiện hỗ trợ: tivi, băng đĩa
Hướng dẫn (nhóm trưởng điều khiển các hoạt động):
- Xem băng tiết mục biểu diễn bài Nụ cười có động tác múa, ghi lại một số động tác.
- Tập múa theo băng hoặc sáng tạo các động tác khác.
- Hát bài Nụ cười kết hợp vận động theo nhạc.
- Nhóm trưởng hoặc HS khá của nhóm hướng dẫn, sửa sai cho các bạn.
Kết quả: Cả nhóm trình bày bài Nụ Cười kết hợp vận động theo nhạc.
Hoạt động ứng dụng 
Hướng các em HS thể hiện bài hát Nụ cười trong các buổi sinh hoạt của lớp của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. 
Hoạt động bổ sung
 Em hãy tìm một số động tác minh họa cho bài hát?
II. Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ - TĐN số 2
Hoạt động khởi động
Cho HS nghe trích đoạn giai điệu bài hát “Niềm vui của em”.
 ? Em thấy giai điệu bài hát Niềm vui của em rộn ràng hay tha thiết? 
Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Giọng Mi thứ
Hoạt động chung
 Em hãy nêu khái niệm và cấu tạo của gam thứ?
Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung 
 I II III IV V VI VII (I)
 1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1c 1c
Âm ổn định nhất trong Gam là bậc 1 ( âm chủ) 
GV giới thiệu về cấu tạo của giọng Mi thứ : 
- Hoạt động cá nhân
 + Em hãy nêu khái niệm của giọng Mi thứ?
+ Trong giọng thứ hòa thanh bậc mấy được tăng lên nửa cung?
+ Trong giọng Mi thứ hòa thanh nốt nào được tăng lên nửa cung?
GV giới thiệu về cấu tạo của giọng Mi thứ hòa thanh.
Hoạt động thực hành 
GV đặt câu hỏi nhận biết: Em hãy cho biết trong giọng Mi thứ khoảng cách giữa những nốt nào có cấu tạo trường độ là ½ c?
GV nhận xét câu trả lời của HS, sửa sai và khắc sâu cho HS cấu tạo của giọng Mi thứ.
Hoạt động ứng dụng 
Hoạt động nhóm
So sánh cấu tạo sự khác nhau của giọng Mi thứ tự nhiên và Mi thứ hòa thanh. 
Nhóm 1
Nhóm 2
Viết công thức của giọng Mi thứ tự 
nhiên
Viết công thức của giọng Mi thứ hòa thanh
 E. Hoạt động bổ sung
Hoạt động nhóm
Kể tên các bài hát thiếu nhi có giai điệu mượt mà tha thiết? 
GV nhận xét sự phát hiện của HS, phân tích và đánh giá các bài hát HS tìm được ở giọng thứ.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 2 
Hoạt động khởi động
 Hoạt động chung cả lớp
 GV trình chiếu bản nhạc bài TĐN số 2 và cho HS nghe giai điệu 1 lần. 
Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động chung cả lớp:
 HS quan sát bản nhạc 
Hoạt động cá nhân
 - Bản nhạc viết ở nhịp nào? kết thúc ở nốt nào? 
 - Bản nhạc viết ở giọng gì? 
 - Trong bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc gì?
 - Bài TĐN có mấy đoạn mấy câu?
( 1 đoạn 4 câu)
Câu 1: Trời khuya thanh vắng gió sương.
Câu 2: Chìm trong đêm tối khắp phố phường.
Câu 3: Một mình nghệ sĩ lặng đi đâu.
Câu 4: Với cây đàn trong đêm trường.
Hoạt động thực hành
Hoạt động chung cả lớp
HS khởi động giọng bằng thang âm Mi thứ đi lên và đi xuống. 
Hướng dẫn HS đọc giọng Mi thứ hòa thanh.
Hoạt động cá nhân: 
GV hỏi: Thế nào là nhịp ¾? 
Nốt cao nhất, thấp nhất của bài? 
GV giới thiệu, giải thích và hướng dẫn học sinh đọc chùm 3 móc đơn. 
Câu 1: GV cho HS xác định cao độ của các nốt nhạc trong câu. 
GV đàn giai điệu 2 lần, HS lắng nghe
GV đàn lần thứ 3 HS đọc theo đàn.
Câu 2 thực hiện như câu 1
GV nối câu 1 và câu 2 HS đọc theo
Câu 3, câu 4 làm tương tự như câu 1 và câu 2. 
HS đọc cả bài TĐN theo đàn. 
Gv đàn, HS dùng âm La để ghép lời. 
GV đàn, học sinh ghép lời từng câu nhạc đến cả bài TĐN
Củng cố bài TĐN
Chia HS thành 2 nhóm đọc đối đáp 
Nhóm 1: Câu 1 và Câu 3
Nhóm 2: Câu 2 và Câu 4
HS Nam: đọc câu 1
HS Nữ : đọc câu 2
HS Nam nữ đọc câu 3 và 4
Nửa lớp đọc nhạc; nửa lớp ghép lời. 
Hoạt động ứng dụng
Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp, thể hiện rõ nhịp ¾ gồm 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ. 
Hoạt động bổ sung
Hoạt động nhóm
GV đàn giai điệu 1 câu bất kì, HS phát hiện tìm ra câu trong bài. 
TIẾT 6
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC - TĐN SỐ 2
NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRAI-CỐP-XKI
I. NỘI DUNG 1: Ôn tập Tập đọc nhạc – TĐN số 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cá nhân
- Bài TĐN số 2 viết ở giọng gì? Nhịp gì? Trong bản nhạc có dạng trường độ khó ở nhịp nào?.
Hoạt động chung
- GV hướng dẫn HS đọc thang âm Mi thứ và Mi thứ hòa thanh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
( Tiết ôn tập không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động chung cả lớp
- Gv đàn giai điệu bài tập đọc nhạc số 2 cho học sinh nghe và đọc thầm.
Gv đàn giai điệu bài TĐN số 2 học sinh vỗ tay theo phách.
Học sinh đọc nhạc và vỗ tay theo nhịp 3/4. 
Hoạt động cá nhân và nhóm
Gọi 1 – 2 học sinh lên đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.
+ Học sinh khác nhận xét
Gọi nhóm học sinh (3 – 5 em) đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp 3/4.
+ Học sinh nhóm khác nhận xét
+ Gv nhận xét, đánh giá. 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Gv Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 đọc nhạc, nhóm 2 hát lời ca sau đó đổi lại.
+ Gv nhận xét sửa sai (nếu có).
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Em hãy vẽ bức tranh minh họa cho bài TĐN.
- Tìm hiểu thêm một số bài hát viết về người nghệ sĩ.
II. NỘI DUNG 2: Nhạc lí: Sơ lược về quãng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 	Hoạt động chung cả lớp:
- GV treo bảng phụ các ví dụ về quãng cho HS quan sát.
Hoạt động cá nhân
- Em hãy nêu lại khái niệm về quãng? Lấy một số ví dụ về các quãng 3. Sự khác nhau giữa quãng 3T, 3t? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
 HS biết khái niệm về hợp âm, phân biệt được hợp âm 3 và hợp âm 7
 Biết xây dựng các hợp âm 3 và hợp âm 7
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Hoạt động chung
 GV treo bảng phụ ví dụ về hợp âm 3 và hợp âm 7 để HS quan sát.
 Hoạt động cá nhân
 - Em hãy nêu khái niệm thể nào là hợp âm?
 - Có mấy loại hợp âm thường dùng? (hợp âm 3 và hợp âm 7)
 - Hợp âm 3 gồm mấy âm, hợp âm 4 gồm mấy âm? 
GV giới thiệu về cấu tạo của từng hợp âm
 - Hợp âm 3: gồm 3 âm: âm 1( âm gốc và là tên của hợp âm), âm 3, âm 5. Mỗi âm cách nhau một quãng 3, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5.
VD: Trong hợp âm Pha - La - Đô
+ Nốt Pha là âm 1 (âm gốc và là tên của hợp âm)
+ Nốt La là âm 3 (tính từ âm gốc)
+ Nốt Đô là âm 5 (Tính từ âm gốc)
Hoạt động cá nhân
Em hãy xây dựng hợp âm ba có âm gốc là nốt Đồ, rê, mi....
GV đưa ra VD về hợp âm 3 trưởng và hợp âm 3 thứ.
Em hãy tìm quãng 3T và 3t giữa các âm trong từng hợp âm.
GV nhận xét và rút ra kết luận:
- Tùy theo cách sắp xếp các quãng ba trưởng, ba thứ mà tạo thành các hợp âm trưởng, hợp âm thứ và các hợp âm khác.
+ Nếu hợp âm có quãng 3T ở dưới 3t ở trên thì hợp âm đó là hợp âm trưởng
+ Nếu hợp âm có quãng 3t ở dưới 3T ở trên thì hợp âm đó là hợp âm thứ.
Hoạt động cá nhân: Em hãy đọc tên hợp âm trong VD trên
(Hợp âm Đô trưởng và hợp âm Rê thứ)
Tương tự như thế hợp âm 7 gồm 4 âm: âm 1(âm gốc và là tên của hợp âm), âm 3, âm 5 và âm 7. Mỗi âm cách nhau quãng 3, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7. VD: 
(Hợp âm Son7 và Pha7)
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 2 nhóm
GV treo bảng bài tập
+ Nhóm 1: Hợp âm 3 còn thiếu âm 3 hoặc âm 5, hãy điền những nốt còn thiếu
+ Nhóm 2: Hợp âm 7 còn thiếu âm 3, âm 5 hoặc âm 7, hãy điền những nốt còn thiếu.
Hai nhóm cử đại diện lên bảng làm bài. GV nhận xét và cho điểm từng nhóm
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động cá nhân
- Hãy xây dựng các hợp âm: Mi thứ, Pha trưởng, son trưởng, la thứ, son 7, 
la 7.
III. NỘI DUNG 3 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai-cốp-xki
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động chung cả lớp
- Hs lắng nghe giai điệu và xem một số đoạn trích trong các tác phẩm của nhạc sĩ Trai-cốp-xki như: Cô gái miền đồng cỏ, Vũ kịch Hồ thiên nga....
- Hs xem hình ảnh nhạc sĩ Trai-cốp-xki
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động chung cả lớp
- Gv cho học sinh đọc và tìm hiểu nội dung bài học trong Sgk. 
- Gv đặt câu hỏi
+ Em hãy nêu những nét chính về nhạc sĩ Trai-cốp-xki?
+ Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu thuộc nhiều thể loại khác nhau của nhạc sĩ Trai-cốp-xki mà em biết?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Cho học sinh nghe bài hát Cô gái miền đồng cỏ.
+ Bài hát có giai điệu như thế nào? Hãy nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Gv kể cho HS nghe về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trai-cốp-xki
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Em hãy sưu tầm những hình ảnh về nhạc sĩ Trai-cốp-xki cũng như những tác phẩm khác của ông.
Ngày soạn: / / 202
Ngày dạy: / / 202
Tuần 7 - Tiết 7:
- ÔN TẬP 
- BÀI ĐỌC THÊM: NHẠC SĨ XUÂN HỒNG VÀ BÀI HÁT MÙA XUÂN TRÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
I. Mục tiêu: 
- HS củng cố lại những kiến thức đã học.
- HS biết áp dụng kiến thức đã học
II. Chuẩn bị:
- Ôn tập kĩ các kiến thức đã học.
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định trật tự:
- Cho HS hát khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quỏ trỡnh ụn tập
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới vào nội dung bài học.
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV kiểm tra
GV cho điểm
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV hỏi
GV thuyết trình
I. Ôn tập hai bài hát: 
- GV cho học sinh ôn lại các bài hát trên.
- Mỗi bài HS hát 1 lần.
- GV nghe và sửa sai, yêu cầu học sinh hát lại những chỗ chưa chính xác.
- GV hướng dẫn học sinh hát đúng tình cảm sắc thái của bài hát, hát đúng tính chất của bài hát.
- GV cho HS thành lập theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 4 em, các nhóm cử đại diện lên bốc thăm số bài hát của mình, cho các nhóm chuẩn bị khoảng 3'. Sau đó GV gọi từng nhóm lên trình bày bài hát. yêu cầu khi hát phải có phong cách biểu diễn kết hợp phụ hoạ động tác cho bài hát.
- GV nhận xét và cho điểm từng nhóm.
- Kiểm tra 15 phút: GV cho HS thành lập theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 4 em, cho các nhóm chuẩn bị khoảng 3'. Sau đó GV gọi từng nhóm lên trình bày bài TĐN theo số bốc thăm từ trước, yêu cầu khi đọc nhạc phải kết hợp gõ phách và 1 bạn đánh nhịp cho cả nhóm đọc.
II. Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Xuân Hồng và bài hát Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh
- HS đọc SGK
? Nhạc sĩ Xuân Hồng sinh và mất năm nào? Quê ở đâu?
? Bài hát Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh ra đời trong giai đoạn nào?
- GV giới thiệu sơ qua về Nhạc sĩ Xuân Hồng và bài hát Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh cho hs nghe.
HS ghi bài
HS hát
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nghe
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS đọc SGK
HS trả lời
HS nghe
4. Củng cố: Cho HS hỏt lại các bài hát và TĐN.
5. Dặn dò :
- Nhắc HS về nhà học bài chuẩn bị cho kiểm tra
- GV cho HS giới hạn ôn tập.
Ngày soạn: / / 202
Ngày dạy: / / 202
Tuần 8 – Tiết 8:
KIỂM TRA 1 TIẾT
ĐỀ :
Cõu 1 : Em hóy trỡnh bày bài hỏt " Nụ cười " - Nhạc Nga
 Cõu 2 : Trỡnh bày bài Tập đọc nhạc số 1 - Cây sáo
Ngày soạn: / / 202
Ngày dạy : / / 202
Tuần 9 - Tiết 9:
Học hát : Bài Nối vòng tay lớn.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hát chính xác giai điệu của bài hát.
- Tập hát với khí thế hào hứng, sôi nổi, nhiệt tình, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ.
- Qua bài hát giáo dục các em tình đoàn kết thân ái, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất, hòa bình.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, đài, đĩa nhạc.
- Tranh bài hát.
- Một vài bài hát về thanh niên.
- Một số tư liệu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định trật tự và kiểm tra sĩ số:
- Cho học sinh hát khởi động một bài hát.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Xen kẽ trong quá trình học.
3. Bài mới : Giới thiệu bài mới vào nội dung bài học.
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV giảng
GV giảng bài
GV thực hiện
GV đàn
GV dạy hát từng câu
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
 Học hát : Bài Nối vòng tay lớn.
 Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn.
1. Giới thiệu nhạc sĩ :
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đắc Lắc, quê ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Sư phạm Quy Nhơn (Bình Định) ông về dạy ở Blao (Lâm Đồng), bắt đầu sáng tác ca khúc từ năm 1958. Sau đó, ông thôi dạy học về sống và sáng tác ca khúc ở Sài Gòn. Ông là tác giả của trên 500 ca khúc, trong đó có rất nhiều bài nổi tiếng như : Quỳnh hương, Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Tuổi đá buồn Bên cạnh những tình khúc ông còn có những ca khúc phản chiến được hát trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” như các bài : Đại bác ru êm, Ngụ ngôn mùa đông, Nối vòng tay lớn Một cõi đi về là ca khúc ông sáng tác trước ngày giải phóng Sài Gòn (30-4-1975).
- Bên cạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_9_tiet_1_hoc_hat_bai_bong_dang_mot_ngoi.doc