Giáo án môn Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 20 đến 34 - Bùi Thành Chung

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 20 đến 34 - Bùi Thành Chung

I. Mục tiêu:

 - Y/c cá nhân hoặc từng nhóm hát thuộc và có thể đứng biểu diển trước lớp.Thể hiện đúng t/c : say sưa, lôi cuốn , hát với sắc thái to nhỏ khác nhau ở mỗi đoạn theo sự chỉ huy của Gv

 - Đọc đúng bài TĐN số 1.

 - Hiểu biết sơ qua về một phương thức sáng tác bài hát và giá trị của những bài hát phổ thơ thành công.

II. Chuẩn bị :

- Sưu tầm 1 số bài hát thiếu nhi phổ thơ: Hạt gạo làng ta,(thơ Trần Đăng Khoa và Trần Viết Bính). Đi học thơ Minh Chính và Bùi Đình Thảo, “Cho con” thơ Tuấn Dũng, nhạc Phạm Trọng Cầu.

 - Một vài bài thơ được phổ nhạc.

III. Tiến trình dạy-học

1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số (2)

2. Kiểm tra bài cũ: (3)

- Kiểm tra HS lên bảng đọc bài TĐN số 1 (2-3 hs)

 

doc 39 trang hapham91 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 20 đến 34 - Bùi Thành Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 
Chủ đề: Kỷ niệm mái trường
( 3 tiết)
Mục tiêu chủ đề:
 - Hs hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện chính xác những chỗ đảo phách.
 - Giáo dục tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy, cô giáo và bạn bè.
- Hs tìm hiểu về quãng trong âm nhạc- kiến thức này được củng cố và nâng cao hơn so với lớp 7
 - Hs biết công thức giong Gdur, TĐN và hát lời .Thể hiện đúng trường độ nốt móc đơn chấm dôi, móc kép
 - Đọc đúng bài TĐN số 1.
 - Hiểu biết sơ qua về một phương thức sáng tác bài hát và giá trị của những bài hát phổ thơ thành công.
Tiết 1
Học hát : Bóng dáng một ngôi trường
 Sáng tác : Hoàng Lân
I. Mục tiêu:
 - Hs hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện chính xác những chỗ đảo phách.
 - Giáo dục tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy, cô giáo và bạn bè.
II. Chuẩn bị :
 - Đàn organ, đài + đĩa nhạc bài hát 
 - Hát đệm thuần thục bài “Bóng dáng một ngôi trường
 - Sưu tầm 1 số bài về thầy cô mái trường như : Con đường đến trường, Mái trường mến yêu....
 -Tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ: Ns Hoàng Lân sinh 18/6/1942 tại thị xã Sơn Tây,ông là một nsĩ gắn bó mật thiết với tuổi thơ,sáng tác hàng trăm tác phẩm âm nhạc cho thiếu nhi trong suốt hơn 40 năm qua âm nhạc của ông giản dị trong sáng, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức sống lâu bền: Đi học về, Thật là hay......
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số (5’)
- Nhắc lại một số nội quy bộ môn
2. Dạy bài mới: (33’)
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
Giới thiệu
Ghi bảng
Giới thiệu
Yêu cầu
Thực hiện
Phát vấn
Hướng dẫn
Điều khiển
Lưu ý
Yêu cầu
Nhận xét
Hướng dẫn
Yêu cầu
Nhận xét
Hướng dẫn
Yêu cầu
* Những ngày tháng đi học là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất nhưng chỉ khi đã đi qua rồi chúng ta mới nhận rõ được điều đó. Trong thâm tâm ta lúc nào cũng lưu giữ h/ả về một mái trường thân yêu nơi có thầy cô và bạn bèthân thiết, nơi đã dìu dắt ta khôn lớn trưởng thành.Cũng chung dòng cảm xúc đó nhạc sĩ Hoàng Lân đã sáng tác bài “BDMNT”.
 Tiết 1
Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường.
Sáng tác: Hoàng Lân
- Nhac sĩ HL có đóng góp rất lớn cho nền âm nhạc nước nhà, nhất là những ca khúc viết cho thiếu nhi. Ông có hàng trăm bài với sức sống lâu bền.
- Âm nhạc của ông trong sáng, giản dị như bài “Đi học về, Từ rừng xanh.....
- Khởi động giọng theo mẫu đã quen.
- Gv mở đĩa nhạc bài hát.
? Bài hát gồm mấy đoạn? Hãy chia đoạn?
- Bài gồm 2 đoạn. Đoạn a từ đầu đến :Trong lòng chúng ta, đoạn này viết nhịp 4/4. Đoạn b là phần tiếp viết ở nhịp 2/4.
- Tập hát từng câu : 
Đoạn a: Chia làm 4 câu C1- C3 có 4 nhịp cùng chung Â.H TT.
+ Gv đàn giai điệu 2-3 lần.
- Hs nghe và hát nhẩm theo( Gv chú ý chỗ đảo phách , dấu lặng và dấu hoa mĩ tương đối khó hát ).
- Gv tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp cho hs cùng với tiếng đàn, hướng dẫn hs hát đúng 2 chỗ đảo phách.
+Tập tương tự với các câu tiếp theo.
*Hs cần thực hiện đúng chỗ ngân “ ở chốn đây......”. Hướng dẫn hs gõ phách ở nhịp 4/4, gõ 2 phách mạnh và vừa sẽ hát chính xác chỗ ngân.
+ Khi tập xong 2 câu y/c hs nối 2 câu. Tiến hành dạy câu 3 – 4 tương tự.
+ Nửa lớp hát đoạn a sau đó đến nửa lớp còn lại 
+ Ưu nhược điểm và hướng dẫn sửa chữa những chỗ chưa đạt.
+Tập hát đoạn b: Cách tập tương tự như đoạn a (chú ý đúng cao độ, đảo phách, lặng đơn, lặng đen trong đoạn b. Trọng âm của câu hát thay đổi liên tục – Hs cần đánh dấu để hát đúng nhịp)
+ Hát lại cả đoạn b (2 lần)
+ Ưu nhược và sửa sai (nếu có) 
Gv hát đoạn a Hs hát đoạn b sau đó đổi lại cách trình bày.
* ở đoạn a hát sôi nổi, nhiệt tình, tươi trẻ và khoẻ khoắn. Đoạn b tiếp tục phát triển t/c sôi nổi hào hứng của đoạn a nhưng â.n tha thiết và lôi cuốn đượm chút lưu luyến, bâng khuâng.
+ Cả lớp thực hiện bài hát.
Theo dõi
Ghi bài
Theo dõi
KĐ giọng
Lắng nghe
Trả lời
Tập hát
Nghe, nhẩm và hát hoà giọng
Ghi nhớ
Thực hiện
Theo dõi
Tập theo hướng dẫn
Thực hiện
Lắng nghe
Ghi nhớ và thực hiện
Trình bày
3. Củng cố:(5’)
Phát vấn
Yêu cầu
? Bài hát được NS sáng tác dựa vào những kí ức về một mái trường ông đã từng gắn bó-học song bài hát này em có cảm nghĩ gì về bài hát?
- Hs đứng lên hát kết hợp với việc nhún chân chuyển động nhẹ nhàng.
Trả lời
Thể hiện
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Hướng dẫn
-Về tập hát chính xác gđ, tình cảm, sắc thái.
-Tập thêm một số động tác phụ hoạ
- Đọc và tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài “Câu hò bên bến Hiền Lương”
- Chuẩn bị bài mới:
 + Đọc lại khái niệm về quãng đã học lớp 7.
 + Chép bài TĐN số 1.
Ghi nhớ và thực hiện
Phần bổ sung:
Tuần 21 Ngày soạn: 
Tiết 2
 - Nhạc lý : Giới thiệu về quãng
 - Tập đọc nhạc : Giọng son trưởng-TĐN số 1
I. Mục tiêu: 
 - Hs tìm hiểu về quãng trong âm nhạc- kiến thức này được củng cố và nâng cao hơn so với lớp 7
 - Hs biết công thức giong Gdur, TĐN và hát lời .Thể hiện đúng trường độ nốt móc đơn chấm dôi, móc kép
II. Chuẩn bị:
 - Đàn –Bảng phụ ghi các loại Quãng và chép bài TĐN số 1
 - Đàn hát thuần thục bài TĐN số 1 
III. Tiến trình dạy- học
1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra HS lên bảng hát thuộc lời bài hát Bóng dáng...... (Nhóm 3-4 hs)
3. Dạy bài mới: (33’)
HĐ của GV
Nội dung HĐ
HĐ của HS
Ghi bảng
Giới thiệu 
Phát vấn
Bổ xung
Viết thang âm
Phát vấn
Giải thích
Phát vấn
Giải thích
Phát vấn
Thực hiện trên đàn
Viết thang âm
Phát vấn
Ghi bảng
Chia câu 
Phát vấn
Ghi TT
Thực hiện mẫu và y/c
Hướng dẫn
Đàn g/đ
Hướng dẫn .
 Yêu cầu
Hướng dẫn
Gv y/c
I/ Nhạc Lí: Giới thiệu về Quãng (13’)
- ở lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về quãng trong âm nhạc.
? Thế nào là quãng? (là k/c về cao độ giữa 2 âm , âm thấp là âm gốc, âm cao là âm ngọn)
- Tên của quãng được căn cứ theo số bậc và số lượng cung giữa 2 âm thanh
? Có mấy loại cung giữa 2 âm liền bậc? ( có 2 loại cung 1 cung và 1/2 cung)
- Quãng 1c là Q2 trưởng
- Quãng 1/2c là Q2 thứ
? Có bao nhiêu Q2 trưởng và Q2 thứ?( có 2 Q 2 trưởng là H-C và E-F, có 5 Q2 trưởng) 
? Trong các bậc âm cơ bản có bao nhiêu loại Q3 ?( có 2 loại cách nhau 2c và 1,5c)
- Q 3 có 2c gọi là Q3 trưởng 
- Q3 có 1,5 c gọi là Q3 thứ
? Từ các VD trong SGK/10 hãy tìm số cung 
Của các Q còn lại?( 1 đúng : Oc; 2t=1/2c; 2T=1c; 3T= 2c; 3t= 1,5c; 4 đúng=2,5c; 4tăng= 3c; 5 giảm= 3c; 5 đúng=3,5 c; 6t= 4c; 6T=4,5c; 7T=5,5c; 7t=5c; 8đúng=6c)
? Các Q T-t, đúng, tăng, giảm có ở những Q nào?( Q T-t là những Q2,3,6,7; QđúnglàQ1,4,5,8; Qtăng là Q4và Q giảm là Q5) 
- Về t/c Q T-t là Q thuận,trữ tìnhVD C-Cm
- Q tăng giảm nghe chối tai kịch tính(như Q 4 tăng F-H và 5giảm H-F)
II/ Tập đọc nhạc (20’)
Nhạc lí: Giọng Gdur.
Thang âm Cdur và Gdur:
C
G
? Hãy so sánh số bậc âm, số cung và nửa cung giữa 2 thang âm?( có số cung = nhau và đều có 7 bậc âm- ở giọng G có F thăng)
? Giọng G có đặc điểm gì? ( có âm chủ là G và hoá biểu là F thăng)
2.Tập đọc nhạc :TĐN số1
* Bản nhạc có 4 câu mỗi câu có 4nhịp
? Nhận xét gì về tiết tấu?( TT câu1 và câu3; câu2 và câu 4 giống nhau)
-
-
+Gõ TT 2-3 lần mẫu, sau đó y/c Hs thực hiện
+ Cả lớp đọc tên nốt của bài.
+ Luyện cao độ: Đọc thang âm G 2-3 lần sau đó đọc trục âm
*Vào bài
- Đàn g/đ cả bàiTĐN để HS theo dõi
- Đàn g/đ câu 1 từ 2-3 lần Hs nghe ,nhẩm và đọc hoà theo tiếng đàn( chú ý hình tt ...)
Tập câu 2,3,4 tương tự theo lối móc xích- chỉ dùng nhạc cụ để sửa sai cho Hs )
+Cả lớp đọc hoàn chỉnh cả bài (2 lần)
* Ghép lời ca 
Chia lớp thành 2 nhóm : 1 nhóm đọc nhạc, nhóm còn lại hát lời sau đó đổi lại.
- Cả lớp đọc nhạc 1 lần sau đó hát lời kết hợp gõ phách, và gõ tiết tấu
Ghi bài
Theo dõi
Trả lời
Lắng nghe
Theo dõi
Trả lời
Ghi nhớ
Trả lời
Ghi bài
Trả lời và ghi bài
Nghe và phân biệt
Ghi bài
Theo dõi
Trả lời
Ghi bài
Ghi nhớ
Trả lời
Ghi tiết tấu
Nghe, gõ TT
Đọc nốt
Luyện caođộ
Theo dõi
Nghe,nhẩmvà đọc hoà tiếng đàn
Đọc bài
Tập ghép lời 
Thực hiện 
4. Củng cố: (5’)
Chỉ định
Thực hiện
Yêu cầu
- 2-3 Hs trình bày bài TĐN
- Nhận xét ưu- nhược điểm
- Cả lớp đọc bài TĐNvà hát lời ca 1 lần
Trình bày
Theo dõi
Thực hiện
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
Nhắc nhở
-Về nhà xác định lại tên gọi các Q thông qua việc làm 1 số bài tập sau:
1. Cho âm gốc E tìm âm ngọn để có Q2,3,5,7? 
2. Cho âm ngọn là H tìm âm gốc để tạo thành Q 4,6,8?
3.So sánh sự khác nhau giữa q 3t và3T; q6t và6T?
- Đọc hoàn chỉnh bài TĐN số 1 
- Chuẩn bị bài mới : đọc trước phần ÂNTT.
Ghi nhớ và thực hiện
Phần bổ sung:
Tuần 22 Ngày soạn: 
 Tiết 3
- Ôn tập bài hát : Bóng dáng một ngôi trường
 - Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 1
 - Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
I. Mục tiêu: 
 - Y/c cá nhân hoặc từng nhóm hát thuộc và có thể đứng biểu diển trước lớp.Thể hiện đúng t/c : say sưa, lôi cuốn , hát với sắc thái to nhỏ khác nhau ở mỗi đoạn theo sự chỉ huy của Gv
 - Đọc đúng bài TĐN số 1.
 - Hiểu biết sơ qua về một phương thức sáng tác bài hát và giá trị của những bài hát phổ thơ thành công.
II. Chuẩn bị :
- Sưu tầm 1 số bài hát thiếu nhi phổ thơ: Hạt gạo làng ta,(thơ Trần Đăng Khoa và Trần Viết Bính). Đi học thơ Minh Chính và Bùi Đình Thảo, “Cho con” thơ Tuấn Dũng, nhạc Phạm Trọng Cầu.
 - Một vài bài thơ được phổ nhạc.
III. Tiến trình dạy-học
1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra HS lên bảng đọc bài TĐN số 1 (2-3 hs)
3. Dạy bài mới: (33’)
HĐ của GV
Nội dung hoạt động
HĐ của HS
Thực hiện
Nhắc nhở
Chỉ huy
Chỉ định
Nhận xét
Điều khiển
Thực hiện
Yêu cầu
Hướng dẫn
Sửa sai
Chỉ định
Nhận xét
Hướng dẫn
Yêu cầu
Ghi bài
Điều khiển
Phát vấn
Phát vấn và đưa ra ví dụ cụ thể
Kết luận
Giới thiệu 
Kết luận
Giới thiệu
Nhận xét
Phát vấn
Yêu cầu
I/ Ôn hát: Bóng dáng một ngôi trường (10’)
 - Gv trình bày hoàn chỉnh bài hát.
- Cần lưu ý: Một vài chỗ trong bài hát cần tập kĩ để hát đúng là đảo phách, nốt ngân dài, dấu lặng. Đoạn b cần thể hiện đúng trọng âm các câu hát khi chúng thường thay đổi.
- Theo gđ đàn đã ghi sẵn học sinh hát theo 3 tốc độ: chậm – hơi nhanh – vừa phải.
- Gv chỉ định 1 nhóm học sinh thể hiện y/c các em thuộc bài, hát diễn cảm. Gv sửa những chỗ chưa đúng, hướng dẫn các em hát tốt hơn.
- Những ưu, nhược điểm và nhắc lại sắc thái tình cảm của bài.
- Cả lớp hát đoạn b. Gv hát lĩnh xứơng đoạn a.
- Cả lớp hát đoạn b, mỗi tổ cử một bạn hát lĩnh xướng đoạn b.
- Hs hát lại bài hát với tính chất vừa phải thể hiện sắc thái tình cảm.
II/ Ôn tậpTĐN số 1 : Cây sáo (10’)
- GVđệm đàn, đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh bài TĐN
- Gõ tiết tấu bài “Cây sáo”
- Cả lớp đọc nhạc và hát lời bài TĐN
- Lớp chia làm 4 nhóm hát theo cách đối đáp, sau đó đổi lại
-1/2 lớp đọc nhạc kết hợp gõ phách ;1/2 lớp còn lại hát lời kết hợp gõ tiết tấu sau đó đổi lại.
- Gv phát hiện những chỗ sai và hướng dẫn hs sửa lại.
- 2 hs thực hiện bài TĐN đọc và hát
- Nêu ưu nhược điểm đánh giávà cho điểm.
- Nhận biết từng câu và đọc nhạc:
- Gv đàn gđ nốt cuối của mỗi câu , không theo thứ tự trong bài. Hs lắng nghe cho biết đó là câu mấy? Đọc và hát cả câu.
- Cả lớp thực hiện lại bài đọc nhạc.
III/ Âm nhạc thường thức (13’)
 Ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
- Các em đã tìm hiểu phần Â.N.T.T : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ ở nhà, hãy theo dõi SGK.
? Thế nào là ca khúc phổ thơ?(Kể cả bài hát người lớn và trẻ em).
? Nêu đặc điểm của những ca khúc thiếu nhi phổ thơ? (-g/đ và lời ca thể hiện sự gắn kết nhuần nhuyễn, âm nhạc tạo cho ý thơ, bài thơ bay bổng – Lời ca có chất lượng nghệ thuật tốt bởi bản thân nó là bài thơ có giá trị- Người phổ thơ đôi khi phải thay đổi lời bài thơthay đổi ít về lời, bỏ bớt câu hoặc viết thêm ý mới cho phù hợp với đường nét g/đ mới)
? Hãy nêu những cách phổ thơ khác nhau?
- ở bài : Hạt gạo làng ta đoạn a, T/g đã phổ nhạc... 
 Hạt gạo làng ta có vị phù sa
 Của sông kinh thầy có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy có lời mẹ hát 
 Ngọt bùi hôm nay...
Lời hát: Hạt gạo làng ta....nay
 Như vậy bài hát phổ nhạc dã giữ nguyên lời thơ cũ nhà thơ Trần Đăng Khoa.
 Bài Dàn đồng ca mùa hạ của nhà thơ Nguyễn Minh Nguyên :
 Chẳng nhìn thấy ve đâu
 Chỉ râm ran tiếng hát
 Bè trầm xen bè thanh
 Trong màu xanh lá dầy
 Tiếng ve cơm trong veo
 đung đưa rặng tre biếc..
 NS Lê Minh Châu đã phổ nhạc thành bài hát:
 Chẳng nhìn thấy ve đâu 
 Chỉ râm ran tiếng hát
 Bè trầm hoà bè cao
 Trong màn xanh lá dầy
 Tiếng ve ngân trong veo
 đung đưa rặng tre ngà...
 Bài hát này đã thay đổi chút ít lời của bài thơ.
- Bài thơ : Cho em của nhà thơ Phong Thu như sau: 
 Cho em những sơm mai
 Là bình minh hửng nắng
 Cho em vầng trăng sáng 
 Là chị Hằng tươi xinh 
 Ai cho em, em ơi!
 Những đêm tròn giấc ngủ
 Ai cho em đầy đủ 
 Niềm vui và ước mơ
 Cây cho trái cho hoa
 Sông cho tôm cho cá 
 Ruộng đồng cho bông lúa
 Chim tặng lời reo ca..
- Lời bài hát của nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân : 
 Cho ánh nắng ban mai
 Là những sớm bình minh
 Cho những đêm trăng đẹp 
 Là chị Hằng tươi xinh
 Cây cho trái và cho hoa
 Sông cho tôm và cho cá
 đồng ruộng cho bông lúa 
 Chim tặng lời reo ca..
 NS đã lược bỏ 1 số câu để phù hợp với cấu trúc và đường nét của giai điệu.
? Em hãy kể tên những bài hát phổ thơ mà em biết?
- Mỗi tổ tìm cho mình 1 bài hát phổ thơ, cử 1 bạn bắt nhịp.
Theo dõi
Ghi nhớ 
Thực hiện
Trình bày
Theo dõi
Thực hiện
Theo dõi
Gõ TT và đọc bài
Thực hiện theo hướng dẫn
Sửa sai theo hướng dẫn
Theo dõi
Nghe và nhận biết
Đọc bài
Ghi bài
Theo dõi trả lời
Theo dõi ví dụ và trả lời
Nhận biết
Theo dõi
Nhận biết
Theo dõi
Nhận biết
Trả lời
Thực hiện
4. Củng cố: (3)
Gv yêu cầu
- Cả lớp hát bài -Bóng dáng một ngôi trường-
Thực hiện
5. Hướng dẫn về nhà: (2)
Hướng dẫn
- Về nhàđọc kỹ lại bài TĐN số 1, hát chuẩn về g/đ, sắc thái.
- Sưu tầm 1 số bài hát phổ thơ
- Tìm hiểu về cấu trúc và nội dung bài hát -Nụ Cười-
Theo dõi và ghi nhớ
Phần bổ sung:
Tuần 23 Ngày soạn: 
Chủ đề: Tuổi trẻ và nụ cười
( 3 tiết )
Mục tiêu chủ đề:
 - Hs hát đúng g/đ, lời ca, hát đúng việc chuyển điệu từ Cdur sang Cm trong bài hát
 - Hs biết trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca và tốp ca.
 - Qua nội dung bài hát giáo dục các em biết giữ gìn sự hồn nhiên của tuổ học trò, biết mang niềm vui và tiếng cười đến cho mọi người.
 - Hiểu sơ lược về giọng Em và đọc đúng bài TĐN.
- Đọc trôi chảy bài TĐN, kết hợp tập đánh nhịp.
- Biết sơ qua về hợp âm, có khái niệm và thuật ngữ hợp âm.
- Biết Trai- côp- xki là nhạc sĩ thiên tài của nước Nga đã có những cống hiến to lớn cho nền âm nhạc Nga và thế giới.
Tiết 4
Học hát : Bài Nụ Cười
 Nhạc Nga-phỏng dịch: Phạm Tuyên
I. Mục Tiêu:
 - Hs hát đúng g/đ, lời ca, hát đúng việc chuyển điệu từ Cdur sang Cm trong bài hát
 - Hs biết trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca và tốp ca.
 - Qua nội dung bài hát giáo dục các em biết giữ gìn sự hồn nhiên của tuổ học trò, biết mang niềm vui và tiếng cười đến cho mọi người.
II. Chuẩn Bị:
 - Đàn, đài,băng đĩa
 - Tập đệm và hát thuần thục bài “Nụ Cười”
III. Tiến trình dạy- học
1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra HS lên bảng đọc bài TĐN số 1 (2-3 hs)
3. Dạy bài mới: (33’)
HĐ của GV
Nội Dung HĐ
HĐ của HS
Giới thiệu
Điều khiển
Thực hiện
Phát vấn
Hướng dẫn
Yêu cầu
Hướng dẫn
Hướng dẫn
Yêu cầu
*Bài hát “ Nụ cười” là bài hát chính của bộ phim hoạt hình “ Chuột chũi ÊNốt” của hoạ sĩ A.xu khốp được các bạn nhỏ yêu thích. Bài hát do V.sain-xki viết nhạc và A.plia-xcốp xi viết lời bài dã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Lời việt do nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch
- Khởi động giọng theo mẫu.
- Gv mở đĩa nhạc bài hát
? Bài hát được viết ở nhịp nào ?Nhịp này cho biết điều gì?( Bài hát viết ở nhịp 2/2,nhịp này cho biết có 2 phách trong 1ô nhịp, mỗi phách có giá trị = 1 nốt trắng)
? Trong bài có sử dụng những ký hiệu âm nhạc nào?( Có KH dấu nhắc lại, khung thay đổi)
? Bài hát sẽ được trình bày như thế nào?
*Tập hát từng câu:
- Đoạn a chia thành 4 câu – Gv đàn g/đ 2-3 lần 
- Gviên đàn lại câu1 và hát mẫu bắt nhịp và Hs hát hoà cùng tiếng đàn.
- Tập tương tự với các câu khác theo lối móc xích.
- Hát lại toàn bộ đoạn a.
* Tập đoạn b: Đoạn b chuyển sang giọng Cm là khó hát cần chú ý nghe và cần thể hiện sự 
lạc quan, tin tưởng.
- Hát nối cả bài (2 lần )
- Hát đối đáp nam nữ: 
+Nam: Cho .....khắp trời
+ Nữ : Nụ cười......cất tiếng cười
+ Gv hát : Để .... sóng xô..
Cả lớp hát Phần còn lại.
- Lời 2 cả lớp tự tập, sau đó cả lớp hát to theo y/c của Gv
- Cả lớp trình bày hoàn chỉnh bài hát (2 lần)
Hs theo dõi
Thực hiện
Theo dõi
Trả lời
Nghe, nhẩm và hát hoà giọng
Thực hiện
Tập hát nối, đối đáp theo hướng dẫn
Thực hiện
Trình bày
4. Củng cố: (5’)
Phát vấn
Hướng dẫn
Yêu cầu
? Qua phần tập hát, em thấy sự khác nhau như thế nào giữa 2 đoạn của bài ?( khác về dấu hoá biểu, về t/c sắc thái của bài)
- Bài được viết ở 2 giọng C- Cm. Đoạn 1 giọng trưởng- T/c trong sáng rộn ràng...Đoạn2 thiết tha, nhưng rắn rỏi, nghị lực.
- Hãy hát bài “Nụ Cười” diễn tả đúng sắc thái,t/c như đã hướng dẫn.
Trả lời
Ghi nhớ
Trình bày
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
Nhận xét
Hướng dẫn
- ý thức học tập của Hs
- Tìm 1 số bài hát của Nga
- Tập hát chính xác lời ca, giai điệu, sắc thái 
- Chuẩn bị ndung bài mới: chép, đọc bài TĐN số 2.
Lắng nghe và ghi nhớ
Phần bổ sung:
Tuần 24 Ngày soạn: 
Tiết 5:
 - Ôn tập bài hát : Nụ Cười
 - Tập đọc nhạc : Giọng Mi thứ- TĐN số 2
 I. Mục Tiêu:
 - Hs nắm vững bài hát “Nụ Cười” và thể hiện tốt sắc thái t/c trong mỗi đoạn.
 - Hiểu sơ lược về giọng Em và đọc đúng bài TĐN.
II. Chuẩn Bị:
 - Đàn- hát -đệm thành thạo.
 - Chép bài TĐN ra bảng phụ.
III. Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra HS lên bảng hát thuộc lời bài hát Nụ cuời (Nhóm 3-4 hs)
3. Dạy bài mới: (35’)
HĐ của GV
Nội Dung HĐ
HĐ của HS
Trình bày
Yêu cầu
Hướng dẫn
Phát vấn
Hướng dẫn
Kiểm tra
Nhận xét
Phát vấn
Yêu cầu
Phát vấn
Điều khiển
Phát vấn
Thực hiện và gõ tiết tấu
Yêu cầu
Thực hiện
Hướng dẫn
Yêu cầu 
Kiểm tra
Hướng dẫn
Yêu cầu
I/ Ôn tập bài hát: (12’)
- Gv hát lại bài hát : Nụ Cười
- Hs hát hoàn chỉnh cả bài hát theo chỉ huy của Gv
- Sửa sai triệt để- cần lưu ý những chỗ chuyển giọng.
? Tiết tấu sau đây ở câu nào?
( Nụ cười tươi chúng ta......vui)
? Hãy hát lại đoạn a
+1 Hs nữ hát lĩnh xướng lời 1 đoạn a
+ 1 Hs nam hát lĩnh xướng lời 2đoạn a
Cả lớp hát đoạn điệp khúc.
- Ktra theo nhóm ở hình thức hát lĩnh xướng(tốp ca)
- Gv nhận xét ưu- nhược từng nhóm và đánh giá xếp loại.
II/ Tập đọc nhạc: (23’)
1.Giọng Em
? Thế nào là 2 giọng song song?( Chung hoá biểu,nhưng khác âm chủ)
? Hãy viết lại gam Gdur trên thang âm?
- Viết gam Em trên thang âm.
? Em có nhận xét gì về 2 thang âm trên?
(Có chung hoá biểu là F thăng,nhưng khác âm chủ).
? Từ KN giọng song song, em hãy cho biết giọng của thang âm thứ 2 là giọng gì? (Em)
? 1 bạn hãy nhắc lại thế nào là giọng Em?
? Hãy viết lại và so sánh công thức cấu tạo của gam Am và gam Em?
- Gv đàn g/đ gam Em 2-3 lần 
2.Tập đọc nhạc: TĐNsố 2
* Tìm hiểu bản nhạc:
? Theo em bài TĐN có thể chia thành mấy câu?( 4 câu mỗi câu 4 nhịp)
? ở ô nhịp 3 có gì đặc biệt? ( có dấu hoá bất thường- nốt D thăng)? Khi âm bậc 7 ở giọng thứ tăng 1/2 cung thì giọng thứ đó được gọi là giọng gì?( Giọng thứ hoà thanh)
? Bài TĐN được viết ở giọng gì? Tại sao? ( Viết ở giọng Em hoà thanh- vì có F thăng,âm chủ là E và có âm bậc 7 tăng lên 1/2 cung)
? Trong bài TĐN có hình TT nào mới?
- Gv viết hình TT và gõ mẫu:
- Đọc tên nốt
- Đàn thang âm Em hòa thanh(3 lần)- đàn trục âm.
* Tập từng câu:
- Gv đàn từng câu 3-4 lần, Hs lắng nghe và tự nhẩm theo đàn( chú ý chùm 3), Gv bắt nhịp, Hs đọc nhạc.
 Tập tương tự với các câu khác theo lối móc xích.
-Tập hết bài, cả lớp đọc bài hoàn chỉnh 2 lần. 
- Cá nhân đọc bài TĐN
* Ghép lời ca:
1/2 lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời. Sau đó đổi bên.( Gv chú ý phát hiện sửa sai)
- Đọc nhạc, hát lời hoàn chỉnh kết hợp gõ phách.
Lắng nghe
Thực hiện
Sửa theo h/d
Trả lời
Thực hiện
Trình bày
Lắng nghe
Trả lời
Thực hiện
Trả lời
Theo dõi
Trả lời
Nghe và gõ tiết tấu.
Thực hiện
Nghe và đọc
Nghe, nhaamr và hoà giọng
Thực hiện
Trình bày
Chia nhóm
Thực hiện
4. Củng Cố: (3’)
Thuyết trình
Yêu cầu
 * Bài TĐN được trích trong bài “ Nghệ Sĩ với cây đàn”. Đây là đoạn a viết ở giọng Em- đoạn bđược viết ở giọng Edur.
- Đọc và hát lời hoàn chỉnh bài TĐN.
Theo dõi
Thực hiện
5. Hướng Dẫn Về Nhà:(2’)
 Hướng dẫn
- Tập hát chính xác về giai điệu, lời ca và sắc thái của bài.
- Đọc chính xác Cao độ, trường độ bài TĐN.
- Tập đặt lời ca mới cho bài TĐN só 2.
- Chuẩn bị bài mới.
Ghi nhớ và thực hiện
Phần bổ sung:
Tuần 25 Ngày soạn: 
	Tiết 6
 Ôn tập tập đọc nhạc : TĐN số 2.
 Nhạc lý : Sơ lược về hợp âm
 Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Trai- côp- xki.
A/ Mục tiêu:
Đọc trôi chảy bài TĐN, kết hợp tập đánh nhịp.
Biết sơ qua về hợp âm, có khái niệm và thuật ngữ hợp âm.
Biết Trai- côp- xki là nhạc sĩ thiên tài của nước Nga đã có những cống hiến to lớn cho nền âm nhạc Nga và thế giới.
B/ Chuẩn bị của Gv
Đàn organ.Máy nghe nhạc và CD bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”
Đọc và lấy ví dụ về hợp âm..
Đọc tư liệu về nhạc sĩ Trai- côp- xki.
C/ Tiến trình dạy- học
1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra HS lên bảng hát thuộc lời bài hát Niềm vui của em (Nhóm 4 hs)
3. Dạy bài mới: (33’)
HĐ của GV
Nội dung hoạt động
HĐ của HS
Phát vấn
Lưu ý
Hướng dẫn
Thực hiện
Yêu cầu
Kiểm tra
Nhận xét
Điều khiển
Phát vấn
Nhấn mạnh
Thuyết trình và lấy ví dụ cụ thể
Phát vấn
Chỉ định
Thuyết trình và ví dụ trên đàn
Giới thiệu
Phát vấn
Thuyết trình
Điều khiển
I/ Ôn tập TĐN số 2 (10 phút)
? Hãy giới thiệu và nêu 1 số đặc điểm riêng của bài TĐN số2 ?
( là đoạn trích trong bộ phim “Tiếng hát trái tim”- giọng Em nhịp 3/4)
- Khi đọc chùm 3 nốt gõ 1 phách phải đọc đều 3 nốt.
- Đọc gam Em (2 lần)
- Gv đàn giai điệu cả bài.
Tự ôn bài : (3 phút)
Kiểm tra 1 vài cá nhân lên bảng đọc bài
- Nhận xét, đánh giá,cho điểm
II/ Nhạc lí : Sơ lược về hợp âm.
 1- Hợp âm.
- Gv cho hs xem bản nhạc “Nghệ sĩ với cây đàn”, có ghi hợp âm. 
? Các âm(nốt) trong hợp âm được sắp xếp như thế nào? ( được xếp chồng lên nhau)
? Hợp âm thường có mấy âm?( từ 3 âm trở lên)
? Các nốt trong hợp âm cách nhau quãng mấy?(quãng 3)
? Thế nào là hợp âm?
*Hợp âm gồm từ 3,4,5 nốt...... cách nhau quãng 3.
- Lấy ví dụ về hợp âm ?
 2- Các loại hợp âm.
* Có nhiều loại hợp âm, nhưng có 2 loại hợp âm thường dùng là : Hợp âm 3 và hợp âm 7.
- Hợp âm3 có âm 1-3-5.
- Hợp âm 7 có âm 1-3-5-7
- Lấy ví dụ về hợp âm 3 và hợp âm 7.
- Tuỳ thuộc vào cách sắp xếp các quãng thứ, trưởng thì hợp âm có hợp âm 3 trưởng – hợp âm3 thứ.
+ Nếu hợp âm có âm 1-3 là quãng 3 trưởng và có âm 3 âm 5 là quãng 3 thứ thì hợp âm đó là hợp âm trưởng.
+ Nếu hợp âm có âm 1-3 là quãng 3 thứ và có âm 3 âm 5 là quãng 3 trưởng thì hợp âm đó là hợp âm thứ.
? Viết hợp âm D, Dm, E, Em.
- Gv gọi 1 số hs làm bài tập.
+H.âm 3T và 3t có tính chất khác nhau 3T khoẻ tươi sáng, 3t mềm mại ......
+Hợp âm 3T- 3t nghe thuận tai khác với hợp âm 7 nghe không thuận tai
- Hiệu quả : Nghe không có hợp âm và có hợp âm.....( ví dụ : TĐN số 2, Lên đàng )
III/ Âm nhạc thường thức
*Nói đến nước nga ta không thể không nhắc đến nhạc sĩ Trai- côp – xki một nhạc sĩ nổi tiếng đã đưa âm nhạc nước nga vào hàng thế giới.
? Hãy đọc bài giới thiệu về nhạc sĩ Và nêu những nét chính về nhạc sĩ?
* Nhạc sĩ Pi ốt I lích Trai- cop- xki (1840- 1893) là nhạc sĩ của thế giới, những sáng tác của ông chiếm 1 vị trí quan trọng trong nền âm nhạc châu âu và đưa âm nhạc nga vào hàng thế giới. Tác phẩm của ông mang đậm bản sắc dân tộc là sự kết hợp tinh tế nhuần nhuyễn giữa dân ca nga và tinh hoa âm nhạc thế giới ông vừa là nhà soạn nhạc, sư phạm người phê bình và chỉ huy âm nhạc.
- 19 tuổi tốt nghiệp đại học luật, 22 tuổi học nhạc viện Xanhpêtécbua, 25 tuổi làm giáo sư nhạc viện Mat xcơva.
- 1 số tác phẩm của NS như: Tháng 6, Hồ thiên nga
- Mở đĩa nhạc bài: Cô gái miền đồng cỏ
Trả lời
Ghi nhớ
Thực hiện
Lắng nghe
Thực hiện
Lên kiểm tra
Tự nhận xét
Tiếp thu
Quan sát
Trả lời
Ghi nhớ
Theo dõi và lấy ví dụ
Trả lời
Thực hiện
Nghe và phân biệt
Theo dõi
Thực hiện
Theo dõi và ghi chép
Lắng nghe
D/ Củng cố:
Gv yêu cầu
? Đọc lại bài TĐN số 2.
Hs đọc bài
E/ Hướng dẫn về nhà:
Gv hướng dẫn
- Ôn tập, đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 2.
- Chép lại bài TĐN số 2 và ghi tên nốt
Hs ghi nhớ
Phần bổ sung:
 tuần 26 - 27 Ngày soạn:
Chủ đề: Củng cố kiến thức
( 2 tiết: 7 + 8)
Tiết 7 - 8
Ôn Tập – kiểm tra
A/ Mục tiêu
 - Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát : Bóng Dáng Một Ngôi Trường 
 và Nụ Cười
 - Hs có khái niệm về quãng và hợp âm
 - Biết xác định giọng Gdur, Em. Đọc đúng bài TĐN số 1,2.
 - Biết giọng Gdur và Em là 2 giọng song song.
B/ Chuẩn bị 
 - Đàn, băng đĩa hát.
 - Tập hát bài : Mùa xuân trên thành phố HCM và băng tiếng cho Hs nghe.
C/ Tiến trình lên lớp
HĐ của GV
Nội Dung HĐ
HĐ của HS
Điều khiển
Hướng dẫn
Yêu cầu
Chỉ định
Yêu cầu
Chỉ định
Yêu cầu làm bài tập
Phát vấn
Yêu cầu
Thực hiện
Yêu cầu
Chỉ định
Phát vấn 
Yêu cầu
Chỉ định
Nhận xét
Thực hiện trong tiết 7
1.Ôn hát:
* Bài “ Bóng Dáng Một Ngôi Trường
- Cho Hs nghe lại bài hát
- Chú ý sắc thái của từng đoạn: Đoạn a sôi nổi, nhiệt tình, tươi trẻ và khoẻ khoắn. Đoạn b tha thiết, đượm chút lưu luyến, bâng khuâng.
- Cả lớp thể hiện bài hát.
- 1 nhóm thực hiện bài hát ở hình thức lĩnh xướng.
* Bài : Nụ Cười
- Thuộc lời, hát to, rõ lời, hát diễn cảm.
- Cả lớp hát lại bài hát theo chỉ huy.
- 1 Hs nữ lĩnh xướng đoạn a lời 1- Hs nam lĩnh xướng đoạn a lời 2. Đoạn b cả lớp hát.
- Kiểm tra 1 nhóm kết hợp hát lĩnh xướng.
Thực hiện trong tiết 8
2. Ôn tập nhạc lý: 
? Thế nào là Quãng?
? Cho âm gốc là D tìm âm ngọn để có quãng 3,5,7,9? Cho âm ngọn là E tìm âm gốc tạo thành quãng 4,6,8.
? Thế nào là hợp âm? Hãy viết các H. âm F#m, H, Hm,C#m, E trên khuông nhạc?
3.Ôn tập tập đọc nhạc 
? Dấu hiệu nào cho biết bài viết ở giọng Gdur? ( hoá biểu có dấu hoá là F thăng, và âm chủ là G).
- Cả lớp đọc lại thang âm , trục âmG
- Đàn giai điệu lại bài TĐN số 1
- Cả lớp đọc bài TĐN hoàn chỉnh.
- Kiểm tra cá nhân
? Thế nào là giọng song song?( là1 giọng trưởng và 1 giọng thứ có cùng hoá biểu nhưng khác âm chủ )
? Giọng Em // với giọng nào? tại sao?( // với giọng G vì Em có cùng hoá biểu với G là F thăng)
- Đọc thang âm Em .Sau đó đọc bài TĐN số 2.
- Kiểm tra cá nhân .
- Nhận xét ưu khuyết điểm chung của lớp cũng như cá nhân từ đó hướng dẫn Hs về nhà luyện đọc.
Lắng nghe
Ghi nhớ
Thực hiện
Trình bày
Thực hiện
Làm bài tập
Trả lời
Thực hiện
Lắng nghe
Trình bày
Trả lời
Thực hiện
Lắng nghe
D/ Củng cố;
Gv yêu cầu
- Cả lớp hát lại 2 bài hát Bóng dáng một ngôi trườngvà bài Nụ cười
Hs thực hiện
E/ Hướng dẫn về nhà
Gv nhắc nhở
- Tiếp tục làm 1 số bài tập về Quãng và hợp âm.
- Xem lại đặc điểm của giọng trưởng, thứ.
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bài hát “ Nối Vòng Tay Lớn”.
Hs ghi nhớ.
Phần bổ sung:
Tuần 28 Ngày soạn: 
Chủ đề: Đoàn kết
( 3 tiết: 9 + 10 + 11)
Mục tiêu chủ đề:
 - Hs hát đúng g/đ,lời ca bài hát thể hiện rõ tính chất hành khúc của bài hát.
 - Hs trình bày bài hát với khí thế hào hùng sôi nổi
 - Qua bài hát giáo dục tình đoàn kết thân ái hướng tới lý tưởng cao đẹp xây dựng 
 Tổ Quốc Việt Nam thống nhất, hoà bình.
 - Hs có khái niệm sơ bộ về dịch giọng: đó là sự nâng cao hay hạ thấp giọng của bài hát cho phù hợp với tầm cữ của người hát.
 - Hs biết giọng F có nốt F được cấu tạo theo công thức của G trên hoá biểu có dấu hoá H giáng.
 - Tập đọc đúng cao độ và tiết tấu của bài TĐN số 2.
 - Ôn bài TĐN số 3, Tập đọc gam F
 - Biết thêm về 1 nhạc sĩ có cống hiến cho nền âm nhạc VN, là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và 1 tác phẩm của ông.
	Tiết 9
Học hát: Bài Nối vòng tay lớn
 Sáng tác : Trịnh Công Sơn
A/ Mục tiêu: 
 - Hs hát đúng g/đ,lời ca bài hát thể hiện rõ tính chất hành khúc của bài hát.
 - Hs trình bày bài hát với khí thế hào hùng sôi nổi
 - Qua bài hát giáo dục tình đoàn kết thân ái hướng tới lý tưởng cao đẹp xây dựng 
 Tổ Quốc Việt Nam thống nhất, hoà bình.
B/ Chuẩn bị:
 - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như 1 số bài hát khác của ông.
 - Hát và đệm đàn thuần thục.
 - soạn trên power point
C/ Tiến trình dạy - học
HĐ của GV
Nội Dung HĐ
HĐ của HS
Giới thiệu
Phát vấn
Điều khiển
Trình bày
Phát vấn
Thuyết trình
Hướng dẫn
Yêu cầu
Hướng dẫn
1.NS Trịnh Công Sơn:
- Ông sinh 1939-2001; Ông được biết đến qua các ca khúc viết về tình yêu và thân phận con người.Hơn 600 bài hát, mở đầu là bài hát Ướt Mi.. và ông cũng thành công trong nhiều ca khúc viết cho thiếu nhi như Em là bông hồng nhỏ, Khăn quàng thắp sáng bình minh...
2 . Bài hát :Nối vòng tay lớn
? Em hãy cho biết bài hát nói lên điều gì?
- Bài hát sáng tác năm 1972 khi đất nước bị chia cắt trong các cuộc biểu tình phản đối chế độ Mĩ- Nguỵ mọi người cùng xuống đường biểu tình, cất cao lời hát thúc giục động viên nhân dân đồng lòng chống Mĩ.
- Khởi động giọng theo mẫu.
- Gv hát mẫu.
* Tìm hiểu bản nhạc
? Bài hát sử dụng kí hiệu âm nhạc nào? Bài hát phải hát theo trình tự như thế nào?
- Bài được viết theo cấu trúc a-b-a’.
+ Đoạn a: Rừng........VN
+ Đoạn b : Cờ.........Trên môi
+ Đoạn a’: Từ .......Tử sinh
* Tập hát từng câu:
- Đoạn a chia 2 câu hát Gv đàn g/đ 2lần rồi hát mẫu sau đó bắt điệu cho Hs tập hát.
- Trong bài hát cần thể hiện đúng trường độ .......( Hs hát sai Gv phải hát mẫu)
- Tập xong 2 câu Gv cho Hs hát nối 2 câu. Đoạn a cần hát nhấn từng tiếng để thể hiện t/c nhịp hành khúc.
- 1-2 Hs hát đoạn a.
- ở đoạn b tiến hành dạy tương tự đoạn a. Nhưng đoạn b cần tập hát nhanh, rõ lời,t/c thôi thúc.
- Giai điệu đoạn a’ giống đoạn a. Nên Hs hát luôn .
- Hs hát hoàn chỉnh bài hát và nhắc lại câu : Biển xanh ......Tử sinh 2 lần.
Theo dõi
Trả lời
Thực hiện
Lắng nghe
Trả lời
Ghi nhớ
Nghe, nhẩm và hoà giọng.
Thực hiện
Tập hát
D/ Củng cố:(5)
Phát vấn 
Hướng dẫn
? Qua bài hát và hoàn cảnh ra đời thì bài hát có ý nghĩa như thế nào?
- Bài hát cần hát với sự nhiệt tình, cháy bỏng thiết tha- cả lớp đứng dậy hát lại bài hát này. Nam hát từ “ Rừng núi......sơn hà Nữ hát tiếp : Mặt đất... Việt Nam” và cả lớp hoà giọng đoạn còn lại.
Trả lời
Ghi nhớ
E/Hướng dẫn về nhà:( 2)
Hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_9_tuan_20_den_34_bui_thanh_chung.doc