Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chủ đề 3: Đồ dùng loại điện, quang - Lý Thị Mỹ Hạnh

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chủ đề 3: Đồ dùng loại điện, quang - Lý Thị Mỹ Hạnh

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 a) Kiến thức

- Trình bày được nguyên tắc chiếu sáng bằng điện và sự phát triển của các thế hệ đèn chiếu sáng

- Trình bày được cấu tạo của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED.

 b) Kỹ năng:

 - Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn để biết cách lựa chọn hợp lý cho việc chiếu sáng trong nhà.

- Lắp đặt được các loại đèn chiếu sáng phù hợp trong nhà.

c) Thái độ:

- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.

2. Năng lực phẩm chất có thể phát triển.

 a) Năng lực.

- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

 b) Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên.

- Nghiên cứu kĩ sách hướng dẫn học, dự kến tình huống.

- Một số đồ dùng loại điện quang: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, compac, led .

2. Học sinh.

 - Nghiên cứu chuẩn bị trước các nội dung trong sách hướng dẫn.

 - Tìm hiểu thực tế một số đồ dùng loại điện quang về cấu tạo, cách sử dụng.

 

docx 13 trang maihoap55 7440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chủ đề 3: Đồ dùng loại điện, quang - Lý Thị Mỹ Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI 
TỔ: HÓA – SINH - CN
GV: LÝ THỊ MỸ HẠNH
CHỦ ĐỀ 3 : ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN- QUANG
MÔN: CÔNG NGHỆ 8
Số tiết chủ đề: 3 tiết (PPCT: 31, 32, 33)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	a) Kiến thức
- Trình bày được nguyên tắc chiếu sáng bằng điện và sự phát triển của các thế hệ đèn chiếu sáng
- Trình bày được cấu tạo của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED.
 b) Kỹ năng:
 - Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn để biết cách lựa chọn hợp lý cho việc chiếu sáng trong nhà.
- Lắp đặt được các loại đèn chiếu sáng phù hợp trong nhà.
c) Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.
2. Năng lực phẩm chất có thể phát triển.
	a) Năng lực.
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
	b) Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên.
- Nghiên cứu kĩ sách hướng dẫn học, dự kến tình huống.
- Một số đồ dùng loại điện quang: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, compac, led .
2. Học sinh.
	- Nghiên cứu chuẩn bị trước các nội dung trong sách hướng dẫn.
	- Tìm hiểu thực tế một số đồ dùng loại điện quang về cấu tạo, cách sử dụng.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Hướng dẫn chung
Các bước 
Hoạt động 
Tên hoạt động 
Thời gian dự kiến
Khởi động 
Hoạt động 1 
- Phương pháp, kỹ thuật: Nêu giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, có trách nhiệm.
GV sử dụng trong sách hướng dẫn học.
3 Phút 
Hình thành kiến thức
Hoạt động 1
- Phương pháp, kỹ thuật: Nêu giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm.
I. Phân loại đèn điện
GV yêu cầu HS hoạt động các nhân tìm hiểu thông tin/50 SHD – Hoạt đông nhóm trả lời câu hỏi.
9 Phút
Hoạt động 2
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
9 Phút
Hoạt động 3
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, có trách nhiệm.
4 Phút
Hoạt động 4
2. Một số loại đèn điện
5 Phút
Luyện tập 
Hoạt động 1
- Phương pháp, kỹ thuật: Nêu giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm.
- Tư vấn cho bạn mua bóng điện lắp vào góc học tập.
3 Phút
Hoạt động 2
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, có trách nhiệm.
- Tìm hiểu bảng 6.1 hoạt động nhóm hoàn thành bảng so sánh – Báo cáo kết quả
2 Phút
Vận dụng 
Hoạt động 1
1. Tìm hiểu bảng 6.2/55 SHD:
Nêu hiểu biết của em về lựa chọn đèn chiếu sáng trong nhà và tính kinh tế của sự lựa chọn đó
3 Phút
Hoạt động 2
2. Trao đổi với các bạn trong lớp/các thành viên trong gia đình về cách sử dụng bóng điện cũng như các đồ dùng điện- quang đúng cách, tiết kiệm và hiệu quả.
2 Phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 1
Tìm hiểu thêm về nhà bác học Edison em học tập được đức tính gì của nhà bác học.
3 Phút
Hoạt động 2
Em hãy tìm hiểu thêm về đèn LED về lịch sử ra đời, cấu tạo.
Ứng dụng của đèn LED trong thực tế hiện nay.
2 Phút
2. Hướng dẫn cụ thể hoạt động
TIẾT 1: (PPCT 31)
I. HOẠT ĐỘNG : KHỞI ĐỘNG (3’)
a) Mục tiêu
- Học sinh hểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.
- Biết được các đặc điểm của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.
b) Nội dung 
- PHÂN LOẠI ĐÈN ĐIỆN:
- ĐÈN SỢI ĐỐT:
c) Gợi ý tổ chức hoạt động 
Nghiên cứu bài, tranh vẽ đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đui xoáy, đui ngạnh, tốt và hỏng.
d) Sản phẩm mong đợi 
- Học sinh có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện.
II. HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (27’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
	NỘI DUNG GHI BẢNG 	
HĐ1. Tìm hiểu cách phân loại đèn điện (5 ph)
- Nêu xuất sứ đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang..
- Nguyên lý đèn điện
- Cơ sở phân loại
- Các loại đèn điện.	
GV: Nêu sơ lược nguyên lý làm việc của 3 loại đèn.
HS: Quan sát để thấy ứng dụng mỗi loại đèn hình 38.1
 Phân loại đèn sợi dốt.
- Căn cứ vào nguyên lý làm việc:
+ Đèn sợi đốt
+ Đèn huỳnh quang
+ Đèn phóng điện (cao áp thủy ngân, cao áp natri)
BÀI 38. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – QUANG ĐÈN SỢI ĐỐT
I. PHÂN LOẠI ĐÈN ĐIỆN:
- Đèn điện được phân làm 3 loại chính.
- Đèn huỳnh quang.
- Đèn phóng điện.
- Đèn sợi đốt.
HĐ2. Tìm hiểu cấu tạo của đèn sợi đốt (20 ph)
- HS: Quan sát tranh hình 38.2, mẫu vật
 Nêu cấu tạo đèn sợi đốt
 Đèn sợi đốt gồm mấy phần ? Kể tên
Nêu cấu tạo sợi đốt
Dùng bút chì điền vào SGK
 Cấu tạo của sợi đốt
GV: Giải thích vì sao phải dùng hợp kim vonfram, dạng lò so xoắn.
Vì sao phải hút hết không khí ( Tạo chân không ) và bơm khí trơ vào bóng?
HS: Quan sát bóng
 GV: Cho học sinh quan sát hình 38.2 và đặt câu hỏi.
- GV: Các bộ phận chính của đèn sợi đốt là gì?
- GV: Tại sao sợi đốt làm bằng dây vonfram?
- GV: Vì sao phải hút hết không khí (Tạo chân không) và bơm khí trơ vào bóng?
- GV: Đuôi đèn được làm bằng gì? Có cấu tạo như thế nào?
1. Cấu tạo: 3 bộ phận chính
a. Sợi đốt ( dây tóc)
- Dây kim loại dạng lò xo xoắn.
- Bằng vonfram
- Biến đổi điện năng->quang năng
b. Bóng thủy tinh
- Thủy tinh chịu nhiệt
- Hút hết không khí và bơm khí trơ vào để tăng tuổi thọ của sợi đốt
- Kích thước bóng phải đủ lớn
	Bóng sáng
	Bóng mờ.
c. Đuôi đèn:
- Đồng hoặc sắt tráng kẽm được gắn chặt với bóng thủy tinh.
- Trên đuôi có hai cực tiếp xúc
 đuôi ngạnh (đuôi gài)
 đuôi xoáy
II. ĐÈN SỢI ĐỐT:
- Đèn sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc.
1. Cấu tạo:
+ Sợi đốt
+ Bóng thuỷ tinh
+ Đuôi đèn
a. Sợi đốt.
- Để chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao.
b. Bóng thuỷ tinh.
- Bóng thuỷ tinh được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt. Người ta hút hết không khí và bơm khí trơ vào để tăng tuổi thọ của bóng.
c. Đuôi đèn.
- Đuôi đèn được làm bằng đồng, sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thuỷ tinh trên đuôi có hai cực tiếp xúc.
- Có hai loại đuôi, đuôi xoáy và đuôi ngạch.
HĐ3.Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kỹ thuật và sử dụng đèn sợi đốt (10 ph)
- GV: Giải thích đặc điểm của đèn sợi đốt yêu cầu học sinh rút ra ưu, nhược điểm, công dụng của đèn sợi đốt.
GV: Giải thích việc sử dụng khí trơ (khí trơ: Hầu như không hoạt động hóa học => tăng tuổi thọ dây tóc)
-Nêu yêu cầu đối với kích thước bóng
 Đuôi đèn được làm bằng gì? có cấu tạo như thế nào?
 Em hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện
GV: Giải thích nguyên nhân hiệu suất phát quang thấp
- Đọc số liệu kỹ thuật ghi trên đèn mẫu vật.
- Giải thích ý nghĩa
Đèn sợi đốt thường dùng ở đâu ?
- Lắng nghe
2. Nguyên lý làm việc
HS: Quan sát tranh
HS: Trả lời- Ghi vở
(có lợi hơn loại đèn khác khi thị lực phải làm việc nhiều)
HS: Trả lời: Để tăng tuổi thọ của bóng đèn
HS: Trả lời
HS: Vì hiệu suất phát quang thấp
3. Đặc điểm của đèn sợi đốt.
a. Đèn phát ra ánh sáng liên tục
b. Hiệu suất phát quang thấp
c. Tuổi thọ thấp
4. Số liệu kỹ thuật
Uđm: 127v; 220v
Pđm: 15w, 25w, 40w, 60w...300w
5. Sử dụng
- Thường xuyên lau bụi
- Lắng nghe
2. Nguyên lý làm việc.
- (SGK)
3. Đặc điểm của đèn sợi đốt.
a. Đèn phát sáng ra liên tục.
b. Hiệu suất phát quang thấp.
- Hiệu xuất phát quang của đèn sợi đốt thấp.
c. Tuổi thọ thấp.
4. Số liệu kĩ thuật:
- SGK
III. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP: (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức
H: Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng?
- Dòng điện đi vào từ hai chân dưới đuôi đèn sau đó đi vào dây tóc bóng đèn với đèn đui ngạnh và từ một chân dưới đuôi đèn với phần xoáy của đuôi đèn với đèn đui xoáy.
- Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc bóng đèn, làm cho dây tóc đèn nóng lên -> nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.
5. Sử dụng:
- Thường xuyên lau bụi
- Hạn chế di chuyển hoặc rung bóng khi đèn đang phát sáng
Hoạt động 2 Bài tập luyện tập
H: Hãy giải thích ý nghĩa các đại lượng ghi trên đèn sợi đốt và cách sử dụng đèn được bền lâu? 
Cách sử dụng: Phải thường xuyên lau chùi bụi bám vào đèn để đèn phát sáng tốt và hạn chế di chuyển hoặc rung bóng khi đèn đang phát sáng (sợi đốt ở nhiệt độ cao dễ bị đứt)
IV. HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Nêu nguyên lý làm việc sau khi thực hiện yêu cầu tìm hiểu.
 Nêu đặc điểm của đèn sợi đốt
 Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng
-Vì khi làm việc chỉ khoảng 4% -> 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, còn lại tỏa nhiệt.
- Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây tóc -> Dây tóc nóng lên đến t0 cao -> dây tóc đèn phát sáng.
V. HOẠT ĐỘNG: TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Đọc số liệu kỹ thuật ghi trên đèn mẫu vật.
- Giải thích ý nghĩa
 Lắp đèn vào đui phù hợp kiểu, công suất, điện áp.
Yêu cầu HS đọc phần “có thể em chưa biết” cuối bài sgk.n
 Dặn dò:n
- Về học bài.
- Xem trước nội dung bài mới.
VI. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
+ Số liệu ghi trên đèn có ý nghĩa gì: 127V, 220V, 110V 
 : 15W, 25W, 40W, 60W, 70W 
TIẾT 2: (PPCT 32)
ĐÈN HUỲNH QUANG
HOẠT ĐỘNG : KHỞI ĐỘNG (2’)
a) Mục tiêu
- Học sinh hểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của , đèn huỳnh quang.
- Biết được các đặc điểm của , đèn huỳnh quang.
- Học sinh có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện.
b) Nội dung 
Tìm hiểu đèn huỳnh quang
c) Gợi ý tổ chức hoạt động 
Nghiên cứu bài, tranh vẽ đèn huỳnh quang, đui xoáy, đui ngạnh, tốt và hỏng.
Tìm hiểu cấu tạo đèn huỳnh quang, đèn compắc huỳnh quang. Tranh vẽ về đèn huỳnh quang và đèn compắc huỳnh quang.
d) Sản phẩm mong đợi 
Sử dụng loại đèn nào để tiết kiệm điện năng
II. HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (27’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động1 : Cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm, số liệu kỹ thuật và công dụng của đèn ống huỳnh quang
H: Quan sát hình vẽ và thực tế hãy cho biết đèn huỳnh quang có các bộ phận chính nào?
H: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì trong nguyên lý làm việc của đèn?
GV: Yêu cầu HS ngiên cứu SGK kết hợp thực tế để đưa ra những đặc điểm của đèn huỳnh quang
Hãy nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn Compắc huỳnh quang?
HS Thảo luận nhóm 
HS: Trả lời
HS Thảo luận nhóm 
HS: Trả lời
(màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang bên trong ống)
- Mồi phóng điện: vì khoảng cách giữa hai điện cực của đèn lớn nên để đèn phóng điện được cần mồi phóng điện (bằng cách dùng chấn lưu điện cảm + tắc te hoặc chấn lưu điện tử)
HS: Trả lời
HS Thảo luận nhóm 
HS: Đèn huỳnh quang > đèn sợi đốt
I . Đèn huỳnh quang
1. Cấu tạo, 
- Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính: ống thủy tinh và 2 điện cực.
2. Nguyên lý làm việc, 
- Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điên cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng 
3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang
- Tuổi thọ của đèn khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.
4. Số liệu kỹ thuật 
Xem SGK
5. Sử dụng 
Xem SGK
Hoạt động 2: ở đèn sợi đốt có chấn lưu để mồi phóng điện không?
HS: Trả lời
- Hiện tượng nhấp nháy: với tần số 50Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.
HS: Không cần chấn lưu
.
II Đèn Compắc huỳnh quang
- Cấu tạo: Bóng đèn, đuôi đèn (có chấn lưu đặt bên trong)
- Nguyên lý làm việc: giống đèn huỳnh quang
Hoạt động 3: ở đèn sợi đốt có hiện tượng ánh sáng không liên tục gây mỏi mắt không?
 Tuổi thọ và hiệu suất phát quang?
HS Thảo luận nhóm 
- Hiệu suất phát quang: khoảng 20->25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên hiệu suất phát quang của đèn gấp 5 lần đèn sợi đốt
III So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
- Ưu điểm: kích thước gọn nhẹ và dễ sử dụng, có hiệu suất phát quang gấp khoảng 4 lần đèn sợi đốt
III. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP: (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS điền bảng 39.1
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1,
2,
1,
2,
Đèn huỳnh quang
1,
2,
1,
2,
IV. HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hãy nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn Compắc huỳnh quang?
- Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điên cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng 
V. HOẠT ĐỘNG: TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Tuổi thọ và hiệu suất phát quang?
- Hiệu suất phát quang: khoảng 20->25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên hiệu suất phát quang của đèn gấp 5 lần đèn sợi đốt
Yêu cầu HS đọc phần “có thể em chưa biết” cuối bài sgk.n
 Dặn dò:n
- Về học bài.
- Xem trước nội dung bài mới.
VI. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Đèn huỳnh quang và đèn compact hoạt động có giống nhau không ?
TIẾT 2: (PPCT 33)
BÀI 40 THỰC HÀNH
ĐÈN HUỲNH QUANG
I. HOẠT ĐỘNG : KHỞI ĐỘNG (3’)
a) Mục tiêu
Hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bộ đèn ống huỳnh quang.
b) Nội dung 
BÀI 40 THỰC HÀNH 
ĐÈN HUỲNH QUANG
c) Gợi ý tổ chức hoạt động 
-Nghiên cứu nội dung bài 40 (SGK), tài liệu tham khảo, sơ đồ mạch điện bộ đèn ống huỳnh quang.
-Các dụng cụ an toàn điện (5 bộ)
-Đồ dùng điện : Bộ đèn ống huỳnh quang loại 0,6m(5 bộ)
d) Sản phẩm mong đợi 
- Biết cách sử dụng bộ đèn ống huỳnh quang 
 Kiểm tra cách điện đồ dùng điện. 
-Tạo niềm yêu thích, tìm hiểu, làm việc cẩn thận , khoa học, an toàn. 
II. HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (27’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV chia nhóm và chỉ định nhóm trưởng của mỗi nhóm.
GV nêu mục tiêu, yêu cầu , nội qui và tiêu chí đánh giá của tiết thực hành.
Gv phân chia các dụng cụ và đồ dùng thực hành cho từng nhóm.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo và tác dụng của các phần tử trong bộ đèn ống huỳnh quang.
GV giải đáp những câu hỏi của HS
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu các số liệu kĩ thuật trên đèn ống huỳnh quang.
Gv theo dõi và hướng dẫn kịp thời các nội dung tìm hiểu bài của HS.
GV hướng dẫn cách tìm hiểu sơ đồ mạch điện bộ đèn ống huỳnh quang bằng cách trả lời các câu hỏi: 
-Mạch điện có các phần tử gì?
-Chấn lưu và tắcte được mắc như thế nào với đèn ống?
-Hai đầu dây ra ngoài của bộ đèn được nối vào đâu?
Gv theo dõi và hướng dẫn kịp thời các nội dung tìm hiểu bài của HS.
HS ổn định theo nhóm đã được phân công.
Nhóm trưởng nhận các đồ dùng và dụng cụ thực hành từ GV
HS nghe giáo viên hướng dẫn và có những thắc mắc đề nghị GV giải đáp.
HS tiến hành tìm hiểu theo chỉ dẫn của GV và ghi các nội dung tìm hiểu được vào báo cáo thực hành
HS tiến hành tìm hiểu theo chỉ dẫn của GV.
Hs ghi các nội dung tìm hiểu được vào báo cáo thực hành
Hs quan sát hoạt động của bộ đèn khi đóng điện và luôn lưu ý an toàn điện
Chuẩn bị và yêu cầu bài thực hành.
II.Tìm hiểu bộ đèn ống huỳnh quang 
1/ Tìm hiểu cấu tạo
 -Đèn
 -Chấn lưu: Tạo sự tăng thế ban đầu để đèn hoạt động.
 -Tắcte: Mồi đèn sáng lúc ban đầu.
2/ Tìm hiểu số liệu kĩ thuật 
-Điện áp định mức: 220V
-Chiều dài ống: 0,6m-Công suất:20W
Tìm hiểu sơ đồ mạch điện bộ đèn ống huỳnh quang.
Quan sát sự hoạt động của bộ đèn ống huỳnh quang 
III-Báo cáo thực hành:
1-Số liệu KT đọc trên đèn ống huỳnh quang:
TT
Số liệu KT
Ý nghĩa
1
220V
Điện áp định mức
1
20W
Công suất định mức
2-Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận:
TT
Tên gọi
Chức năng
III . HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP: (5’)
Gv hướng dẫn Hs quan sát hoạt động của bộ đèn khi đóng điện và luôn lưu ý an toàn điện khi thao tác.
TT
Số liệu KT
Ý nghĩa
1
220V
Điện áp định mức
2
20W
Công suất định mức
3
Số liệu kĩ thuật
Ý nghĩa
IV. HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG (10’)
 Cấu tạo và chức năng của các bộ phận
TT
Tên gọi 
Chức năng
V. HOẠT ĐỘNG: TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1/ Củng cố kiến thức bài học:(7 phút)
	-Giáo viên cho HS tự đánh giá tiết thực hành của nhóm mình sau đó cho HS kiểm tra chéo kết quả thực hành của nhóm bạn.
	-Giáo viên nhận xét kết quả và thái độ thực hành của mỗi nhóm.
2/ Dặn dò 
 -GV lưu ý Hs hoàn chỉnh bài thực hành.
-GV căn dặn HS chuẩn bị tiếp bài: 41“Đồ dùng loại điện – nhiệt . Bàn là điện”
VI. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1/So sánh đèn huỳnh quang và đèn compact (cấu tạo, nguyên lí hoạt động , ứng dụng)
2.Điện áp định mức: 220V.Chiều dài ống: 0,6m-Công suất:20W cho ta biết điều gì?
 NGƯỜI SOẠN
 Lý Thị Mỹ Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_chu_de_3_do_dung_loai_dien_quang_ly.docx