Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 8 - (Theo CV số 3280/BGDĐT-GDTrH và CV số 2084/SGDĐT-NVDH) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS, THPT Nguyễn Văn Linh

Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 8 - (Theo CV số 3280/BGDĐT-GDTrH và CV số 2084/SGDĐT-NVDH) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS, THPT Nguyễn Văn Linh

1 Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.

 - Trình bày được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật, gồm:

+ Các thông tin kĩ thuật cần thiết dưới dạng quy ước thống nhất bằng các kí hiệu.

+ Bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng.

- Trình bày được vai trò của bản vẽ kĩ thuật, kể được các ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và thực tế sản xuất. Bổ sung: Chuyển mục I (bài 8) lên thành mục I của bài 1.

- Hoạt động nhóm.

- Thuyết trình.

- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.

 

doc 10 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5360
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 8 - (Theo CV số 3280/BGDĐT-GDTrH và CV số 2084/SGDĐT-NVDH) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS, THPT Nguyễn Văn Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS,THPT NGUYỄN VĂN LINH
TỔ: Toán – Lý-Tin - KTCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC - MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 8
(Theo CV số 3280/BGDĐT-GDTrH và CV số 2084/SGDĐT-NVDH – Năm học 2020-2021)
Cả năm: 35 tuần thực hiện 52 tiết
(Học kỳ I: 18 tuần thực hiện 35 tiết; Học kỳ II: 17 tuần thực hiện 17 tiết)
PHÂN CHIA THEO HỌC KỲ VÀ TUẦN HỌC
Cả năm: 52 tiết
52 tiết
Học kỳ I
18 tuần
35 tiết
35 tiết
17 tuần x 2 tiết = 34 tiết
1 tuần x 1 tiết = 1 tiết
Học kỳ II
17 tuần
17 tiết
17 tiết
17 tuần x 1 tiết =17 tiết
HỌC KỲ I
Tiết
PPCT
Bài học/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
PHẦN MỘT: VẼ KĨ THUẬT
Chương I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
1
Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.
- Trình bày được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật, gồm:
+ Các thông tin kĩ thuật cần thiết dưới dạng quy ước thống nhất bằng các kí hiệu.
+ Bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng.
- Trình bày được vai trò của bản vẽ kĩ thuật, kể được các ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và thực tế sản xuất.
Bổ sung: Chuyển mục I (bài 8) lên thành mục I của bài 1.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
2
Bài 2:Hình chiếu.
- Giải thích khái niệm phép chiếu qua ví dụ hình chiếu của một điểm thuộc vật thể trên mặt phẳng (Hình 2,1).
- Giải thích được các khái niệm trên mặt phẳng chiếu qua ví dụ ở (Hình 2,2): Mặt phẳng chiếu đứng; Mặt phẳng chiếu bằng; Mặt phẳng chiếu cạnh;
- Giải thích được các khái niệm hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh tương ứng trên các mặt phẳng chiếu qua hình 2.3, 2.4, 2.5
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
3
Bài3:BTTH: Hình chiếu của vật thể.
- Mô tả được việc thay đổi hướng chiếu khi vẽ hình chiếu.
- Phân tích được 2 hình chiếu để vẽ hình chiếu thứ 3.
- Biểu diễn được hình chiếu trên bản vẽ, hình dung được hình dạng của vật thể.
- Mô tả đúng hình chiếu các mặt, các cạnh của vật thể.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động cá nhân.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
4
Bài 4:Bản vẽ các khối đa diện.
- Trình bày được khái niệm khối hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều; kí hiệu kích thước cơ bản chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật; chiều dài cạnh đay, chiều cao cạnh đáy và chiều cao lăng trụ đều; chiều dài cạnh đáy và chiều cao của hình chóp đều qua phân tích các ví dụ trong SGK.
- Biểu diễn được hình chiếu của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều trên bản vẽ với các kích thước cơ bản trên mặt phẳng chiếu.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
5
BTTH: Đọc bản vẽ các khối đa diện.
Vận dụng thay đổi vị trí của vật thể để HS vẽ hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu và yêu cầu:
- Đọc được tên và trình bày được công dụng của các hình chiếu.
- Từ các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của bản vẽ, hình dung được các vật thể tương ứng.
- Đọc được các kích thước và các yêu cầu kĩ thuật ghi trên bản vẽ.
- Từ các hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của bản vẽ, hình dung được các vật thể.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động cá nhân.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
6
Bài 6:Bản vẽ các khối tròn xoay.
- Trình bày được khái niệm về khối tròn xoay.
- Phân tích được vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Nhận dạng được các hình chiếu của các khối tròn xoay để đọc được bản vẽ của các khối tròn xoay.
- Sử dụng đúng vật liệu và dụng cụ vẽ, thể hiện đúng tiêu chuẩn về vẽ kĩ thuật khi vẽ các hình chiếu.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
7
Bài 7:BTTH: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay.
- Trình bày được sự tương quan giữa bản vẽ với các vật thể.
- Mô tả được hình dạng của vật thể; những khối cơ bản quen biết hình thành nên vật thể.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động cá nhân.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
Chương II: BẢN VẼ KĨ THUẬT
8
Bài 8,9:Khái niệm về hình cắt- Bản vẽ chi tiết.
- Từ quan sát mô hình và hình vẽ của ống lót, hình thành khái niệm hình cắt, biểu diễn hình cắt.
- Trình bày được khái niệm và công dụng của hình cắt trong thiết kế.
- Trình bày được nội dung bản vẽ chi tiết: Các bước đọc bản vẽ chi tiết.
- Mô tả chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật
Tích hợp Mục I lên bài 1 à Không dạy ở tiết này.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
9
Bài 10:BTTH: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
- Lập được quy trình đọc bản vẽ chi tiết.
- Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
10
Bài 11:Biểu diễn ren.
- Nhận dạng được chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật.
- Trình bày được các quy ước vẽ các loại ren.
- Biểu diễn được ren đúng quy ước về vẽ ren.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
11
Bài 12:BTTH: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
- Lập được quy trình đọc bản vẽ chi tiết.
- Nhận dạng được chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật.
- Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
12
Bài 13:Bản vẽ lắp.
- Vận dụng kiến thức về phép chiếu và hình chiếu vuông góc để phân tích được nội dung bản vẽ lắp đơn giản.
- Sử dụng được vật liệu và dụng cụ vẽ thể hiện đúng tiêu chuẩn vẽ kĩ thuật khi làm bài.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
13
Bài 14:BTTH: Đọc bản vẽ lắp đơn giản.
- Phân tích được các chi tiết trên bản vẽ lắp về hình dạng và kích thước.
- Mô tả được vị trí các chi tiết trong bản vẽ lắp.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
14
Bài 15:Bản vẽ nhà.
- Phân tích được nội dung bản vẽ nhà.
- Sử dụng đúng các kí hiệu quy ước của bản vẽ nhà.
- Đọc được BVN theo đúng trình tự nhất định.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
15
Bài 16:BTTH: Đọc bản vẽ nhà đơn giản.
- Phân tích được cách tìm hiểu về BVN, các bộ phận trong bản vẽ ngôi nhà đơn giản.
- Rèn kĩ năng đọc BVN thành thạo.
- Đọc được kích thước các bộ phận tương ứng trên BVN.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- PP trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
PHẦN HAI: CƠ KHÍ
Chương III: GIA CÔNG CƠ KHÍ
16
Bài 17:Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
- Trình bày được tác dụng của cơ khí trong sản xuất và đời sống: Chế tạo các máy sản xuất trong các ngành tạo năng xuất lao động cao, giảm nhẹ sức lao động và có tầm nhìn.
- Nhận biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí.
- Phân tích được vai trò của cơ khí trong các lĩnh vực, ngành sản xuất.
- Trình bày được quy trình chế tạo ra sản phẩm cơ khí thông qua các ví dụ thực tế.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
17
Bài 18:Vật liệu cơ khí.
- Nhận biết được vật liệu kim loại màu, kim loại đen: Thành phần, tỉ lệ cacbon, các loại vật liệu thép.
- Nhận biết được vật liệu phi kim loại: Đặc điểm, tính chất, công dụng của chất dẻo, cao su.
- Trình bày được tính chất của vật liệu cơ khí và ứng dụng của nó trong chế tạo cơ khí: Tính chất cơ học, vật lý, hóa học, tính chất công nghệ.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
18
*Kiểm tra giữa kì.
- Hệ thống hóa và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học.
- Rèn kỹ năng quan sát vật thể, hình chiếu.
- Rèn kỹ năng vẽ hình chiếu một số vật thể đơn giản.
- Đánh giá quá trình học tập của HS.
19
Bài 20:Dụng cụ cơ khí.
- Nhận biết được hình dáng một số loại dụng cụ cơ khí thông dụng.
- Phân chia được nhóm dụng cụ đo, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.
- Mô tả được cấu tạo, nhận xét được vật liệu để chế tạo một số dụng cụ cơ khí.
- Sử dụng đúng công dụng của các dụng cụ.
- Mục I.1. b) Thước cặp: Không dạy
- Bài 21, bài 22: Khuyến khích HS tự học.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
Chương IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
20
Bài 24:Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép.
- Giải thích được khái niệm về chi tiết máy.
- Phân loại được chi tiết máy, nhóm chi tiết máy dựa trên cơ sở công dụng của chúng.
- Trình bày được khái niệm mối ghép; mô tả được mối ghép động, mối ghép cố định và liên hệ với thực tế lấy ví dụ.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
21
Bài 25,26:Chủ đề : Mối ghép cố định.
- Trình bày được khái niệm các mối ghép.
- Mô tả được cấu tạo, đặc điểm của các mối ghép.
- Liệt kê được các ứng dụng của các mối ghép.
- Nhận dạng được các mối ghép trong thực tế kĩ thuật và đời sống.
- Gồm bài 25, bài 26. - Không dạy: Mục II.2 Mối ghép bằng hàn và Mục 2. Mối ghép bằng then và chốt.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
22
Bài 27:Mối ghép động.
- Giải thích được khái niệm mối ghép động.
- Trình bày, mô tả được các loại khớp động.
- Liệt kê được các ứng dụng của các mối ghép.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
Chương V: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
23,24,25
Bài 29,30,31:Chủ đề : Truyền và biến đổi chuyển động.
- Giải thích được khái niệm truyền và biến đổi chuyển động.
- Mô tả được cấu tạo của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
- Trình bày được nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trong kĩ thuật và thực tế đời sống.
- Tính toán được tỉ số truyền của một số cơ cấu qua đo, đếm các thông số kĩ thuật.
- Tháo lắp các bộ truyền và biến đổi chuyển động đúng trình tự.
- Gồm bài 29, bài 30, bài 31. 
- Không dạy: Mục 3 Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô hình động cơ 4 kỳ.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
PHẦN BA: KĨ THUẬT ĐIỆN 
Chương VI: AN TOÀN ĐIỆN
26
Bài 32:Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Định nghĩa được điện năng.
- Trình bày được khái niệm về sản xuất điện năng của các nhà máy điện; điện năng được sản xuất từ các dạng nawg lượng khác.
- Mô tả được thiết bị để thực hiện truyền tải và cấp điện áp khi truyền tải.
- Phân tích được vai trò của điện áp trong đời sống: điện năng là nguồn năng lượng chính để sử dụng các đồ dùng, thiết bị, phương tiện sinh hoạt 
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
27,28,29
Bài 33:Chủ đề:An toàn điện.
- Trình bày được điện năng gắn liền với sản xuất và sinh hoạt của con người; tác động của dòng điện đến cơ thể con người khi bị điện giật.
- Mô tả được việc chạm vào vật mang điện bị tai nạn điện.
- Phân tích được quy trình về khoảng cách bảo vệ an toàn ở lưới điện cao áp.
- Giải thích được các biện pháp an toàn điện khi sử dụng các đồ dùng và thiết bị điện.
- Giải thích được công dụng, cấu tạo của các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Phân tích được đặc điểm cấu tạo vật liệu để đảm bảo cách điện khi chạm vào các vật mang điện.
- Phân tích được các bộ phận của bút thử điện, cách sử dụng bút thử điện trong sửa chữa, kiểm tra; Giải thích được nguyên lý làm việc của bút thử điện.
- Tuân theo các quy tắc an toàn điện
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
Chương VII: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
30
Bài 36:Vật liệu kĩ thuật điện.
- Định nghĩa được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện và vật liệu dẫn từ.
- Trình bày được đại lượng điện trở suất quyết định độ dẫn điện, cách điện của vật liệu dẫn điện và cách điện.
- Giải thích được đặc tính kĩ thuật và công dụng của vật liệu dẫn điện, cách điện, dẫn từ và phạm vi sử dụng của chúng.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
31,32,33
Bài 38,39,40:Chủ đề: Đồ dùng điện – quang.
- Giải thích được cấu tạo của các loại đèn điện.
- Phân tích được nguyên lý phát sáng của các loại đèn điện.
- Trình bày được căn cứ để phân loại đèn điện.
- Phân tích được đặc điểm và ưu nhược điểm của các loại đèn điện.
- Giải thích cơ sở khoa học của các số liệu kĩ thuật, đọc và giải thích được ý nghĩa các số liệu đó.
- Tìm hiểu và so sánh sơ đồ nguyên lý và sơ đồ cấu tạo của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Quan sát và giải thích được quá trình mồi phóng điện của tắc te và đèn.
- Gồm bài 38, bài 39, bài 40 
- Tích hợp khái niệm về các loại đồ dùng điện.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
34
Ôn tập cuối kì I.
- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về phần vẽ kỹ thuật và phần cơ khí để học sinh thấy được tầm quan trọng của chúng trong đời sống con người.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình.
35
Kiểm tra cuối kì I.
- Củng cố kiến thức đã học, tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để từ đó điều chỉnh việc học của mình cho tốt.
- Rèn luyện khả năng làm bài tự luận và trắc nghiệm.
- Đánh giá quá trình học tập của HS.
 HỌC KỲ II
Tiết
PPCT
Bài học/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Nội dung 
điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
Chương VII: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
36
Bài 41, 42:Đồ dùng điện -nhiệt. Bàn là điện. Nồi cơm điện.
- Giải thích được nguyên tắc biến đổi điện năng thành nhiệt năng để chế tạo các đồ dùng điện nhiệt; điện trở của dây điện trở (dây đót nóng) quyết định đến tỏa nhiệt.
- Phân tích và so sánh được cấu tạo, nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuật, cách sử dụng bàn là điện và nồi cơm điện.
- Hiểu được nguyên tắc biến đổi điện năng thành nhiệt năng để chế tạo bàn là điện, các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng.
- Tích hợp khái niệm về các loại đồ dùng điện. Mục I. Bếp điện ko dạy
- Bài 43: Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu ở nhà.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
37
Bài 44:Đồ dùng loại điện-cơ. Quạt điện.
- Trình bày được cấu tạo của roto, stato động cơ điện một pha, quạt máy. Học sinh khá giải thích được tác dụng của vòng ngắn mạch trong các động cơ trên.
- Biết được nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha, quạt máy dựa trên tác dụng từ của dòng điện và hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Biết được ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật.
- Cách sử dụng động cơ điện một pha, quạt điện đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
- So sánh được những điểm giống nhau, khác nhau của các loại đồ dùng điện trên.
- Tích hợp khái niệm về các loại đồ dùng điện.
- Mục III. Máy bơm nước – HS tự đọc.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
38
Bài 46: Máy biến áp một pha.
- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ của máy biến áp một pha.
- Phân tích được cấu tạo lõi thép, dây quấn và vỏ biến áp một pha.
- Phân tích được nguyên ký làm việc của MBA một pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hiểu được các thông số kĩ thuật và ý nghĩa của nó khi chọn để sử dụng.
- Giải thích được cách sử dụng máy biến áp một pha.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
39
Bài 48:Sử dụng hợp lí điện năng. 
- Trình bày được ý nghĩa của việc tiết kiệm điện năng.
- Trình bày được các khái niệm cơ bản trong sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện năng.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
40
Thực hành: Quạt điện - Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
- Giải thích được cấu tạo và nhiệm vụ của bộ phận chính của quạt điện.
- Phân tích được đặc điểm của roto, stato của quạt điện.
- Đọc được các số liệu kĩ thuật quạt điện và hiểu ý nghĩa của chúng trong việc lựa chọn sử dụng.
- Thực hiện đúng trình tự tháo, lắp và sử dụng được các đồ dùng điện trên, đảm bảo an toàn.
- Giải thích được tác dụng của vòng ngắn mạch, cách điều khiển tốc độ của quạt điện.
- Tính toán được điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong gia đình.
- Hoạt động cá nhân.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
41
*Kiểm tra giữa kì 2
- Hệ thống hóa và hiểu được một số kiến thức cơ bản về các loại đồ dùng điện.
- Đánh giá quá trình học tập của HS.
Chương VIII: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
42
Bài 50:Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà.
- Trình bày được khái niệm lưới điện quốc gia, mạng điện trong nhà.
- Mô tả được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Mô tả được cấu tạo của mạng điện trong nhà.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
43,44
Bài 51,53:Thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà.
- Giải thích được trong mạng điện cần có các thiết bị đóng cắt, lấy điện và bảo vệ.
- Giải thích được khái niệm ngắn mạch, quá tải.
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách sử dụng các thiết bị đóng cắt, lấy điện và bảo vệ.
- Giải thích được cơ sở khoa học về vị trí, nhiệm vụ, cách bố trí thiết bị trong mạch điện.
- Gồm Bài 51, bài 53.
- Bài 52: Khuyến khích HS tự học, tự làm.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình. Phân tích.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan.
45,46,47
48,49,50
Chủ đề stem: Sơ đồ-thiết kế mạch điện
THIẾT KẾ THIẾT BỊ CẢNH BÁO ĐƠN GIẢN
- Giải thích được khái niệm sơ đồ điện.
- Liệt kê và nhận biết được kí hiệu quy ước các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong mạch điện.
- Phân tích được một số sơ đồ mạch điện đơn giản.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí của một số mạch điện đơn giản.
- Phân tích, giải thích được các bước tiến hành; Chuyển được từ sơ đồ nguyên lí thành sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Giải thích được khái niệm thiết kế mạch điện và thiết kế được mạch điện chiếu sáng đơn giản.
- Lựa chọn được những thiết bị và đồ dùng phù hợp với thiết kế.
- Gồm Bài 55, bài 56, bài 57, bài 58.
- Dạy học theo dự án.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo/stem
- Hoạt động nhóm.
- Phân tích. Thuyết trình.
- Dạy học nêu giải quyết vấn đề.
- Trực quan. Thao tác mẫu.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
51
Ôn tập cuối kì II.
- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về phần Kỹ thuật điện để học sinh thấy được tầm quan trọng của chúng trong đời sống con người.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình.
52
*Kiểm tra cuối kì II
- Hệ thống hóa và hiểu được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện.
- Vận dụng để làm bài tập.
- Đánh giá quá trình học tập của HS.
 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG 	 GVBM
 PHAN CÔNG TRINH	 NGUYỄN MINH PHƯƠNG 	 BÁ THU NHI

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mon_cong_nghe_lop_8_theo_cv_so_3280bgddt_g.doc