Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4, Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4, Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả - Năm học 2020-2021

1. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ

a) Kiến thức:

- Học sinh Biết được những yêu cầu kĩ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả.

- Học sinh hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

b) Kĩ năng:

- Ứng dụng được quy trình kĩ thuật trồng

cây ăn quả vào việc giúp gia đình trồng, nhân giống cây ăn quả trong vườn.

c) Thái độ:

- Có ý thức học hỏi để tham gia, nhân giống các loại cây ăn quả

2. Đinh hướng phát triển năng lực

Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

3. Phương pháp / kỹ thuật dạy học:

-PPDH: Đàm thoại, Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan hđ nhóm

- HTTCDH: trên lớp

-PTDH: tranh, ảnh

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ sơ đồ khu vườn ươm cây ăn quả.

+ Tranh vẽ các phương pháp nhân giống.

2. Chuẩn bị của HS: SGK

III. Chuỗi các hoạt động học:

A. Hoạt động khởi động.

1. Ổn định tổ chức lớp học : 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 15’

Lớp 9A

1) Em hãy nêu lại quy trình chăm sóc cây ăn quả ?

2) Trình bày quy trình thu hái và bảo quản quả sau thu hoạch?

Đáp án :

1)Quy trình chăm sóc cây ăn quả gồm: (5đ)

a. Làm cỏ, vun xới

 

doc 3 trang hapham91 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4, Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 4 Bài 3:
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ
 Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy 
Tiết (TKB)
Lớp
HS vắng
9 
1. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ
a) Kiến thức: 
- Học sinh Biết được những yêu cầu kĩ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Học sinh hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
b) Kĩ năng: 	
- Ứng dụng được quy trình kĩ thuật trồng
cây ăn quả vào việc giúp gia đình trồng, nhân giống cây ăn quả trong vườn.
c) Thái độ: 
- Có ý thức học hỏi để tham gia, nhân giống các loại cây ăn quả
2. Đinh hướng phát triển năng lực
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... 
3. Phương pháp / kỹ thuật dạy học:
-PPDH: Đàm thoại, Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan hđ nhóm
- HTTCDH: trên lớp
-PTDH: tranh, ảnh
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ sơ đồ khu vườn ươm cây ăn quả.
+ Tranh vẽ các phương pháp nhân giống.
2. Chuẩn bị của HS: SGK
III. Chuỗi các hoạt động học:
A. Hoạt động khởi động.
1. Ổn định tổ chức lớp học : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 15’
Lớp 9A 
1) Em hãy nêu lại quy trình chăm sóc cây ăn quả ?
2) Trình bày quy trình thu hái và bảo quản quả sau thu hoạch?
Đáp án : 
1)Quy trình chăm sóc cây ăn quả gồm: (5đ)
a. Làm cỏ, vun xới
b. Bón phân thúc
c. Tưới nước
d. Tạo hình, sửa cành
e. Phòng trừ sâu, bệnh
g. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
2) Quy trình thu hái và bảo quản quả sau thu hoạch (5đ)
*. Thu hoạch: Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ chín. Thu hoạch quả lúc trời mát.
-Quả hái về phải được làm sạch, phân loại để ở nơi râm mát.
*. Bảo quản: Phải sử lí đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. không chất đống quả khi bảo quản.
*. Chế biến:Tùy theo mọi loại quả 
Lớp 9B
1) Em hãy cho biết giá trị của cây ăn quả?
2) Nêu đặc điểm thực vật cua cây ăn quả?
Đáp án: 
1) Giá trị của cây ăn quả là: (5đ)
- Trồng cây ăn quả mang lại cho con người nhiều giá trị quan trọng như :
+ Cung cấp dinh dưỡng có giá trị
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm nguyên liệu chế biến bánh kẹo
+ Giữ gìn và cải thiện môi trường: Điều hoà ôxy, nhiệt độ, gió bão, chống xói mòn.
2. Đặc điểm thực vật. (5đ)
a. Rễ: Có loại mọc thẳng, sâu xuống đất, loại mọc ngang do đó cần chăm sóc để rễ phát triển tốt
b. Thân: Từ thân có nhiều cành cấp 1, từ cành cấp 1 có nhiều cành cấp 2 dến 3, 4, 5 . . . cành cấp 5 hường mang quả do đó cần tạo nhiều cành để mang quả.
c. Hoa: Có hoa đơn tính, hoa lưỡng tính vì vậy cần tìm hiểu để cây thụ phấn tốt.
d. Quả, hạt: Hình dạng, kích thức quả khác nhau, tính chất, số lượng quả và hạt cũng khác nhau lên biết được đặc điểm sẽ chọn giống tốt hơn.
* Khởi động : 1’ 
Nghề trồng cây ăn quả có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Muốn trồng những cây có năng suất cao, chất lượng tốt thì cần phải có giống tốt. Vậy giống đó ở đâu ra ? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay
B. Hoạt động hình thành kiến thức 	 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính 
HĐ1: Xây dựng vườn ươm cây ăn quả (11’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và cho biết :
? Cách chọn địa điểm thích hợp để xây dựng vườn ươm?
- Học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK thảo luận để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
- Học sinh trả lời câu hỏi :
- Giáo viên bổ sung nếu cần.
- Đưa ra kết luận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và cho biết :
? Yêu cầu cần thiết khi thiết kế vườn ươm là gì ?
Học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK thảo luận để trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
- Học sinh trả lời câu hỏi :
GV kết luận
HĐ2: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (11’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và cho biết :
? Thế nào là phương pháp nhân giống hữu tính ? Cho ví dụ?
HS trả lời
- GV Đưa ra kết luận.
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và cho biết :
? Có bao nhiêu cách nhân giống vô tính?
HS trả lời
- GV Đưa ra kết luận
I. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Xây dựng vườn ươm cần 2 yêu tố : Chọn địa điểm và thiết kế vườn ươm
1. Chọn địa điểm.
Chọn địa điểm phải : 
 + Gần vườn trồng, thuận tiên vận chuyển và tiêu thụ. 
 + Gần nguồn nước tưới.
 + Đất của nơi đó phải bằng phẳng, độ màu mỡ cao . . . 
2. Thiết kế vườn ươm.
Thiết kế vườn ươm cần có : 
 + Khu cây giống
 + Khu nhân giống
 + Khu luân canh
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
1. Phương pháp nhân giống hữu tính
2. Phương pháp nhân giống vô tính
C. Hoạt động luyện tập - Vận dụng . 5’
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
- Trả lời một số câu hỏi.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng . 1’
- Đọc trước phần II
- Làm câu hỏi SGK
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_4_bai_3_cac_phuong_phap_nhan_gi.doc