Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 11+12 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Út Thương

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 11+12 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Út Thương

 BÀI 6.THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

+ Sau khi học song học sinh hiểu đ¬ược quy trình lắp đặt mạch điện, bảng điện.

+ Vẽ đ¬ợc sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.

+ Lắp đư¬ợc bảng điện gồm 2 cầu chì, một ổ cắm điện và một công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.

2. Kỹ năng:

+ Làm việc cẩn thận, kiên trì, khoa học và an toàn.

3. Thái độ:

+ Nghiêm túc trong tiết học, chuẩn bị bài ở nhà

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và SGV.

2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức (1 phút):

2. Kiểm tra bài cũ: ( Không có )

3. Bài mới:

 

doc 7 trang Hoàng Giang 30/05/2022 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 11+12 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Út Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 5: Lắp mạch điện bảng điện
Giới thiệu chủ đề
Chủ đề tìm hiểu qua 3 tiết như sau
Tìm hiểu vật liệu, thiết bị, dụng cụ thực hành, chức năng của bảng điện trong mạng điện, quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện. Thực hiện vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện (1 tiết)
Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện, bước đầu lắp đặt mạch điện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. (1 tiết)
Thực hiện lắp mạch điện bảng điện, vận hành kiểm tra mạch điện. (1 tiết)	
Học sinh sử dụng được các vật liệu, dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà; biết được cấu tạo, nguyên lí hoạt động mạch điện bảng điện.
	Học sinh có kĩ năng vẽ sơ đồ lắp đặt, lăp đặt mạch điện làm việc theo quy trình công nghệ
Tuần :11 
Tiết :11 
 BÀI 6.THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
+ Sau khi học song học sinh hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện, bảng điện.
+ Vẽ đợc sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.
+ Lắp được bảng điện gồm 2 cầu chì, một ổ cắm điện và một công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
2. Kỹ năng:
+ Làm việc cẩn thận, kiên trì, khoa học và an toàn.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc trong tiết học, chuẩn bị bài ở nhà
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và SGV.
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút):
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không có )
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm tòi phát hiện kiến thức mới (10 phút).
GV: Giới thiệu bài học.
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành, nội quy thực hành.
- Chia nhóm thực hành: mỗi nhóm 4-5 học sinh. 
Tiết 11. BÀI 6.THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
- SGK
HS thực hiện theo nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của bảng điện (15 phút)
GV: Cho học sinh quan sát hình 6.1 kết hợp với mạch điện thực tế ở lớp học và mô tả theo yêu cầu sau:
? Em hãy liệt kê những thiết bị được lắp đặt trên bảng điện? Trình bày chức năng của thiết bị đó trong mạch điện?
GV: Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh của hệ thống điện của trường học?
GV: Em hãy mô tả bảng điện nhánh của mạng điện nhà em ?
GV: Rút ra kết luận về vai trò, chức năng bảng điện trong mạng điện trong nhà: bảng điện trong nhà dùng dể phân phối điểu khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện.
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1.Tìm hiểu chức năng của bảng điện
HS: Nghiên cứu trả lời.
- Mạng điện trong nhà thường có hai loại bảng điện: bảng điện chính và bảng điện nhánh 
- Những thiết bị được lắp trên bảng điện:
+) Cầu chì: bảo vệ mạch điện, tránh đoản mạch.
+) Ổ cắm: dùng để đưa điện vào dụng cụ dùng điện. 
+) Công tơ: dùng để nối hoặc cắt dụng cụ điện với nguồn điện ( U < 500V ) 
+) Cầu dao: dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay đơn giản, được sử dụng trong các mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 200V ( điện 1 chiều ) và đến 300V ( điện xoay chiều).
+) Áptômát: là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắt mạch và sụt áp 
HS: là bảng điện nhánh 
HS: liên hệ trả lời
(VD: gồm 2 cầu chì, 2 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn.)
Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ đồ lắp đặt mạch điện (15 phút). 
 GV: Cho học sinh quan sát một số sơ đồ điện cho học sinh nhận biết, phân biệt sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
GV: Mạch điện, bảng điện gồm những phần tử nào? Có mối liên hệ như thế nào?
 GV: Giải thích cho học sinh hiểu từ một sơ đồ nguyên lý, chúng ta có thể xây dựng được nhiều sơ đồ lắp đặt tuy nhiên phải:
+ tuỳ thuộc vào mục đích người sử dụng, vị trí bảng điện
+ vị trí cách lắp đặt các phần tử của mạch điện
+ phương pháp lắp đặt dây dẫn
2.Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
HS Làm việc theo nhóm để tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt bảng điện, trả lời câu hỏi.
a. Sơ đồ nguyên lý:
- Sơ đồ hình 6-2.
HS: Gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn. (Cầu chì nt công tắc nt bóng đèn) // (cầu chì nt ổ cắm)
HS: Làm việc theo nhóm để vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
O
A
- Vẽ đường dây nguồn.
O
A
O
- Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn
A
- Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện.
O
A
- Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý.
Hoạt động 4: Củng cố bài học, giao nhiệm vụ về nhà (3 phút)
Củng cố (2 phút):
- GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo kết quả bài học theo tiêu chí đã nêu.
 Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy	
Giao nhiệm vụ về nhà (1 phút).
- Về nhà tập vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành lắp bảng điện.
HS: tự đánh giá
HS: ghi nhiệm vụ về nhà
 Ngày 28/10/2017
Tuần :12 
Tiết : 12 
 BÀI 6
THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
+ Sau khi học song học sinh hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện, bảng điện.
+ Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.
+ Lắp được bảng điện gồm 2 cầu chì, một ổ cắm điện và một công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
2. Kỹ năng:
+ Làm việc cẩn thận, kiên trì, khoa học và an toàn.
3. Thái độ:
+ Chú ý àn toàn lao động, an toàn điện
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Giáo viên:
+ Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và SGV
+ Vật liệu: Bảng điện dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
+ Thiết bị: 1 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện: 2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm, 1 bóng đèn. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1. Giới thiệu bài học (5 phút)
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành, nội quy thực hành.
- Chia nhóm thực hành: mỗi nhóm 4-5 học sinh. Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị hoặc nhận dụng cụ, vật liệu thiết bị cho bài thực hành.
BÀI 6.THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1.Tìm hiểu chức năng của bảng điện
2.Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Hoạt động 2.Tìm hiểu cách lắp đặt mạch điện bảng điện (30 phút).
Sau khi xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện.
GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành các bước của quy trình lắp đặt mạch điện, bảng điện.
Bước 1. Vạch dấu:
GV: Hướng dẫn học sinh cách bố trí thiết bị trên bảng điện, vạch dấu các lỗ khoan.
Bước2: Khoan lỗ bảng điện.
GV: Hướng dẫn học sinh cách chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít, khoan chính xác lỗ khoan và thẳng.
Bước3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện.
GV: Hướng dẫn học sinh nối dây các thiết bị trên bảng điện và đi ra đèn, nối dây đúng sơ đồ, mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bước4: Lắp thiết bị vào bảng điện.
GV: Hướng dẫn học sinh cách vít cầu chì, công tắc và ổ cắm vào vị trí đã được đánh dấu trên bảng điện
Bước 5: Kiểm tra.
GV: Hướng dẫn học sinh lắp đặt thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện, nối nguồn, vận hành thửi mạch điện, bút thử điện.
GV: Nói rõ cho học sinh hiểu khi thực hiện làm mẫu những thao tác hình thành kỹ năng mới cho học sinh.
GV: Lưu ý cho học sinh về an toàn lao động.
3. Lắp đặt mạch điện bảng điện.
HS: Quan sát và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* Bước1: Vạch dấu.
* Bước2: Khoan lỗ bảng điện.
* Bước3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện.
*Bước4: Lắp thiết bị vào bảng điện.
* Bước5: Kiểm tra.
Các công đoạn
ND công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kĩ thuật
Vạch dấu
- Bố trí thiết bị trên bảng điện.
- Vạch dấu các lỗ khoan.
-Thước mũi vạch hoặc bút chì.
- Bố trí t.bị hợp lý.
- Vạch dấu chính xác.
Khoan lỗ bảng điện
- Chọn mũi khoan cho lỗ luồn và lỗ vít (F5 và F2).
- Khoan.
- Mũi khoan.
- Máy khoan.
- Khoan chính xác lỗ khoan.
- Lỗ khoan thẳng.
Đi dây mạch điện
- Nối dây các t.bị trên bảng điện.
- Nối dây ra đèn.
- Kìm tuốt dây.
- Kìm tròn, kìm điện, băng dính.
- Nối dây đúng sơ đồ.
- Mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật.
Lắp thiết bị điện vào bảng điện
- Vít cầu chì, công tắc và ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên b.điện.
- Tuốc nơ vít.
- Kìm.
- Lắp thiệt đúng vị trí.
- Các thiết bị được lắp chắc đẹp.
Kiểm tra
- Lắp đặt t.bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện.
- Nối nguồn.
- Vận hành thử mạch điện.
- Bút thử điện.
- Mạch điện đúng sơ đồ.
- mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật.
HS: Làm việc theo nhóm tiến hành lắp đặt bảng điện theo quy trình.
Hoạt động 4: Củng cố bài học, giao nhiệm vụ về nhà (3 phút)
Củng cố (3 phút):
- GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo kết quả bài học theo tiêu chí đã nêu.
- GV: Nhận xét bài thực hành về tinh thần thái độ tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động 
Hướng dẫn về nhà (2 phút):
- Về nhà tập vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành lắp bảng điện.
-HS tự đánh giá
-HS ghi nhiệm vụ về nhà
	 Ngày 04/11/2013

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tuan_1112_nam_hoc_2017_2018_nguyen_u.doc