Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 27: Hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a ≠ 0) - Năm học 2019-2020

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 27: Hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a ≠ 0) - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1.Về kiến thức: Nhận biết được góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox, hiểu khái niệm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b, biết được cách tính góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox khi a > 0.

2. Về kĩ năng: Biết tìm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b. Tính được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox khi a > 0.

3. Về thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa góc đường thẳng và hệ số góc của đường thẳng, mối lien hệ giữa hình học và đại số. Tích cực trong học tập, làm bài tập.

II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh

- Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh.

 - Ngoài ra cần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.

III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng: Vấn đáp gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề.

 

docx 6 trang Hoàng Giang 31/05/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 27: Hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a ≠ 0) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/11/2019 Giáo viên: 
Ngày dạy : 26/11/2019	
Tiết 27 Bài 5. Hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a0)
I. Mục tiêu 
1.Về kiến thức: Nhận biết được góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox, hiểu khái niệm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b, biết được cách tính góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox khi a > 0.
2. Về kĩ năng: Biết tìm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b. Tính được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox khi a > 0.
3. Về thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa góc đường thẳng và hệ số góc của đường thẳng, mối lien hệ giữa hình học và đại số. Tích cực trong học tập, làm bài tập.
II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh.
	- Ngoài ra cần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.
III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng: Vấn đáp gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Phương tiện dạy học: SGK, bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu.
V. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Học nhớ lại và khắc sâu kiến thức về đường thẳng song song , đường thẳng cắt nhau,. 
- Phương thức tổ chức hoạt động: 
 GV: Chơi trò chơi ô bí mật. Có 3 bài tập tương ứng với 3 ô số.
	Câu 1: Đường thẳng y = -2x + b cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4 thì hệ số b bằng :
b= -2 B. b=2 C. b= -4 D. b= 4 (đúng) 
 Câu 2: Hai đường thẳng (d):y = 3x - 5 và 
	 (d’) y = 4 + ax ( )
song song với nhau thì hệ số a bằng:
 A. a= 4 B. a=-4 C. a= 3(đúng) D. a= 5 
Câu 3: Đồ thị hàm số y=ax - 4, (a ≠ 0) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2 thì hệ số a bằng:
 A. a=- 4 B. a=-2 C. a= 2(đúng) D. a= 4	
- Kết quả mong đợi từ hoạt động: HS nhớ lại điều kiện hai đường thẳng song song,tính chất đường thẳng cắt trục tung, trục hoành. Học sinh vui vẻ, tự tin vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Khái niệm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a0)
20
phút
a. Góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox
* Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV: Giới thiệu thế nào là góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox.
-Chiếu 2 hình 10a,10b rồi đặt điểm A,T.
-Yêu cầu học sinh nêu tên góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox.
-Giới thiệu góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox (đặt tên ):Góc a tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc TAx tạo bởi tia Ax và tia AT, trong đó: A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox, T là một điểm thuộc đường thẳng y = ax+b và có tung độ dương
-Cho học sinh nhận biết 
 là góc nhọn khi a>0, là góc tù khi a<0
-Giải thích góc nhọn, góc tù.
-Vẽ và giải thích trường hợp a>0;b<0 và a<0;b<0
* Sản phẩm mong đợi: HS nhận biết được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox
b. Hệ số góc
* Mục tiêu: Hiểu khái niệm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV: Cho hình vẽ có hai đường thẳng song song
 -Cho học sinh nhận dạng hai đường thẳng song song dựa vào hệ số a, sau đó so sánh hai góc 
GV: Từ đó ta suy ra mối quan hệ giữa hệ số a và góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox như thế nào?
 - Các đường thẳng có cùng hệ số a thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau
GV:Đưa hình 11a,b SGK và yêu cầu HS thực hiện nhóm bằng cách điền vào chỗ trống(nhóm 1,2 làm hình 11a;nhóm 3,4 làm hình 11b)
Bảng nhóm 11a(3 phút)
a1= ..
a2= .. 0< < < 
a3= ..
00< < < <900
Khi a>0 thì là góc...,a càng lớn thì (00<<900)
Bảng nhóm 11b
a1= ..
a2= .. < < <0
a3= ..
900< < < <1800
Khi a<0 thì là góc...,a càng lớn thì .
(900<<1800)
-Nhận xét bảng nhóm
-Vì sao a1 < a2 < a3 và 
b1 < b2 < b3
-GV dựa vào tính chất góc ngoài của tam giác giải thích(góc a2 là góc ngoài của tam giác chứa góc a1 không kề với a1 ).
-Đưa kết luận:
+Khi a > 0 thì là góc nhọn, a càng lớn thì càng lớn (00 < a < 900)
+Khi a < 0 thì b là góc tù, a càng lớn thì b càng lớn 
(900 < b < 1800) 
-Cho HS trả lời trắc nghiệm
Bài tập1:Cho đường thẳng
(d1): y = 2x – 3 tạo với trục Ox góc a1
(d2): y = -5x + 1 tạo với trục Ox góc a2
So sánh nào sau đây là đúng?
A.a1=a2 B..a1>a2.
C.a1 a2 D.a1<a2(đúng)
GV:Giới thiệu hệ số góc của đường thẳng y=ax+b và chỉ ra a là hệ số góc.
-Cho HS trả lời hệ số góc:
Bài tập 2: Hãy tìm hệ số góc của các đường thẳng sau:
( 1 ) y = 2x + 3	
( 2 ) y = 5 - x
( 3 ) y = x + 2
( 4 ) y = - 3x
( 5 ) y= x+3
GV:Giới thiệu khi b=0, khi đó ta vẫn nói a là hệ số góc của đường thẳng y = ax.
* Sản phẩm mong đợi: Khi hệ số a dương( a>0) thì HS biết góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox là góc nhọn; hệ số a âm( a<0) thì góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox là góc tù
-Học sinh quan sát
- Góc TAx là góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox.
-HS : là góc nhọn khi a>0, là góc tù khi a<0
-HS: quan sát thấy hoặc góc nhọn trong tam giác vuông(a>0),kề bù với góc nhọn(a<0)
-HS :song song vì có cùng hệ số a và hệ số b khác nhau.Có vì hai góc đồng vị
-HS: Các đường thẳng có cùng hệ số a thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau
-HS:quan sát và thực hiện hoạt động nhóm
-HS chú ý
-HS trả lời
-HS chú ý
-HS trả lời
-HS chú ý
-HS : suy nghĩ .5 HS trả lời
-HS chú ý
Trong Trong mặt phẳng tọa độ Oxy:
Góc a tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc TAx tạo bởi tia Ax và tia AT, trong đó: A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox, T là một điểm thuộc đường thẳng y = ax+b và có tung độ dương
- Các đường thẳng có cùng hệ số góc thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau 
- Khi hệ số a dương( a>0) thì góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox là góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 900
- Khi hệ số a âm( a<0) thì góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox là góc tù. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 1800
- Ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.
Hoạt động 2: Ví dụ
9
phút
* Mục tiêu: Biết cách tính góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox khi a > 0.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu một HS lên bảng thực hiện câu a.
GV: Hướng dẫn HS làm câu b.
* Sản phẩm mong đợi: Tính được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox khi a > 0
-Cho HS trả lời trắc nghiệm
a/Góc tạo bởi đường thẳng y = 2x + 3 và trục Ox có số đo bằng bao nhiêu? (Làm tròn đến độ)(Đáp án 630)
b/Góc tạo bởi đường thẳng y = x + 5 và trục Ox có số đo bằng bao nhiêu? (Làm tròn đến độ)(Đáp án 450)
-HS: lên bảng thực hiện câu a
-HS cùng GV thực hiện
-HS bấm máy tính trả lời
Ví dụ:
a/Vẽ đồ thị hàm số y = 3x+2
b/
Vậy góc tạo bởi đường thẳng y=3x+2 và trục Ox là 
3. Hoạt động luyện tập (6’)
* Mục tiêu: HS biết tính góc tạo bởi đường thẳng y = ax+b và trục Ox với a>0
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
 GV: Yêu cầu HS làm bài tập : Cho hàm số y=2x+3
 a/ Vẽ đồ thị của hàm số.
 b/ Tính góc tạo bởi đường thẳng y=2x+3 và trục Ox (làm tròn đến độ).
 * Kết quả mong đợi: HS vẽ được đồ thị hàm số, tính được góc tạo bởi đường thẳng y = ax+b và trục Ox.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (5’)
* Mục tiêu: HS biết tìm hệ số góc, tìm tham số m, tính góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV : -Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Bài tập: Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số y = mx -5 đi qua điểm.	a) A(2; -1)	;	b) B(-4; 3)
 -Về nhà làm bài :27,28a,29,30 trang 58,59 SGK
* Kết quả mong đợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_27_he_so_goc_cua_duong_thang_yaxb.docx