Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh.

- Nêu được các nội dung các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong kinh doanh.

- Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác .

- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

2. Phẩm chất

Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hiến pháp 2013, Luật thuế.

- SGK, SGV GDCD lớp 9. Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

- Các ví dụ thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và thuế

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, tài liệu tham khảo.

- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

Học sinh nhận diện được lợi ích khi đóng thuế.

b. Nội dung hoạt động

Cá nhân, trao đổi với bạn.

c. Sản phẩm học tập

Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

- GV dẫn dắt vào bài: Theo quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013) cho thấy, nguyên tắc quản lý thuế của Việt Nam nhất thiết cần và phải bám sát Hiến pháp năm 2013 để vừa bao quát nguồn thu, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cũng như của người nộp thuế.

 

doc 5 trang maihoap55 7510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21,22 	Ngày soạn: 24/01/2021
Tiết 21,22	 	Ngày dạy: 30/01; 6/2/2021
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. 
- Nêu được các nội dung các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong kinh doanh.
- Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
2. Phẩm chất
Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
- Hiến pháp 2013, Luật thuế.
- SGK, SGV GDCD lớp 9. Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập...
- Các ví dụ thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và thuế
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, tài liệu tham khảo.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu
Học sinh nhận diện được lợi ích khi đóng thuế.
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
- GV dẫn dắt vào bài: Theo quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013) cho thấy, nguyên tắc quản lý thuế của Việt Nam nhất thiết cần và phải bám sát Hiến pháp năm 2013 để vừa bao quát nguồn thu, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cũng như của người nộp thuế.
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
I. Đặt vấn đề
1. Thông tin : Sách giáo khoa.
2. Quy định: Sách giáo khoa.
a. Mục tiêu
- Học sinh thấy được những tác hại của gian lận trong kinh doanh.
- Thấy được các mặt hàng đánh thuế cao.
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, nhóm trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
Nhóm 1:
- Vi phạm thuộc lĩnh vực sản xuất và buôn bán
- Vi phạm về buôn bán hàng giả.
Nhóm 2:
- Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau
- Mức thuế cao để hạn chế mặt hàng xa xỉ, ko cần thiết ngược lại ..
Nhóm 3:
- Hiểu được quy định của Pháp luật về kinh doanh thuế.
- Kinh doanh và thuế có liên quan đến trách nhiệm cảu công dân được nhà nước quy định.
d. Tổ chức hoạt động
- GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm phần đặt vấn đề.
1. Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?
Nhóm 1: trả lời 
? Vậy hành vi vi phạm đó là gì?
2. Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên?
? Mức thuế chênh lệch đó có liên quan gì đến sự cần thiết của các mặt hàng đối với đời sống của nhân dân?
3. Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì? bài học gì?
- GV: chỉ ra các mặt hàng rởm, các mặt hàng có hại cho sức khỏe, mê tín dị đoan 
- Sản xuất muối, nước, trồng trọt, chăn nuôi, đồ dùng học tập là cần thiết cho con người 
II. Nội dung bài học
a. Mục tiêu
- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. 
- Nêu được các nội dung các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong kinh doanh.
- Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, nhóm trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
1. Thế nào là quyền tự do kinh doanh? 
Là được quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước.
2. Các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong kinh doanh
Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh; phải kê đúng vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép; không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí 
3. Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước?
- Là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.
- Một số loại thuế hiện nay ở nước ta: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân 
- Vai trò: Có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
4. Nghĩa vụ đóng thuế của công dân
Phải kê khai, đăng ký với cơ quan thuế; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán; đóng thuế đủ và đúng định kỳ.
5. Cách rèn luyện
- Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế.
- Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước.
d. Tổ chức hoạt động
- GV: tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.
- Gợi ý cho HS trao đổi vai trò của thuế.
1. Kinh doanh là gì?
2. Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
? Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do kinh doanh?
- Kê khai đúng số vốn.
- Kinh doanh đúng mặt hàng, nghành nghề ghi trong giấy phép.
- Không kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước cấm: thuốc nổ, ma túy, mại dâm 
3. Thuế là gì?
- Những công việc chung đó là: an ninh quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống 
? Ý nghĩa của thuế?
4. Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do kinh doanh và thuế?
- GV: gợi ý bổ sung
- GV: chốt lại và ghi lên bảng 
C. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời đúng được các đáp án phần trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
Câu 1: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ. 
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 2: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?
A. Sản xuất
B. Dịch vụ.
C. Trao đổi hàng hoá
D. Từ thiện.
Câu 3: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm
A. làm từ thiện
B. giải trí.
C. sở hữu tài sản
D. thu lợi nhuận.
Câu 4: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?
A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Sản phẩm.
D. Thuế.
Câu 5: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn
A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 6: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?
A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 7: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón?
A. Thuốc lá điếu.
B. Xăng.
C. Nước sạch.
D. Phân bón.
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh,
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
Câu 9: Thuế là một phân trong thu nhập mả công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để
A. chỉ vào việc riêng của cá nhân.
B. chỉ tiêu cho những công việc chung.
C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.
Câu 12: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc
A. chi trả lương cho công chức
B. tích luỹ cá nhân.
C. làm đường sá, cầu cống
D. xây dựng trường học công.
Câu 13: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?
A. Kinh doanh.
B. Lao động.
C. Sản xuất.
D. Buôn bán.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân, nhóm.
c. Sản phẩm học tập
Câu 1: 
- Các mức thuế chênh lệch nhau vì lí do Nhà nước ta khuyến khích sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hoá.
- Khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân (miễn thuế hoặc mức thuế rất thấp).
- Hạn chế đối với một số ngành, một số mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân (đánh thuế rất cao).
Câu 2: Học sinh về nhà làm bài tập, tiết sau trả bài.
d. Tổ chức hoạt động
- GV cho học sinh làm các bài tập tự luận sau:
Câu 1: Theo em, tại sao Nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng ?
- Câu 2: Gia đình các em sản xuất ra lúa gạo, vịt, heo mang đi bán. Gia đình các em có phải là kinh doanh không? Tại sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_13_quyen_tu_do_kinh_doan.doc