Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh.

- Nêu được các nội dung các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong kinh doanh.

- Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác .

- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

2. Phẩm chất

Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Luật lao động 2019.

- SGK, SGV GDCD lớp 9. Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

- Các ví dụ thực tế liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, tài liệu tham khảo.

- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

Học sinh nhận diện được lợi ích khi được lao động.

b. Nội dung hoạt động

Cá nhân, trao đổi với bạn.

c. Sản phẩm học tập

Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

Bác Hồ Chí Minh đã từng nói “Lao động là vinh quang ”.

Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Bác.

 

doc 7 trang maihoap55 3100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23,24	Ngày soạn: 21/2/2021
Tiết 23,24	Ngày dạy: 27//2; 6/3/2021
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. 
- Nêu được các nội dung các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong kinh doanh.
- Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
2. Phẩm chất
Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
- Luật lao động 2019.
- SGK, SGV GDCD lớp 9. Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập...
- Các ví dụ thực tế liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, tài liệu tham khảo.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu
Học sinh nhận diện được lợi ích khi được lao động.
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
Bác Hồ Chí Minh đã từng nói “Lao động là vinh quang ”.
Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Bác.
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
I. Đặt vấn đề
a. Mục tiêu
- Học sinh thấy được những lợi ich khi tham gia lao động.
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, nhóm trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
 I. Đặt vấn đề:
- Ông An tập trung thanh niên trong làng dạy nghề cho họ, tạo việc làm à giúp họ có tiền đảm bảo cuộc sống cho họ à việc làm này là đúng (nên khuyến khích).
- Bản cam kết đó chính là hợp đồng lao động. Chị Ba tự ý nghỉ việc là sai là vi phạm hợp đồng.
=> Kết luận:
Việc làm của ông Ba là tốt, chị Ba là sai. (Trong thực tế cũng có trường hợp lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi).
d. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống trong phần đặt vấn đề.
? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho thanh niên có lợi ích gì?
? Việc làm của ông An có đúng mục đích không?
? Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về việc làm của ông An? .
- Giáo viên đọc cho cả lớp nghe khoản 3 Điều 5 của Bộ luật lao động.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nội dung sau:
? Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không?
? Chị Ba có thể thôi việc được không? Như vậy có phải là vi phạm hợp đồng lao động không?
- Học sinh trao đổi thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.<Bản cam kết giữa chị Ba và công ty Hoàng Long được coi là hợp đồng lao động vì: 
- Đó là sự thoả thuận giữa hai bên;
 - Bản cam kết thể hiện nội dung chính của hợp đồng lao động như: việc làm, tiền công, thời gian làm việc và các điều kiện khác ;
 - Chị Ba tự ý thôi việc mà không báo trước, vì như vậy là vi phạm cam kết (vi phạm hợp đồng lao động)>.
II. Nội dung bài học
a. Mục tiêu
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, nhóm trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
II. Nội dung bài học
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Đối với người lao động: Lao động để nuôi sống bản thân, gia đình. 
- Đối với người sử dụng sử dụng lao động: Tạo công công ăn việc làm cho người lao động, sản xuất kinh doanh phát triển góp phần giải quyết việc làm tăng thi nhập cho người lao động.
 - Đối với sự phát triển đất nước: Mọi người phải tham gia lao động góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần để cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
2. Nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp.
- Nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động.
4. Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em
Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
5. Cách rèn luyện
- Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.
Cụ thể là tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật lao động; có thái độ phê phán đối với những hành vi vi phạm Luật Lao động.
d. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu:
? Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
? Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về Bộ luật lao động và ý nghĩa của Bộ luật Lao động 2019.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc để tìm hiểu về một số vấn đề như: Quyền, nghĩa vụ của người lao động; việc làm, học nghề; những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên.
- GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
- Nhóm 1: Quyền lao động của công dân là gì?
- HS cả lớp cùng trao đổi.
- GV: hướngdẫn các nhóm trả lời bổ sung.
? Nghĩa vụ lao động của công dân là gì?
- HS: 
- GV: Nhấn mạnh: Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội 
- Nhóm 2: Thảo luận tình huống 2:
+ Bản cam kết giữ chị Ba và giám đốc công ty TNHH Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao?
+ Chị Ba tự ý thôi việc là đúng hay sai? Có vi phạm hợp đồng lao động không? Vì sao?
+ Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp đồng lao động?
- Nhóm 3: Nhà nước đã có những chính sách gì để khuyến khích các tổ chức cá nhân sử dụng thu hút lao động, tạo công ăn việc làm?
- HS: thảo luận trả lời.
- GV: các hoạt động tự tạo việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động.
- Quy định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên? 
- Những biểu hiện sai trái trong sử dụng sức lao đọng của trẻ em ?
- HS: thảo luận.
- HS: nhận xét bổ sung.
- GV: nhận xét cht lại nội dung bài học.
- Học sinh cần: Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.
C. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân, cặp đôi, trao đổi với thầy cô.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời đúng được các đáp án phần trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
Câu 1: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cắm được gọi là
A. học nghề
B. việc làm
C. cải tạo
D. hướng nghiệp.
Câu 2: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động
A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
Câu 3: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền sở hữu tài sản.
C. Quyền được tuyển dụng lao động.
D. Quyền bóc lột sức lao động.
Câu 4: Người lao động là người
A. từ đủ 15 tuổi trở lên
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ đủ 17 tuổi trở lên
D. từ đủ 18 tuổi trở lên,
Câu 5: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?
A. việc làm theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá
A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần
B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.
C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần
D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?
A. Lao động làm ta khuây khoả, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.
B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.
C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.
D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải quyền của người lao động?
A. Hưởng lương phù hợp với trình độ.
B. Tự do làm những việc mình thích.
C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động.
D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Câu 9: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động
A. lao động
B. dịch vụ
C. trải nghiệm
D. hướng nghiệp
Câu 10: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?
A. trong tuyển dụng lao động.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D. tự do lựa chọn việc làm.
Câu 11: Người lao động có nghĩa vụ
A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.
Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyên làm việc của người lao động?
A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
B. Tìm việc làm theo trình độ nghê nghiệp của bản thân.
C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.
Câu 13: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?
A. Nhân tố quyết định.
B. Là điều kiện.
C. Là tiền đề.
D. Là động lực.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân, nhóm.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
- GV cho học sinh làm các bài tập tự luận sau:
Câu 1: Theo em, quyền làm việc của công dân được thể hiện như thế nào? 
- Công dân có quyền làm việc, quyền tự do sử dụng sức lao động đem lại thu nhập cho bản thân và có ích cho xã hội.
- Công dân có quyền tạo ra việc làm, bất kì hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật câm đều được công nhận là việc làm.
- Quyền làm việc là sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm vật chát, tinh thần hoặc thực hiện một dịch vụ nhất định.
Câu 2: Thế nào là quyền tự do sử dụng sức lao động?
- Quyền tự do sử dụng sức lao động của công dân được thể hiện:
+ Quyền tự do chọn nghề nghiệp, tìm kiếm công việc và nơi làm việc phù hợp với nhu cầu;
+ Tự do học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không bị phân biệt đôi xử về thành phần xã hội, tín ngưỡng, dân tộc...
Câu 3: Vì sao nói lao động là quyền của công dân?
- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
Câu 4: Tại sao nói lao động là nghĩa vụ của công dân?
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.
- Mọi người đều phải tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
- Lao động là nghĩa vụ đôi với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.
Câu 5: Thế nào là hợp đồng lao động?
- Để thiết lập quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết một văn bản, gọi là hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Câu 6: Việc hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức và nguyên tắc như thế nào?
- Việc kí kết hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức thương lượng, thoả thuận, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Câu 7: Nội dung hợp đồng lao động gồm những vân đề gì?
Nội dung hợp đồng lao động bao gồm:
+ Công việc phải làm, thời gian, địa điểm làm việc;
+ Tiền lương, chế độ bảo hiểm đôi với người lao động;
+ Điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên kí kết hợp đồng;
+ Thời hạn hợp đồng.
* Học bài cũ, làm bài tập 5 sách giáo khoa. Ôn tập các bài từ đầu học kỳ II chuẩn bị kiểm đánh giá giữa kỳ II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_2324_quyen_va_nghia_vu.doc