Kế hoạch giáo dục của giáo viên môn học Giáo dục công dân cấp THCS (Điều chỉnh theo CV 4040) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Trà My

Kế hoạch giáo dục của giáo viên môn học Giáo dục công dân cấp THCS (Điều chỉnh theo CV 4040) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Trà My

1 Tiết

3 Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN

THỐNG GIA ĐÌNH VÀ DÒNG HỌ

T1: Một số truyền thống của gia đình, dòng họ

T2: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

T3: Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể. 1. Kiến thức

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gđ, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Tự học-tự chủ; Giao tiếp hợp tác.

*Năng lực đặc thù:

- NL điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gđ, dòng họ,

- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch để không ngừng phát huy và nâng cao các trị truyền thống tốt đẹp

3. Phẩm chất: Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

-Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hđ để phát huy truyền thống của gđ, dòng họ,

- Nhân ái: Trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ông bà, bố mẹ, .và các thế hệ đi trước đã xây dựng

- Trách nhiệm: Có có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình dòng họ, quan tâm đến các công việc của gia đình

 - Số tiết: 3 tiết

- Hình thức dạy học: Trên lớp

- Phương pháp,kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng

+ Trò chơi. Thảo luận nhóm/ KT khăn trải bàn.

- Thực hiện nhiệm vụ/ giải quyết vấn đề/ KT sơ đồ tư duy. Đàm thoại

- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi – đáp; Phiếu bài tập .

Giảm tải:

Một số truyền thống của gia đình, dòng họ

- Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể

 

doc 34 trang Hoàng Giang 30/05/2022 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giáo dục của giáo viên môn học Giáo dục công dân cấp THCS (Điều chỉnh theo CV 4040) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Trà My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: THCS TIÊN TÂN – TP PHỦ LÝ – HÀ NAM
TỔ: KHXH
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Trà My
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Năm học 2021 – 2022
(Điều chỉnh theo CV 4040)
MÔN GDCD 6
1. Phân chia theo tuần và học kỳ:
Cả năm: 35 tuần (35 tiết)
Học kì I: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết 
Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết
2. Phân phối chương trình:
STT
Tiết PPCT
Tên bài/
Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
1
Tiết 
1
2
3
Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN 
THỐNG GIA ĐÌNH VÀ DÒNG HỌ
T1: Một số truyền thống của gia đình, dòng họ
T2: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
T3: Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể.
1. Kiến thức 
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. 
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gđ, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.
2. Năng lực 
* Năng lực chung: Tự học-tự chủ; Giao tiếp hợp tác. 
*Năng lực đặc thù: 
- NL điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gđ, dòng họ, 
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch để không ngừng phát huy và nâng cao các trị truyền thống tốt đẹp 
3. Phẩm chất: Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
-Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hđ để phát huy truyền thống của gđ, dòng họ,
- Nhân ái: Trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ông bà, bố mẹ, ...và các thế hệ đi trước đã xây dựng
- Trách nhiệm: Có có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình dòng họ, quan tâm đến các công việc của gia đình
- Số tiết: 3 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp,kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+ Trò chơi. Thảo luận nhóm/ KT khăn trải bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ/ giải quyết vấn đề/ KT sơ đồ tư duy. Đàm thoại
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi – đáp; Phiếu bài tập ...
Giảm tải: 
Một số truyền thống của gia đình, dòng họ
- Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể
2
Tiết 4-5
Bài 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
T4: Khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người
T5: Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người
1. Về kiến thức: 
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. 
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.
 - Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người 
- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình. yêu thương của người khác.
 - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. 
2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: 
* Năng lực chung: Giao tiếp hợp tác; Giải quyết vấn đề. 
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của tình yêu thương con người. 
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức của XH
- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần vào việc lan tỏa các giá trị về tình yêu thương con người.. 
3. Về phẩm chất:
 - Yêu nước: có ý thức tìm hiểu các giá trị, phẩm chất của yêu thương con người của người Việt Nam 
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập;
 - Trách nhiệm: có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống yêu thương con người 
- Số tiết: 2 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+ Đàm thoại Trò chơi/ Thảo luận nhóm/lớp; giải quyết vấn đề
sắm vai,sơ đồ tư duy...
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
 Hỏi - đáp, Phiếu bài tập trắc nghiệm.
- Giảm tải:
- Học sinh tự học khái niệm tình yêu thương con người
- HS nắm được biểu hiện tình yêu thương con người.
Hiểu được giá trị tình yêu thương.
HS chọn một việc làm phù hợp để thực hiện
- Hướng dẫn học sinh nhận xét thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác; 
- Phê phán thái độ, hành vi trái với tình yêu thương con người
3
Tiết 6-7
Bài 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
T6: Khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
T7: Trình bày được Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.
1. Về kiến thức: 
-Nêu được khái niệm, biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 
- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 - Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày. 
- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động. 
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: Tự chủ - tự học, giao tiếp hợp tác; giải quyết vấn đề. 
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được vai trò của việc siêng năng, kiên trì, tích cực học tập, rèn luyện để đáp ứng các nhu cầu của bản 
- Năng lực phát triển bản thân. Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. 
3. Về phẩm chất: 
Chăm chỉ: Kiên trì, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; 
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. 
Trách nhiệm; tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Số tiết: 2 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
Đàm thoại/ Thảo luận nhóm/lớp/trò chơi,thực hiện nhiệm vụ/giải quết vấn đề/sắm vai... 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi - đáp. Phiếu bài tập 
Giảm tải:
- Tự học KN siêng năng, kiên trì
- Nắm rõ được biểu hiện.
Nhận biết và thực hiện được những việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
Học sinh nhận xét sự siêng năng kiên trì của bản thân; bày tỏ thái độ quý trọng người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này
4
Tiết 8 -9
Bài 4: TÔN TRỌNG SỰ THẬT.
T8: Khái niệm, biểu hiện của tôn trọng sự thật.
T9: Ý nghĩa của tôn trọng sự thật
1. Kiến thức 
- Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.
- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật. 
- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
 - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. 
2. Năng lực 
* Năng lực chung: Tự chủ - tự học, giao tiếp hợp tác; giải quyết vấn đề. 
*Năng lực đặc thù: 
- NL điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một cách đúng đắn những c. việc của bản thân trong htập và c.sống 
- Năng lực phát triển bản thân: kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện 
3. Phẩm chất 
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân 
Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu
- Số tiết: 2 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+Đàm thoại,gợi mở; /sắm vai KT hoàn tất một nhiệm vụ
+ Giải quyết vấn đề/Thảo luận nhóm trò chơi...
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi-đáp/ Phiếu bài tập trắc nghiệm 
Giảm tải:
- HS nhận biết một số biểu hiện của tôn trọng sự thật
- HS giải thích một cách đơn giản vì sao phải tôn trọng sự thật
- Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.
5
Tiết 10
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I
1. Kiến thức 
- Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 
- Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
 2. Năng lực: Năng lực chung: Tự chủ - tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực đặc thù: 
+Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề này sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi 
+Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập
 3. Về phẩm chất: 
+Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp 
+Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra 
- Số tiết: 1 tiết 
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Thực hiện nhiệm vụ /Giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Bài viết HS
Giảm tải:
- Tập trung vào biểu hiện, việc làm cụ thể.
- Vai trò, ý nghĩa của những việc đó trong cuộc sống bản thân.
6
Tiết
11- 12-13
Bài 5:
 TỰ LẬP
T11: Khái niệm và biểu hiện của người có tính tự lập
T12: Vì sao phải tự lập? Đánh giá khả năng tự lập của bản thân và người khác.
T13: Thực hành và luyện tập (bài tập)
1. Kiến thức 
- Nêu được khái niệm tự lập. 
- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập. 
- Hiểu vì sao phải tự lập. 
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. 
- Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. 
2. Năng lực
* Năng lực chung: Tự chủ - tự học, giao tiếp hợp tác; giải quyết vấn đề. 
*Năng lực đặc thù: 
Năng lực điều chỉnh hành vi: có kiến thức cơ bản để tự nhận thức, tự quản lí, tự bảo vệ bản thân 
Năng lực phát triển bản thân: hoàn thiện bản thân nhằm nâng cao giá trị bản thân, đạt những mục tiêu cuộc sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, của bản thân, lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân mình 
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. 
3. Phẩm chất 
Chăm chỉ: Luôn cố gắng tự mình vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân 
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người, khách quan, công bằng trong nhận thức.
- Số tiết: 3 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+ Động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm.trò chơi
+ Đàm thoại/giải quyết vấn đề.. 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi – đáp; Phiếu BT trắc nghiệm
Giảm tải
- Hướng dẫn HS học khái niệm.
- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
- Giúp học sinh hiểu vì sao phải tự lập.
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét khả năng tự lập của bản thân và người khác
7
Tiết
14- 15-16
Bài 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
T14: Thế nào là tự nhận thức bản thân? Nêu ý nghĩa?
T15: Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.
T16: Biết tôn trọng bản thân, xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
1. Kiến thức 
- Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. 
- Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
- Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.
- Biết tôn trọng bản thân, xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân. 
2. Năng lực
* Năng lực chung: 
-Năng lực tự chủ và tự học: – Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân. Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, biết điều chỉnh hành vi của bản thân mình để phù hợp với mối quan hệ với các thành viên trong xã hội.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực điều chỉnh hành vi: có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống; 
- Năng lực phát triển bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân 
3. Phẩm chất 
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân; Trách nhiệm: Có thói quen nhìn nhận đánh giá bản thân mình, có ý thức tu dưỡng và rèn luyện
- Số tiết: 3 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+ Đàm thoại,gợi mở
+ Thảo luận nhóm/ KT khăn trải bàn,giải quyết vấn đề 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi – đáp, xử lí tình huống, viết ngắn,phiếu học tập
Giảm tải
- HS tự học KN tự nhận thức bản thân;
 - Biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
Hướng dẫn học sinh biết cách tôn trọng bản thân
- Tự nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
8
Tiết 17
ÔN TẬP HỌC KỲ I
1. Kiến thức 
- Học sinh ôn tập củng cố những kiến thức có bản đã được học
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 
- Là cơ sở để giáo viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
 2. Năng lực 
* Năng lực chung: Tự chủ - tự học,giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề. 
*Năng lực đặc thù: 
-Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề này sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi 
-Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập 
3 Về phẩm chất: 
Chăm chỉ: Luôn cố gắng ôn tập những kiến thức đã học vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân; 
-Trách nhiệm: Có thói quen học tự học tập tốt,biết nhìn nhận đánh giá bản thân mình, có ý thức tu dưỡng và rèn luyện vươn lên
- Số tiết: 1 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+Đàm thoại,gợi mở
+Thảo luận nhóm/ KT hoàn tất 1 nhiệm vụ,giải quyết vấn đề 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi – đáp, xử lí tình huống, phiếu học tập
Giảm tải
- Tập trung vào biểu hiện, việc làm cụ thể.
- Vai trò, ý nghĩa của những việc đó trong cuộc sống bản thân.
9
Tiết 18
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
1. Kiến thức 
- Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 
- Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
 2. Năng lực 
* Năng lực chung: Tự chủ - tự học,giải quyết vấn đề. 
*Năng lực đặc thù: 
-Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề này sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi 
-Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập 
3 Về phẩm chất: 
-Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp 
-Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra
- Số tiết: 1 tiết 
 - Hình thức kiểm tra: Trên lớp/Đề chung
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Thực hiện nhiệm vụ /Giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
/Bài viết HS
Giảm tải
- Tập trung vào biểu hiện, việc làm cụ thể.
- Vai trò, ý nghĩa của những việc đó trong cuộc sống bản thân.
10
Tiết
19-20, 21
Bài 7. ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
T19: Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.
T20: Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.
T21: Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
1. Kiến thức 
- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em. 
- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm. 
- Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
 2. Năng lực 
* Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học: - Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng sống cơ bản đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong cuộc sống 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết được những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. 
*Năng lực đặc thù: 
 - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những kỹ năng sống cơ bản, phù hợp với lứa tuổi 
 - Năng lực phát triển bản thân: trang bị cho bản thân những kỹ năng sống cơ bản như để thích ứng, điều chỉnh và hòa nhập với cuộc sống 
3. Phẩm chất 
 Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
 Trách nhiệm: có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, phản đốinhững hành vi xâm hại thiên nhiên
- Số tiết: 3 tiết
-Hình thức dạy học: Trên lớp
-Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+Trực quan/Đàm thoại,thảo luận nhóm,Kĩ thuật khăn trải bàn/động não/Sắm vai giải quyết vấn đề
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi –đáp,xử lí tình huống
Giảm tải
- Nắm được hậu quả của các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.
- Cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.
- Hướng dẫn HS thực hành cách ứng phó trước tình huống nguy hiểm
11
Tiết 22- 23-24
Bài 8. TIẾT KIỆM
 T22: Nêu được khái niệm tiết kiệm và những biểu hiện của tiết kiệm.
T23: - Giải thích được vì sao phải tiết kiệm.
- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và người xung quanh.
T24: - Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và trong học tập.
- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và trong học tập.
1. Kiến thức 
- Nêu được khái niệm tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước,...). Hiểu vì sao phải tiết kiệm. 
- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập. 
- Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. Phê phán những biểu hiện lãng phí.
2. Năng lực 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống, không đua đòi ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, hiểu được vai trò của tiết kiệm 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch chi tiêu hợp lý của bản thân, từng bước hiểu và coi trọng tiền bạc một cách hợp lý, biết cách quản lý tiền bạc của bản thân một cách phù hợp.
*Năng lực đặc thù: 
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lý tiền; cách lập kế hoạch chi tiêu và tiêu dùng thông minh, tiết kiệm tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện nước, bước đầu biết quản lý tiền, tạo nguồn thu nhập cá nhân và chi tiêu hợp lí
- Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra. 
3. Phẩm chất 
Chăm chỉ: có ý thức tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân; 
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tiết kiệm của công, trân trọng những giá trị vật chất do mình và mọi người tạo ra 
Trách nhiệm: Có thói quen chi tiêu và sử dụng hợp lí tiết kiệm tiền bạc và của cải vật chất của mình và mọi người
- Số tiết: 3 tiết
-Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+Thảo luận nhóm/kt khăn trải bàn,chia sẻ nhóm đôi
+ Đàm thoại,trực quan gợi mở/ giải quyết vấn đề,dự án...
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi – đáp, BT dự án
Giảm tải
- HS tự học KN.
- Nêu được biểu hiện của tiết kiệm. (tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước, ...).
- Nhận xét việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh
- Thực hành tiết kiệm
11
Tiết 25 – 26 
Bài 9. CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
T25: Nêu được khái niệm công dân.
T26: 
- Nêu được căn cứ xác định công dân nước CHXHCNVN.
1. Về kiến thức:
- Khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu được quy định của Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Bước đầu thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy truyền thống yêu nước.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, pháp luật ảnh hưởng xấu đến đất nước.
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về quê hương đất nước. 
- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để phát huy truyền thống yêu nước. Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Số tiết: 2 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+ Đàm thoại, gợi mở/ trực quan KT tia chớp/KT hoàn tất 1 nhiệm vụ
+ Thảo luận nhóm/ giải quyết vấn đề ...
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi- đáp, thuyết trình phiếu bài tập 
Giảm tải
- Nêu được khái niệm công dân.
- Nêu được căn cứ xác định công dân nước CHXHCNVN.
12
Tiết 27
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II
1. Kiến thức 
- Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học
 - Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.
 - Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. 
2. Năng lực 
* Năng lực chung: Tự chủ - tự học,giải quyết vấn đề. 
*Năng lực đặc thù: 
Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề này sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi 
Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân, lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập
 3. Về phẩm chất: 
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp
Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra
- Số tiết: 1 tiết 
- Hình thức kiểm tra: Trên lớp/ đề chung
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Thực hiện nhiệm vụ /Giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đề chung/ bài viết học sinh
- Tập trung vào biểu hiện, việc làm cụ thể.
- Vai trò, ý nghĩa của những việc đó trong cuộc sống bản thân.
13
Tiết 28 – 29 
Bài 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
T28: Nêu được quy định của Hiến Pháp nước CHXHCNVN về quyền và nghĩa vụ của công dân.
T29: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân phù hợp với lứa tuổi.
1. Về kiến thức:
Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyến và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi.
2. Về năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.
- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của tình yêu thương con người. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tình yêu thương con người.
- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thương con người.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, chà đạp lên các giá trị nhân văn của con người với con người.
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tình yêu thương con người.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống nhân ái, đoàn kết tương trợ, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc.
- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị của tình yêu thương con người.
- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để phát huy truyền thống yêu thương con người. Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người.
- Số tiết: 2 tiết
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: Có thể sử dụng
+ Đàm thoại, gợi mở/ trực quan KT tia chớp/KT hoàn tất 1 nhiệm vụ
+ Thảo luận nhóm/ giải quyết vấn đề ...
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi- đáp, thuyết trình phiếu bài tập 
Giảm tải
Nêu được quy định của Hiến Pháp nước CHXHCNVN về quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân phù hợp với lứa tuổi.
14
Tiết 30-31-
Bài 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM
T30: Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.
T31: 
Nêu được ý nghĩa quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
1. Về kiến thức:
- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.
- Nêu được ý nghĩa của quyến trẻ em và thực hiện quyển trẻ em.
2. Về năng lực:
* Năng lực giao tiếp và hợp tác :
- Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.
- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
* Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em và ý nghĩa của quyền trẻ em.
- Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
* Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động nhằm thực hiện quyền trẻ em.
3. Về phẩm chất:
* Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động để bảo vệ quyền trẻ em.
* Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
 * Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động để bảo vệ quyền trẻ em.
- Số tiết: 2 tiết 
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: 
Trực quan,thảo luận nhómThực hiện nhiệm vụ / Giải quyết vấn đề. Trò chơi sắm vai, dự án....
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi- đáp, thuyết trình phiếu bài tập, bài tập dự án
Giảm tải
- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.
- Nêu được ý nghĩa quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
15
Tiết 32 – 33 
BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
T32: Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong thực hiện quyền trẻ em.
T33: - Phân biệt được hành vi thực hiện và hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội; bày tỏ được nhu cầu thực hiện tốt quyền trẻ em.
1. Về kiến thức 
- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. 
- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. 
- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. 
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
2. Về năng lực
 Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em, tích cực tham gia thực hiện quyền trẻ em của bản thân thành những việc làm phù hợp lứa tuổi. 
Năng lực phát triển bản thân: Biết vận dụng các quyền trẻ em để thực hiện các việc làm của bản thân một cách phù hợp để hoàn thiện bản thân mình. 
3. Về phẩm chất 
Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền trẻ em cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt quyền của trẻ em.
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử.
- Số tiết: 2 tiết 
- Hình thức dạy học: Trên lớp
- Phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học: 
Trực quan,thảo luận nhómThực hiện nhiệm vụ / Giải quyết vấn đề. Trò chơi sắm vai, dự án....
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hỏi- đáp, thuyết trình phiếu bài tập, bài tập dự án
Giảm tải: 
- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong thực hiện quyền trẻ em.
- Phân biệt được hành vi thực hiện và hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội; bày tỏ được nhu cầu thực hiện tốt quyền trẻ em.
16
Tiết 34
ÔN TẬP
1. Kiến thức 
- Học sinh ôn tập củng cố những kiến thức có bản đã được học
- Vận dụng những kiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_cua_giao_vien_mon_hoc_giao_duc_cong_dan_ca.doc