Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hiền

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hiền

BÀI 2: TỰ CHỦ

I: Mục tiêu.

 1: Kiến thức. Hiểu được thế nào là tự chủ. Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.

 2: Kĩ năng. Kĩ năng ra quyết định ( Biết ra quyết định, hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ). Kĩ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

 3: Thái độ. Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

II: Phương pháp. Đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề.

III: Tài liệu và phương tiện. Các câu chuyện về gương những người có tính tự chủ.

IV: Các bước tiến hành.

 1: Ổn định tổ chức.

 2: Kiểm tra bài cũ.

Hỏi: Chí công vô tư là gì? Ý nghĩa của chí công vô tư?

 ĐA: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người, biểu hiện ở chỗ không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, luôn xuất phát từ lợi ích chung.

- Ý nghĩa: Đem lại lợi ích cho TT và Xh.

- Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3: Bài mới. Giới thiệu bài.

 Trong cuộc sống của chúng ta, không phải lúc nào cũng êm hoà mát mái, mà nó vô cùng phức tạp, muôn màu muôn vẻ, thậm chí có lúc nó làm cho con người chúng ta bi quan, chán nản muốn bỏ bê tất cả, nếu như chúng ta thiếu đi một đức tính, theo em đó là đức tính gì? Vậy tự chủ là gì, mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 163 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn: 1 Ngày soạn: 28/9/2021
 Tiết : 1 Ngày giảng:.................................... 
BÀI 1 : CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I: Mục tiêu.
 1: Kiến thức. Nêu được khái niệm, biểu hiện của chí công vô tư.
 - Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. Có câu hỏi dành cho học sinh khuyết tật.
 2: Kĩ năng. Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư, về ý nghĩa của chí công vô tư đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, về vấn đề chống tham những hiện nay.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư.
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư.
 3: Thái độ. Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
II: Phương pháp. 
Thảo luận nhóm, kể chuyện, tình huống, nêu vấn đề.
III: Tài liệu và phương tiện. Sgk, Sgv, Tranh ảnh, chuyện kể.
IV: Các bước tiến hành.
 1: Ổn định tổ chức.
 2: Bài mới.
 Giới thiệu bài: Khi nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất, hẳn mỗi chúng ta sẽ không quyên một phẩm chất đạo đức người luôn răn dạy nhân dân đó là gì? Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Ở đây Bác mượn phạm trù nho giáo để đưa vào răn dạy con cháu, Bác giải thích rằng:
 - Cần là siêng năng chăm chỉ dẻo dai. Kiệm là không xa xỉ, không lãng phí. Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham tiền, tham địa vị. Chính là làm những điều đúng đắn, thẳng thắn.
Vậy còn thế nào là chí công vô tư ? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Chí công vô tư là một đức tính rất cần thiết ở mỗi con người, nhưng không chỉ bằng lời nói suông, mà nó phải được thể hiện ở từng việc làm, hành động cụ thể. Vậy thế nào là chí công vô tư bằng khái niệm cụ thể của nó, ta sang phần....
?: Thế nào là Chí công vô tư?
GV: Đưa ra TH:
Ông H là một người nông dân có cuộc sống lam lụng, vất vả, nhưng khi nghe cán bộ Huyện có mong muốn xây dựng một ngôi trường trên mảnh đất của ông, ông vui vẻ đồng ý và hiến thêm một ít đất cho Nhà nước xây dựng trường học cho con em trên quê hương.
?: Ông H là người như thế nào.
HS: TL. Ông là người chí công vô tư.
?: Thế nào là Chí công vô tư?
?: Hãy tìm những việc làm thể hiện chí công vô tư mà em biết?
TL: VD: Chí công vô tư
-Hiến đất cho nhà nước xây dựng trường học.
-Dạy học miển phí cho trẻ em khuyết tật.
-Bỏ tiến xây cầu cho nhân dân đi lại 
* Câu hỏi dành cho HS khuyết tật.
?:Tìm những việc làm thiếu chí công vô tư mà em biết?
HSKT: TL
ĐA: Không chí công vô tư.
-Chiếm đoạt tài sản nhà nước.
-Lấy đất công, bán thu lợi riêng.
-Bố trí việc làm cho con cháu, họ hàng mà không nhận người ngoài 
GV: Qua hai ví dụ trên, em thấy ví dụ nào có ý nghĩa hơn? Chắc chắn sống chí công vô tư thì cuộc sống rất có ý nghĩa.
GV: Sống chí công vô tư đem lại ý nghĩa gì? Mời cả lớp sang tìm hiểu phần...
?: Chí công vô tư đem lại ý nghĩa gì?
GV: Cho HSKT nhắc lại câu trả lời.
?: Chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính chí công vô tư như thế nào?
(GV hướng dẫn học sinh thực hành)
GV: Cho HS làm BT 2, 3, SGK.
-BT 3 HS Phải giải thích. GV nghe, góp ý và chốt vấn đề.
I. Nội dung bài học.
 1: Khái niệm.
-Là phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải. Xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích các nhân.
2: Ý nghĩa.
-Đem lại lợi ích cho TT, XH.
-Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, dân chủ, công bằng.
II: Bài tập
3: Dặn dò : 
Về nhà học thuộc bài, làm bài tập còn lại Sgk, Xem trước bài mới.
4: Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................................
 Ngày 27/10/2021
 BGH HT kí duyệt
 Trương Thị Thương 
TuÇn: 2 Ngày soạn : 28/10/2021 
Tiết : 2 Ngày giảng:........................
BÀI 2: TỰ CHỦ
I: Mục tiêu.
 1: Kiến thức. Hiểu được thế nào là tự chủ. Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
 2: Kĩ năng. Kĩ năng ra quyết định ( Biết ra quyết định, hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ). Kĩ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
 3: Thái độ. Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
II: Phương pháp. Đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề..
III: Tài liệu và phương tiện. Các câu chuyện về gương những người có tính tự chủ.
IV: Các bước tiến hành.
 1: Ổn định tổ chức.
 2: Kiểm tra bài cũ. 
Hỏi: Chí công vô tư là gì? Ý nghĩa của chí công vô tư?
 ĐA: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người, biểu hiện ở chỗ không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, luôn xuất phát từ lợi ích chung.
- Ý nghĩa: Đem lại lợi ích cho TT và Xh.
- Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3: Bài mới. Giới thiệu bài.
 Trong cuộc sống của chúng ta, không phải lúc nào cũng êm hoà mát mái, mà nó vô cùng phức tạp, muôn màu muôn vẻ, thậm chí có lúc nó làm cho con người chúng ta bi quan, chán nản muốn bỏ bê tất cả, nếu như chúng ta thiếu đi một đức tính, theo em đó là đức tính gì? Vậy tự chủ là gì, mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV=>Nhà trường cũng như xã hội ta đang đứng trước những thách thức to lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, buông thả, sa đoạ của một số thanh thiếu niên, mà nguyên nhân sâu xa của nó là do các em không biết làm chủ bản thân mình. Vậy tự chủ là gì mà nó quan trọng đối với mỗi chúng ta đến vậy. Mời các em tìm hiểu phần...
H: Tự chủ là gì?
BT: Em sẽ xử lý như thế nào khi gặp các tình huống sau.
1: Em bị bạn vu oan ăn cắp tiền.
2: Trong giờ học tự nhiên có bạn bị ngất xỉu.
3: Xin tiền mẹ để đi nộp, nhưng chưa có, mà đã đến lúc cô gia hạn cuối cùng.
GV:=>Qua đây để các em thấy rằng, trong cuộc sống chúng ta còn đối mặt với rất nhiều những khó khăn, trở ngại và cám dỗ. Ở đó đòi hỏi chúng ta phải biết suy nghĩ trước, sau, đó cũng chính là biểu hiện của đức tính tự chủ...
BT: Chia lớp thành 2 nhóm, trong thời gian 2 phút các thành viên trong nhóm chạy lên ghi những biểu hiện của tính tự chủ lên bảng, đội nào ghi được nhiều biểu hiện nhất sẽ thắng.
HS: Thực hiện.
GV: Chốt lại, nhận xét, ghi biểu hiện của tự chủ.
VD: Thêm những tấm gương điển hình, như các bạn bị mù, hạy các bạn khuyết tật...
H: Qua đ©y em thấy tự chủ có ý nghĩa gì?
GV=>Mỗi người đều có một phương hướng rèn luyện đức tính tự chủ khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là:
Suy nghĩ trước khi hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, cử chỉ hành động của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
* Câu hỏi dành cho HSKT.
1: Khi có ai đó làm điều gì đó khiến em không hài lòng, em sẽ xử sự như thế nào?
HSKTTL: Nói chuyện với họ để thông cảm. Khuyên bạn để giúp bạn sửa chữa.
VD: Nói lắp, mất lịch sự 
2: Khi có một bạn rủ em trốn học, hút thuốc, uống rượu, em sẽ làm gì?
HSKTTL:
 GVKL=> Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, mỗi người phải chọn cho mình một chỗ đứng phù hợp với đức tính tự chủ, vì đức tính ấy, nó giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, để sống phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với đạo đức, truyền thống của dân tộc Vn.
GV: Hướng dẫn HS làm BT trong sgk
GV: 
 I: Nội dung bài học.
 1: Khái niệm.
-Tự chủ là biết làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi điều kiện và hoàn cảnh sống.
2: Biểu hiện của tự chủ.
-Có thái độ bình tĩnh, tự tin.
-Biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
3: Ý nghĩa.
-Tự chủ là đức tính quý giá.
-Giúp con người biết sống đúng đắn, có đạo đức, có văn hoá.
-Giúp con người vượt qua mọi thử thách, cám dỗ.
- 
II: Bài tập.
GV Hướng dẫn học sinh thực hành.
( Tích hợp GDPTTNBM) để giáo dục học sinh.
4: Dặn dò.Về nhà học thuộc bài. Làm Bt sgk. Xem trước bài mời bài 3.
 Ngày 01/10/2021
 BGH kí duyệt
 Trương Thị Thương 
Tiết: 3 Ngày soạn: 05/10/2021
 Ngày giảng: ............................ 
BÀI 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I: Mục tiêu.
 1: Kiến thức. Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật. Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
- Lấy được ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỉ luật trong điều kiện xã hội hiện nay.
 2: Kĩ năng. Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thÓ
- Kĩ năng tư duy phê phán (Biết phê phán những hành vi, việc làm thiếu dân chủ, hoặc vô kỉ luật ở nhà trường và địa phương.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ giữa dân chủ, kỉ luật.
3: Thái độ. Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
II: Phương pháp. Kích tích tư duy, thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết tình huèng
III: Tài liệu và phương tiện. SGK, SKV, các tài liệu có liªn quan đến néi dung bài học.
IV: Tiến trình tiết dạy.
 1: Ổn định tổ chức.
 2: Kiểm tra 15 phút. Hỏi: Tự chủ là gì? Ý nghĩa của đức tính tù chủ? Cho ví dụ.
 ĐA: Tự chủ là biết làm chủ bản thân, biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình, biết điều chỉnh hành vi thái độ của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội.
-Ý nghĩa: Tự chủ là một đức tính quý báu, giúp con người sống có đạo đức, có văn hoá.
-Ý 3: HS tự làm, giáo viên nhận xét, cho điểm.
3: Bài mới. Giới thiệu bài. Trong phần mục tiêu của các ĐH Đảng toàn quốc, chúng ta thường nghe nhắc đên cụm từ “ Xây dựng một nước VN độc lập, dân giàu .xh dân chủ, công bằng, văn minh. Em hiểu thế nào về từ dân chủ?
-Toàn trường chúng ta muốn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, ngoài yêu cầu thầt dạy thật tốt, trò học thật giỏi, có còn yếu tố quan trọng nào để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nữa không? ( Đó là yếu tố kỉ luật trong trường học)
H: Vậy thế nào là dân chủ, kỉ luật chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
?: Dân chủ là gì?
- HS: TL
?: Trong cuộc sống, dân chủ, kỉ luật có mối liên hệ như thế nào ?
? : Em hãy lấy ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỉ luật trong điều kiện xã hội hiện nay.
GV: Đưa ra ví dụ: Trong một buổi họp thôn, sau phần đánh giá và kế hoạch của trưởng thôn, sẽ có phần thảo luận, bàn bạc. Đây là phần người dân phát huy được tính dân chủ, được quyền nói những mong muốn, nguyện vọng của nhân dân trong thôn hoặc góp ý về những việc làm chưa được của cán bộ trong thôn. Song phải nói đúng chủ trương, đường lối của Đảng, không được xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây chia rẻ khối đoàn kết 
=> Đây chính là yêu cầu chung trong xã hội hiện nay.
GV: Như vậy, Khi dân chủ và kỉ luật được thực hiện một cách triệt để thì nó có tác dụng rất lớn, tác dụng nhu thế nào ta sang phần..
* Câu hỏi dành cho học sinh khuyết tật.
Hãy kể lại một việc làm của em, hoặc lớp em nhờ có tính dân chủ và tôn trọng kỉ luật mà đem lại kết quả tốt?
HSKT: trình bày.
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV=> Nếu như trong lớp, mọi người không tôn trọng ý kiến của nhau, ai muốn làm gì thì làm, thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn sẽ đem lại kết quả không như chúng ta mong muốn. Chứng tỏ làm bất cứ việc gì mà có tính dân chủ, kỉ luật thì chắc chắn sẽ đem lại thành công.
?: Để có tính dân chủ, kỉ luật, chúng ta phải rèn luyện bằng cách nào?
GV: Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, tiến bộ, mọi việc làm của chúng ta phải dựa tren cơ sở dân chủ. Cá nhân không thể đứng riêng lẽ, mà phải hoà mình vào tập thể, xh để đem lại kết quả cao.
GV: Cho HS làm bài tập Sgk.
I: Nội dung bài học.
 1: Khái niệm.
 a : Dân chủ.
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của TT, XH. Được tham gia bàn bạc, thảo luận, giám sát những công việc chung, có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng, đát nước.
b : Kỉ luật. (HS tự đọc)
.2. Mối liên hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
(có lồng ghép giáo dục quốc phòng, an ninh)
 - Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. 
- Còn kỉ luật là đk để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
HS: Trả lời cá nhân.
3: Ý ngĩa của dân chủ, kỉ luật.
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí nghị lực và hành động.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển cho mỗi cá nhân.
- Xây dựng xã hội ph¸t triển về mọi mặt.
ĐA: Trong một buổi sinh hoạt lớp, các em đều được quyền có ý kiến, nhưng phải đảm bảo trật tự, người nói phải có người nghe. Buổi sinh hoạt diễn ra nghiêm túc, có chất lượng.
4 : Trách nhiệm của học sinh.
- Phải tự giác chấp hành tốt kỉ luật.
- Biết vâng lời ông bà, cha mẹ.
-Thực hiện tốt quy định của trường, lớp, địa phương đề ra.
III: Bài tập.
4: Dặn dò. Về nhà học thuộc bài. Làm bài tập. Xem rước bài mới.
 Ngày 08/10/2021
 BGH kí duyệt
 Trương Thị Thương 
Tiết : 4, 5 Ngày soạn: 13/10/2021
 Ngày giảng: ...................................
BÀI 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH
I : Mục tiêu.
 1: Kiến thức. – Trình bày được thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa bình. Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. Phân tích được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trê thế giới. Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày.
- Lấy ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự nguy hiểm, hậu quả của tai nạn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
 2: Kĩ năng.- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- Tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
3: Thái độ. -Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
- Quan hệ tốt với bạn bè. Góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ hòa bình.
II: Phương pháp. -Thảo luận nhóm, phân tích tình huống, liên hệ 
III: Tài liệu và phương tiện. -SGk, Sgv, tranh ảnh, các bài báo, thơ, bài hát, các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
IV: Các bước tiến hành.
 1: Ổn định tổ chức.
 2: Kiểm tra 15 phút.
 Câu hỏi: Dân chủ là gì, kỉ luật là gì? Hãy nêu một việc làm của lớp em, nhờ có tính dân chủ, kỉ luật mà đem lại kết quả cao.
 Đáp án:- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của TT của XH.
 - Kỉ luật là những quy định chung của một tập thể, tổ chức, cộng đồng đưa ra, yêu cầu mọi người phải tuân theo. 
 - Ý 2: Học sinh tự làm bài, giáo viên nhận xét cho điểm.
 3: Bài mới. Giới thiệu bài .
 Chúng ta ai cũng muốn sống trong hoà bình, chỉ có hoà bình thì mỗi cá nhân, gia đình, dân tộc mới yên tâm xây dựng phát triển đất nước. Bởi vì nếu có chiến tranh xảy ra sẽ làm thiệt hại đến sức người, sức của, tàn phá môi trường rất nặng nề. Tính từ TCN-> 1965 loại người bị tiêu diệt do chiến tranh hết 3,6 tỉ người. Chi phí phục vụ cho chiến tranh tính bằng vàng bằng một vành đai vàng dài tương đương 150km. Còn trong chiến tranh thế giới thứ hai, riêng Liên Xô hi sinh mất 25 triệu người. Những minh chứng trên đã cho chúng ta thấy được, chiến tranh là đau thương, mất mát. Vì vậy không một ai muốn chiến tranh xảy ra, tất cả chúng ta đều muốn sống trong hoà bình, mà muốn sống trong hoà bình thì phải bảo vệ hoà bình. Đó cũng chính là thong điệp mà cô muốn gửi tới các em trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
?: Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào cho con người?
- HS: TL
- GV: (Lồng ghép phòng, tránh tai nạn bom, mìn)
 ( Trong c/tr thế giới thứ hai( 1914-1918) Đã có 10 triệu người chết, hàng triệu người bị thương. Trong đó ở Pháp số người chết là 1.400.000 người.
Ở Đức 1.800.000 người.
Ở Mỹ là 3.000.000 người. Nền KT Châu Âu bị đình đốn, đất đai bị bỏ hoang..
- Còn c/t thế giới thứ hai( 1939-1945) có 60 triệu người chết, nhiều nước ở Châu Âu, đặc biệt là Nga bị phá hoại trơ trụi. Đặc biệt hai quả bom Nguyên Tử Mỹ ném xuống hai TP của Nhật Bản đó là Hi-Rô-Si-Ma ngày (6-8-1945) và Na-Ga-Sa-Ki( ngày 8/1945). Chỉ trong một giây lát đã có 400.000 người chết, đã gieo rắc sợ hại khủng khiếp cho loài người tiến bộ).
GV: Ở VN sau chiến tranh, có khoảng 104.000 người chết do bom, mìn. Trong đó trẻ em chiếm 38%, người dân cưa, đục lấy phế liệu và thuốc nổ 30%, do cuốc, đạp, dẫm chiếm 18%, nguyên nhân ngẫu nhiên 10%. Trong 30 năm sau c/t, có trên 1 triệu trẻ em và người lớn bi di chứng chất độc da cam. Trên 194.000 trẻ em dưới 15 tuổi hiện phải gánh chịu bất hạnh do hậu quả của c/t gây nên). Qua đây chúng ta đã thấy được sự tàn phá của chiến tranh.. Từ đó cho ta thấy được giá trị của hoà bình, và thế hệ trẻ hôm nay bằng mọi giá phải bảo vệ được hoà bình.
GV=> Nhân loại hiện nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại, đó là bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh. Các em phải hiểu rõ hoà bình là đối lập với chiến tranh ntn? Thế nào là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, c/t phi nghĩa. Để giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta tìm hiểu sang Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.
?: Hoà bình là gì?
- Cho vd?
- HS: TL
?: Thế nào là bảo vệ hoà bình?
- HS: TL
VD: Những chiến sĩ trong quân đội, công an. Đang canh giữ vùng trời, vùng biển, vùng biên giới hải đảo cho tổ quốc, tức là họ đang bảo vệ hoà bình.
?: Với những người yêu hoà bình thì lòng yêu hoà bình của họ được biểu hiện như thế nào?
GV: Ví dụ. Trước đây mâu thuẩn giữa các nước xảy ra, họ dùng chiến tranh để giải quyết, dẫn đến tình trạng nước mạnh đi xâm chiếm nước yếu, người ta gọi đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Còn nước bi xâm chiếm họ phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc mình, người ta gọi đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa, đó cũng chính là biểu biện của lòng yêu hoà bình.
GV: Còn hiện nay mâu thuẩn giữa các nước xảy ra người ta dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết. VD TQ đem giàn khoan 981 sang vùng biển VN trong thời gian qua.
 Hiện nay trên thế giới vẫn còn c/t xảy ra, hoặc một số nơi còn xung đột vũ trang. VD: Nga với Ucraina 
Ví dụ: Một đất nước có nền kinh tế phát triển, phải là một đất nước hòa bình, không có chiến tranh. Cho nên môi trường hòa bình chính là điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế.
VD: Cuộc đấu tranh vì công lý của nạn nhân chất độc da cam ở Vn. Đi-Ô-Xin. Hàng chục nghìn người Vn, kể cả người nước ngoài đều ủng hộ 
Hoạt động 3: Luyện tập, mở rộng nâng cao kiến thức.
I: Nội dung bài học.
 1: Khái niệm.
 a : Hoà bình.
Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
b : Bảo vệ hoà bình.
- Là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên.
2: Biểu hiện của lòng yêu hoà bình.
(Lồng ghép giáo dục quốc phồng, an ninh)
-Tôn trọng bình đẳng hợp tác giữa các quốc gi, dân tộc.
-Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẩn.
II: Bài tập.
Em hãy nêu sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình?
ĐA: Chiến tranh
Hoà bìmh
-Gây đau thương chết chóc cho loài người.
-Nạn đói nghèo, bệnh tật, thất học..
-Tp, làng mạc, nhà máy bị phá huỷ.
Chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
- Đem lại cuộc sống bình yên, tự do cho loài người.
- Nhân dân ám no, hạnh phúc.
- Hoà bình là khát vọng của toàn nhân
 loại.
GV: Tích hợp GDPTTNBM để GD học sinh.
3: Dặn dò.Về nhà học thuộc bài. Làm bài tập còn lại.
Xem trước bài mới để hôm sau học tốt hơn.
 Ngày 16/10/2021
 BGH kí duyệt
 Trương Thị Thương
 CHỦ ĐỀ: TÌNH HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI 
( Gồm 03 tiết)
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
	- Chủ đề được xây dựng dựa vào các bài học theo phân phối chương trình hiện hành, bao gồm những bài sau: 
	+ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
	+ Hợp tác cùng phát triển
	- Tài liệu: Sách giáo khoa GĐC 9; sách giáo viên GDCD 9, sách bài tập CD, Sách tình huống...
II. THỜI GIAN DỰ KIẾN:
Tổng số tiết của chủ đề: 03 tiết
STT
Tiết PPCT
Nội dung
Người thực hiện
1
5
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Đ/c Hiền
2
6
Bài 6: hợp tác cùng phát triển
Đ/c Lài
3
7
-Luyện tập -Tổng kết- kiểm tra đánh giá chủ đề
Đ/c Lan
III. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ
 1. Về kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển 
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế, nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
2. Về kĩ năng
- H/s biêt thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
- H/s tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ 
-H/s biết tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
- H/s ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác: Hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi
- Năng lực giải quyết vấn đề: trong cuộc sống khi có những tình huống xảy ra 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân: thể hiện vai trò của bản thân trong việc thực hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và sự hợp tác với người xung quanh.
- Năng lực quan sát: hình ảnh về sự hợp tác.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm cá nhân : thể hiện vai trò của bản thân trong việc thực hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới và sự hợp tác với người xung quanh.
IV. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
Lập bảng mô tả
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
-Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Kể được một số quan hệ giữa nước ta với các nước khác.
-Từ việc quan sát ảnh, đọc tư liệu, học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Phân tích được ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới..
-Biết nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị.
-Biết xử lí tình huống để thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
- Hợp tác cùng phát triển
- Từ việc quan sát ảnh nhận biết được sự hợp tác giữa nước ta với các nước trên các lĩnh vực.
-Nêu được một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước.
- Kể được một số nguyên tắc hợp tác Quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
-Từ việc liên hệ thực tế h/s hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển.
-Giải thích được vì sao hiện nay các nước đều phải có sự hợp tác Quốc tế.
-Biết liên hệ những việc làm thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung.
- Luôn có ý thức hợp tác cùng bạn bè và mọingười trong công việc chung.
- Biết dự kiến những việc làm để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn.
2. Hệ thống câu hỏi, bài tập của chủ đề
a. Gói câu hỏi mức độ nhận biết
1/ Tình hữu nghị là gì.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:
A. quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ giữa các nước láng giền.
C. quan hệ thường xuyên ổn định giữa nước này với nước khác.
D. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2/ Việc làm không thể hiện tình hữu nghị:
A. Giúp đỡ khách nước ngoài.
B. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt.
C. Giao lưu học sinh quốc tế.
D. Trêu chọc người nước ngoài.
	3/ Công trình nào có sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản?
Cầu Mỹ Thuận.
Cầu Cần Thơ.
 Cầu Nhật Tân.
Cầu Hàm Luông. 
4/ Vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu hiện nay cần hợp tác giải quyết là:
Kinh tế.
Văn hóa, giáo dục.
Dân số, môi trường.
Khoa học kĩ thuật. 
5/ Em hãy chọn hai trong những cụm từ: (tương trợ nhau trong mọi công việc/ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc/ lợi ích chung của mọi người/ lợi ích của những người khác) để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học:
“Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, .
 ., lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến ..”.
b. Gói câu hỏi mức độ thông hiểu
6/ Hiện nay nhà nước ta chủ trương:
A. Quan hệ các nước trong khu vực Đông Nam Á.
B. Quan hệ với các nước cùng chế độ chính trị.
C. Quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.
D. Quan hệ với với nhiều nước và phân biệt chế độ chính trị.
7/ Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường:
A- Việt Nam tham gia Hội thảo với các nước trong khu vực tìm ra những biện pháp bảo vệ rừng. 
B- Việt Nam rất chú trọng công tác bảo vệ rừng.
C- Việt Nam mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế.
D- Việt Nam có nhiều chính sách thu hút sự đầu tư của nước ngoài
8/ Hợp tác với nước ngoài để:
A. Giải quyết vấn đề cấp thiết đe dọa sự sống toàn nhân loại.
B. Hợp tác là xu thế chung.
C. Hợp tác để tìm hiểu nhau.
D. Hợp tác để phát triển du lịch
9/ Vì sao phải quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới?
HƯỚNG DẪN
- Tạo cơ hội, điều kiện để các nước các dân tộc cúng hợp tác phát triển về nhiều mặt 
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẩn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh
10/ Hợp tác có vai trò quan trọng như thế nào trong bối cảnh hiện nay? Nêu một số thành quả trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác?
HƯỚNG DẪN
 - Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo ) mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Có thể nói, hợp tác hiện nay là yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc.
- Thành quả trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác: Cầu Mĩ Thuận, Cầu Thăng Long, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Khai thác dầu Vũng Tàu, khu chế xuất lọc dầu Dung Quất, Bệnh viện Việt Nhật,...
c. Gói câu hỏi mức độ vận dụng.
11/ Từ câu:"Bốn bể là anh em", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết câu:
 Quan sơn muôn dặm một nhà
 Bốn phương vô sản đều là anh em.
 Câu trên thể hiện điều gì?
A- Bảo vệ hòa bình. 
B- Hợp tác cùng phát triển. 
C- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
D- Năng động sáng tạo.
12/ Theo em, là một học sinh để có khả năng hợp tác có hiệu quả em cần làm gì?
HƯỚNG DẪN
 - Tham gia các hoạt động hợp tác phù hợp với khả năng: Bảo vệ mội trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng chống các bệnh hiểm nghèo 
- Ủng hộ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hợp tác quốc tế tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện, phê phán những hành vi việc làm đi ngược lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
13/ Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân.
Em có tán thành ý liến đó không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN
Em không đống ý với ý kiến đó vì: Hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở nổ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia các hoạt động chung của nhóm.
Vì vậy hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hớp tác các ý kiến được bổ sung trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân được học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
 d. Gói câu hỏi mức độ vận dụng cao
14/ Bình và Minh đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng lưỡng lự giữa ngã tư tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn họ họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần , Bình định đến giúp họ thì Minh kéo Bình lại và nói:’ Bọn Tạy ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”
Em hãy nhận xét hành vi của Minh. Lí giải?
HƯỚNG DẪN
Hành vi của Minh là sai, thể hiện sự kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài, như vậy là chưa thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
15/ Có hai người sinh viên nước ngoài, một người Ấn Độ và một người Mĩ đến nhà ông A xin ở trọ trong thời gian họ đi học thực tế tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Ông A đồng ý cho người sinh viên Ấn Độ trọ. Còn người sinh viên Mĩ thì bị ông A từ chối với lí do là ông không thích người Mĩ vì nước Mĩ đã từng xâm lược Việt Nam.
Theo em, suy nghĩ và hành động của ông A như vậy có đúng hay không? Vì sao? 
HƯỚNG DẪN
- Suy nghĩ và hành động của ông A là không đúng. 
- Bởi vì, người sinh viên Mĩ không thể chịu trách nhiệm về những gì mà thế hệ trước đã gây nên.
- Hơn nữa, xu thế chủ yếu hiện nay là xu thế hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nên chúng ta phải biết khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai hòa bình, hữu nghị.
16/ “ Trong xu thế hội nhập hiện nay, hợp tác quốc tế đang là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điển hình của 
xu thế đó”. Bằng vốn hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận định trên?
HƯỚNG DẪN
Yêu cầu trình bày các ý như sau:
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic
- Làm rõ được tính tất yếu: Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia nếu không sẽ tụt hậu
- Lợi ích:
+ Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại
+ Việt Nam: Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học- kĩ thuật 
	* Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm 
	* Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
	- Thực tế chứng minh ở Việt Nam: 
	+ Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương, chính sách 
	+ Thành tựu: 
	* Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO 
	* Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục 
- Liên hệ bản thân: Ra sức học tập, hợp tác với mọi người trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày
17/ Em hãy lập một kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, địa phương khác hoặc nước khác. Kể một số kết quả cụ thể về những việc làm thể hiện tình hữu nghị của học sinh trường em.
HƯỚNG DẪN
*  Xây dựng được kế hoạch hoạt động hữu nghị bao gồm đủ các ý sau: 
- Tên hoạt động.
- Nội dung, biện pháp hoạt động.
- Thời gian, địa điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc