Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2018-2019

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2018-2019

Tiết 3, 4 – Bài 2: TỰ CHỦ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 HS trình bày được quan điểm của mình về phẩm chất tự chủ và các biểu hiện của phẩm chất tự chủ

 Phân tích được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất tự chủ trong cuộc sống

2. Kĩ năng

 Có ý thức rèn luyện để trở thành người tự chủ

3. Thái độ

 Có thái độ đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm thể hiện sự tự chủ, phê phán những hành vi, việc làm chưa thể hiện tự chủ

* Tích hợp pháp luật:

- Người có tính tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của pháp luật.

- Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ để trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng pháp luật

- Biết làm chủ bản thân, không được làm trái pháp luật.

- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong việc chấp hành pháp luật.

*Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: KN tư duy, giải quyêt vấn đề, KN từ chối

II. CHUẨN BỊ

GV: Sgk, kế hoạch bài dạy, phiếu HT

HS: Đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 9A:

 9B:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Tiến trình bài học

 

doc 28 trang Hoàng Giang 02/06/2022 4090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/8/2018
 Ngày giảng: 9A: 
	9B: 
Tiết 1, 2 – Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	HS trình bày được quan điểm của mình về phẩm chất chí công vô tư và các biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư
	Phân tích được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống
2. Kĩ năng
	Có ý thức rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư
3. Thái độ
	Có thái độ đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm thể hiện sự chí công vô tư, phê phán những hành vi, việc làm chưa thể hiện chí công vô tư.
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong công việc, Bác Hồ luôn công bằng không thiên vị. Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, kế hoạch bài dạy, câu truyện kể Bác Hồ
HS: Đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
Hoạt động GV&HS
Nội dung chính
A. Hoạt động khởi động
-GV phân vai HS
-HS đóng vai theo tình huống sgk trang 5 sau đó trả lời cá nhân các câu hỏi:
1. Em có suy nghĩ gì về quyết định của Hằng?Nếu em là Hằng em sẽ hành động như thế nào?
2.Việc làm của Hằng là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào?
=> GV chốt và chuyển nội dung bài học
- Quyết định của bạn Hằng là đúng, nếu là Hằng em cũng sẽ làm như bạn
- Chí công vô tư
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS thảo luận theo cặp theo các câu hỏi sgk trang 6
- HS trả lời - tự nhận xét 
+Đồng ý với bạn Bình vì thể hiện không làm những việc vì lợi ích của mình mà vì tập thể 
-GV chốt 
Ví dụ: Bác Hồ
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong công việc, Bác Hồ luôn công bằng không thiên vị. Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.
- HS thảo luận nhóm bàn điền vào phiếu học tập 
- HS cử đại diện trả lời – nhận xét chéo các nhóm
- GV nhận xét và chốt nội dung
1.Thế nào là chí công vô tư
- Chí công vô tư: Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện: Ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Người chí công vô tư: Là người luôn công bằng, khách quan trong cuộc sống, ủng hộ những việc làm vì lợi ích chung của tập thể. 
2. Biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư
Biểu hiện đúng/ chưa chí công vô tư
Giải thích
1. Công bằng
Chí công
vô tư
2. Khách quan
3. Không thiên vị
4. Giải quyết theo lẽ phải
5.Xuất phát lợi ích tập thể
6. Thiên vị
Chưa chí công
vô tư
7. Vì lợi ích bản thân trước
8. Không công bằng
9. Không theo lẽ phải
C. Hoạt động luyện tập
- HS đọc câu chuyện: “Tô Hiến Thành – Vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng”
- HS trả lời cá nhân các câu hỏi sgk/7
- GV chốt và kết luận
BT1. Tấm gương chí công vô tư/tr7
- “Ta là đại thần, nhận mệnh Tiên tổ suối vàng”
- “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang vâng lệnh”
-“Nếu Thái hậu hỏi người lo việc việc hơn được!”
4. Củng cố:
- Gv đặt câu hỏi: Hãy kể những việc làm thể hiện sự chí công vô tư và chưa chí công vô tư của bản thân, gia đình em đã gặp trong cuộc sống?
-HS trả lời cá nhân
-GV nhận xét kết luận
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị nội dung bài học phần 3./.
Học hết tiết 1 chuyển tiết 2
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chí công vô tư, người có phẩm chất chí công vô tư
3. Tiến trình bài học
Hoạt động GV&HS
Nội dung chính
A. Hoạt động khởi động
- HS hoàn thành phiếu học tập xác định sự chí công vô tư biểu hiện thông qua các hành vi/việc làm 
-HS hoàn thành phiếu theo nhóm bàn – tự nhận xét
-GV kết luận chuyển nội dung
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
A. Luôn công bằng..
B. Luôn ưu tiên 
C. Luôn hành động theo lẽ phải
D.Xuất phát từ lợi ích cá nhân
E lợi ích chung ..
G lợi ích bản thân
I. ..đặt lợi ích chung 
H ưu tiên việc riêng
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS đọc tình huống và thảo luận theo nhóm bàn sau đó đóng vai theo kịch bản đã xây dựng sgk trang 6
- HS trả lời - tự nhận xét 
- GV nhận xét và chốt nội dung
1.Thế nào là chí công vô tư
2. Biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư
3. Vai trò và ý nghĩa của chí công vô tư
*Vai trò ý nghĩa:
- Đem lại lợi ích cho tập thể cộng đồng, xã hội.
- Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Sẽ được mọi người xung quanh tin cậy kính trọng.
*Rèn luyện:
- Thái độ ủng hộ người chí công vô tư..
- Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân thiếu công bằng trong giải quyết công việc
C. Hoạt động luyện tập
- HS đọc tình huống
- HS trả lời cá nhân các câu hỏi sgk/7
- GV chốt và kết luận
-HS thảo luận theo cặp
-HS tự nhận xét
-GV kết luận
-HS đọc tình huống và trả lời cá nhân
-GV chốt
BT3. Chia sẻ suy nghĩ/tr8
1. ý kiến của bạn An là đúng còn bạn Bình sai vì chúng ta nhận được giá trị tinh thần khi sống chí công vô tư chứ không phải về vật chất 
2.Phải rèn luyện: Công bằng không thiên vị trong mọi việc đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân 
BT4. Hoàn thành phiếu học tập/tr9
-Chí công vô tư: 4, 5 thể hiện sự công bằng, xuất phát từ lợi ích tập thể 
-Chưa chí công vô tư: 1,2,3,6, 7 vì biểu hiện chưa công bằng đặt lợi ích cá nhân lên trên..
BT5. Đọc tình huống/tr10
-Ông M không phải là người chí công vô tư vì ông đặt lợi ích cá nhân lên trước cho con cháu vào làm việc dù họ không đủ năng lực 
4. Củng cố
-HS làm BT 2- đóng vai
-HS tự rút bài học bản thân: Phải công bằng với tất cả các bạn trong lớp không thiên vị mặc dù là bạn thân 
5.Dặn dò
-Học bài và làm các bài tập còn lại
-Viết một câu chuyện kể về gương chí công vô tư mà em gặp trong cuộc sống hoặc qua các tư liệu bài học.
-Chuẩn bị bài sau: “Tự chủ”./.
 Ngày soạn: 08/9/2018
 Ngày giảng: 9A: 
	9B: 
Tiết 3, 4 – Bài 2: TỰ CHỦ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	HS trình bày được quan điểm của mình về phẩm chất tự chủ và các biểu hiện của phẩm chất tự chủ
	Phân tích được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất tự chủ trong cuộc sống
2. Kĩ năng
	Có ý thức rèn luyện để trở thành người tự chủ
3. Thái độ
	Có thái độ đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm thể hiện sự tự chủ, phê phán những hành vi, việc làm chưa thể hiện tự chủ
* Tích hợp pháp luật: 
- Người có tính tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của pháp luật.
- Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ để trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng pháp luật
- Biết làm chủ bản thân, không được làm trái pháp luật.
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong việc chấp hành pháp luật.
*Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: KN tư duy, giải quyêt vấn đề, KN từ chối 
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, kế hoạch bài dạy, phiếu HT
HS: Đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
Hoạt động GV&HS
Nội dung chính
A. Hoạt động khởi động
-GV tổ chức cho HS trò chơi: “Ai nhớ nhiều”?
-GV chia lớp thành 3 nhóm
-HS thảo luận nhóm ghi lên bảng những câu ca dao tục ngữ ca ngợi phẩm chất con người
-HS tự nhận xét
-GV chốt
Tự tin, tự giác, tự lập tự chịu trách nhiệm => Tự chủ
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS thảo luận theo cặp theo các câu hỏi sgk trang 11
- HS trả lời - tự nhận xét 
+Bạn Dũng là người tự chủ vì khi bạn Hùng nói xối xả mà Dũng ngồi yên và chăm chú lắng nghe không đáp lời nào... và nói “Bạn cho 1 món quà tôi có thể nhận hoặc không nhận ”
+Bạn Hùng: Là người không tự chủ vì không làm chủ bản thân mình nóng nảy quát bạn
-GV nhận xét
HS trao đổi suy nghĩ mục b/sgk trang 12
+Đồng tình với suy nghĩa vì thể hiện là người phẩm chất tự chủ
+VD: Đang học bài bạn rủ đi chơi không đi học xong mới đi; 
-GV chốt
* GV tích hợp pháp luật
Theo em người có tính tự chủ sẽ tuân theo pháp luật như thế nào ?
- Người có tính tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của pháp luật.
- Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ để trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng pháp luật
- Biết làm chủ bản thân, không được làm trái pháp luật.
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong việc chấp hành pháp luật.
- HS thảo luận nhóm bàn điền vào phiếu học tập 
- HS cử đại diện trả lời – nhận xét chéo các nhóm
- GV nhận xét và chốt nội dung
1.Tìm hiểu phẩm chất tự chủ
- Tự chủ: Là làm chủ bản thân.
- Người tự chủ: Là người làm chủ những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2. Biểu hiện của phẩm chất tự chủ
Tự chủ
Không tự chủ
Giải thích
A, B, D, E, I, K, M
Làm chủ bản thân 
C, G, H, L, N
Không làm chủ được bản thân, cãi vã, gây gổ 
C. Hoạt động luyện tập
- HS thảo luận nhóm bàn – Tự nhân xét lẫn nhau
- GV chốt và kết luận
BT1. Thảo luận về tự chủ/tr14
a.Quan điểm sai vì nếu chỉ hành động theo ý mình và không quan tâm đến hoàn cảnh người giao tiếp thì sẽ dẫn đến không tự chủ nóng nảy, tự cao, tự đại ; người tự chủ phải suy nghĩ hành động phù hợp điều kiện hoàn cảnh thực tế 
b. Có thể từ chối 1 cách nhẹ nhàng khéo léo, không nóng nảy cãi vã 
4. Củng cố:
- Gv đưa ra tình huống: Em đang ngồi ung dung trên xe nghe nhạc thì có 1 cụ già và em nhỏ bước lên xe? Em sẽ hành động như thế nào?
-HS trả lời cá nhân: Nhường chỗ cho cụ già và em nhỏ 
-GV nhận xét kết luận
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị nội dung bài học phần 3, 4./.
Học hết tiết 1 chuyển tiết 2
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tự chủ, người có phẩm chất tự chủ?
3. Tiến trình bài học
Hoạt động GV&HS
Nội dung chính
A. Hoạt động khởi động
- GV cho HS đọc tình huống bà Tâm sgk GDCD9
-HS đọc rút bài học
+ Con trai bị nghiện ma túy và bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Bà chôn chặt nỗi đau để chăm sóc con, bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV khác, bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ gần giũ chăm sóc họ.
+ Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
-GV kết luận chuyển nội dung bài học
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS đọc tình huống: “Câu chuyện về hai bức tranh” và thảo luận theo nhóm bàn 
- HS trả lời - tự nhận xét 
- GV nhận xét và chốt nội dung
-GV cho HS đọc tình huống sgk/14
-HS thảo luận 2 câu hỏi sgk – cử đại diện trả lời
+Bạn Lan chưa biết làm chủ suy nghĩ của bản thân 
+Cần sử dụng hợp lí và có kế hoạch thời gian sử dụng để không ảnh hưởng đến việc học tập
-HS tự rút ra cách rèn luyện viết vào mục b
-GV chốt
3. Ý nghĩa của sự tự chủ
- Là một đức tính quý giá của con người
- Nhờ có tính tự chủ con người biết sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa.
- Giúp chúng ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách cám dỗ, có sự bình yên trong tâm hồn.
4. Rèn luyện để trở thành người có phẩm chất tự chủ
- Tập suy nghĩ trước khi hành động.
- Sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ lời nói, hành động của mình đúng hay sai kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa.
C. Hoạt động luyện tập
- HS đọc tình huống
-GV chia làm 2 nhóm lớn 
- HS thảo luận 2 tình huống sgk
- GV chốt và kết luận
BT2. Rèn luyện tính tự chủ/tr15
TH1. Bạn Tuấn không tự chủ chưa biết điều chỉnh suy nghĩ của thân dẫn đến: “Nghiện fb”. Bạn Tuấn cần phải lập kế hoạch các hoạt động khác như chơi thể thao, đi du lịch...
TH2. Nếu em là Hà em sẽ không nói chuyện và chăm chú nghe cô giảng, sau tiết học mới kể chuyện cho bạn nghe vì nói chuyện sẽ không nghe cô giáo giảng được và đồng thời gây mất trật tự 
C. Hoạt động vận dụng
-HS trả lời cá nhân
-GV nhận xét
BT1: Cùng chia sẻ
-Nếu là Minh em sẽ rửa bát giúp mẹ vì càng để thì càng nhiều bát hơn và mẹ vất vả hơn 
- Em sẽ tìm các việc khác như nghe nhạc, xem phim, nấu cơm, đi chơi để quên đi những chuyện vặt đó, coi nó là chuyện nhỏ
4. Củng cố:
- Gv đưa ra câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng ” – Ý nghĩa của câu ca dao trên?
-HS trả lời cá nhân
-GV nhận xét kết luận
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại
- Viết đoạn văn ½ chia sẻ suy nghĩ câu ca dao trên
-Chuẩn bị bài sau: “Hòa bình, hợp tác và phát triển”./.
 Ngày soạn: 20/9/2018
 Ngày giảng: 9A: 
	9B: 
Tiết 5,6,7 – Bài 3: HÒA BÌNH, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	Nêu được chủ trương phát triển bền vững đất nước của Đảng và Nhà nước ta
	Trình bày được thế nào là hòa bình, hợp tác, phát triển và các biểu hiện của hòa bình, hợp tác, phát triển; Phân tích được mối quan hệ giữa hòa bình, hợp tác và phát triển.
2. Kĩ năng
	Yêu hòa bình; ghét bạo lực; phản đối chiến tranh phi nghĩa; phản đối phê phán các hành vi bạo lực học đường; Ủng hộ chính sách hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững của đất nước của Đảng và Nhà nước ta.
3. Thái độ
	Giao tiếp ứng xử thân thiện không sử dụng bạo lực với bạn bè và mọi người; Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong các công việc chung của gia đình, trường lớp, cộng đồng; Tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ hòa bình, các hoạt động phòng chống bạo lực học đường, các hoạt động phát triển cộng đồng do lớp, trường, địa phương tổ chức.
*Giáo dục quốc phòng an ninh: 
Ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
*Tích hợp pháp luật thuế: 
Tổng cục thuế Việt Nam có quan hệ hợp tác với tổng cục thuế các quốc gia khác để: Đảm bảo lợi ích của đất nước theo các công ước quốc tế, tổ chức thực hiện các thoả thuận quốc tế về quản lý thuế, khai thác trao đổi thông tin về nghiệp vụ thuế.
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: VD về sự hợp tác của nước ta với các nước khác trong việc BVMT và TNTN.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, kế hoạch bài dạy, phiếu HT
HS: Đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách rèn luyện phẩm chất tự chủ?
3. Tiến trình bài học
Hoạt động GV&HS
Nội dung chính
A. Hoạt động khởi động
-GV đặt câu hỏi
-? Hãy nêu những điều em đã biết về hòa bình hợp tác và phát triển? Còn những điều gì em muốn biết thêm về hòa bình hợp tác và phát triển?
-HS trả lời cá nhân 
-GV chốt
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS thảo luận nhóm ghi thông tin vào bảng – phiếu HT
- HS trả lời - tự nhận xét 
-GV chốt
-Gv bổ xung tích hợp
*Tích hợp pháp luật thuế: 
Tổng cục thuế Việt Nam có quan hệ hợp tác
với tổng cục thuế các quốc gia khác để: Đảm bảo lợi ích của đất nước theo các công ước quốc tế, tổ chức thực hiện các thoả thuận quốc tế về quản lý thuế, khai thác trao đổi thông tin về nghiệp vụ thuế.
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: VD về sự hợp tác của nước ta với các nước khác trong việc BVMT và TNTN.
- GV nhận xét và chốt nội dung
1.Tìm hiểu về hòa bình và hợp tác
a. Hoàn thành bảng
Hòa bình
Hợp tác
Quan niệm
- Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang
- Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.
- Là khát vọng của toàn nhân loại.
- Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.
Biểu hiện
- Biết lắng nghe, biết thừa nhận những điểm khác mình với mình, dung thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, biết học hỏi những tinh hoa điểm mạnh của người khác, sống hòa đồng không phân biệt đối xử, biết tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc khác 
-Cần trao đổi hợp tác với bạn bè những lúc gặp khó khăn
- Không nên ỷ lại vào người khác
- Lịch sự văn minh với khách nước ngoài
- Dùng hàng ngoại không nên dùng hàng nội
- Tham gia tốt các hoạt động từ thiện.
Ý nghĩa, tầm quan trọng
-Bảo vệ hòa bình con người mới được sống tự do hạnh phúc phát triển xã hội.
- Có tác dụng tích cực trong việc chống chiến tranh khủng bố 
- Bảo vệ hòa bình đem lại hạnh phúc cho người dân, chống chiến tranh trẻ em không bị ảnh hưởng.
- Đem lại sự bình yên cho đất nước.
- Để cùng giải quyết những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nôt dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo...Để giải quyết những vấn đề đó cần có sự hợp tác quốc tế không một quốc gia dân tộc nào có thể tự giải quyết.
- Giúp đỡ tạo điều kiện để các nước nghèo phát triển. Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.
Trách nhiệm của HS
- Chúng ta đã và đang tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lý trên thế giới.
- Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mới quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa con người với con người; thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- Rèn luyện tinh thần hợp tác bạn bè và mọi người xung quanh
- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nam, tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động .
b. Ví dụ: BV hòa bình
-Đi bộ đội, vẽ tranh về hòa bình, viết thư cho bạn bè quốc tế, tham gia phong trào TDTT vì hòa bình; ủng hộ chất độc màu da cam .
c. Ví dụ hợp tác:
- Hợp tác với công ty Ấn Độ trong việc khai thác đá hoa trắng tại địa phương.
- Hợp tác với nước Đức trong việc tái tạo làm sạch hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội 
- Dự án hợp tác ASEAN- Ấn Độ về đánh giá tác động biến đổi khí hậu tới ASEANT, xây dựng Tuyên bố chung của Lãnh đạo ASEAN về biến đổi khí hậu. Đặc biệt, cũng trong năm 2017, Cục Biến đổi khí hậu đã chủ trì, làm việc với Đoàn công tác của Myanma sang Việt Nam trao đổi, học tập kinh nghiệm về xây dựng chính sách, huy động nguồn lực và thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu.
-Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay tại Viên Chăn (Lào) với Việt Nam 21/9/2018 nhằm chia sẻ thông tin về quy trình tham vấn Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay và các hoạt động ưu tiên đang thực hiện của Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
C. Hoạt động luyện tập
- HS thảo luận nhóm bàn – Tự nhân xét lẫn nhau
- GV chốt và kết luận
BT1. Liên hệ thực tế /tr19
-Em đã tham gia những hoạt động bảo vệ hòa bình, hợp tác, hoạt động phát triển cộng đồng: Vẽ tranh vì hòa bình, hợp tác nhóm trong lớp về học tập lao động vệ sinh , với các lớp khác như làm đèn ông sao, bày sách thư viện, kéo co tập thể, đá bóng liên quân lớp 7, 8 với lớp 9 các trò chơi của chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, văn nghệ 
-Cảm xúc: rất vui, mong muốn được tham gia nhiều hoạt động để phát triển hoàn thiện mình hơn. Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động để HS được trải nghiệm và có cơ hội hợp tác với các bạn trong trường cũng như ở các trường khác.
4. Củng cố:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài 
-HS trả lời cá nhân
-GV nhận xét kết luận
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại
-Chuẩn bị tiết sau phần 2.
Học hết tiết 1 chuyển tiết 2
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hòa bình, hợp tác?Biểu hiện, ý nghĩa, trách nhiệm?
3. Tiến trình bài học
Hoạt động GV&HS
Nội dung chính
A. Hoạt động khởi động
-GV yêu cầu HS hát một bài hát về chủ đề hòa bình
-GV kết luận chuyển nội dung bài học
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS đọc thông tin sgk/18 và thảo luận theo nhóm bàn 
- HS trả lời - tự nhận xét 
- GV nhận xét và chốt nội dung
-GV cho HS đọc tình huống sgk/14
-HS thảo luận nhóm bàn 3 câu hỏi sgk – cử đại diện trả lời
+Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, có nhiều dịch bệnh đối với con người, làm đất bị bạc màu, tài nguyên bị cạn kiệt VD khai thác đá hoa trắng, đá quý ở Lục Yên hiện nay làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và các bột đá thải ra môi trường là cho đất hoa màu bị hoang hóa không còn chất cho cây PT..., con người bị bệnh về mắt, sỏi thận 
+ Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu: nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Nhân tố con người còn được gọi bằng những khái niệm khác nhau như nguồn nhân lực, tài nguyên con người, nguồn vốn con người. Khi cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triến.
+Ở cấp quốc gia, gồm:
 - 12 chỉ tiêu (CT) về lĩnh vực kinh tế
 - 17 CT về lĩnh vực xã hội
 - 12 CT về lĩnh vực tài nguyên- môi trường và
 - 3 CT về lĩnh vực thể chế nhằm PTBV
 Ở cấp các địa phương, gồm:
 - 7 CT về lĩnh vực kinh tế
 - 14 CT về lĩnh vực xã hội
 - 6 CT về tài nguyên- môi trường và
 - 2 CT về lĩnh vực thể chế
-GV chốt- Bảng 1
- HS trả lời cá nhân về trách nhiệm HS 
-GV kết luận
2. Tìm hiểu về phát triển
a.Khái niệm sự phát triển
- Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao. Đơn giản đến phức tạp.
- PT thế giới và phát triển quốc gia đồng nhất PT kinh tế, tăng trưởng kinh tế có nghĩa là PT bền vững.
b. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về PT đất nước:
-PT đất nước – PT bền vững là 1 mục tiêu chiến lược quan trọng.
- Tại Đại hội X ĐCSVN kđ:
+Phấn đáu tăng trưởng KT với nhịp độ nhanh, CL cao bền vững gắn với PT con người.
+Thực hiện tiến bộ và công bằng XH 
+Tăng trưởng KT đi đôi với PT VH, y tế, GD giải quyết tốt các vđ XH vì MT PT con người.
+BV và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện MT tự nhiên.
+Hoàn chỉnh PL tăng cường quản lí NN về BV cải thiện MT tự nhiên 
d. Trách nhiệm của HS
-Chăm chỉ HT
-Tích cực rèn luyện đạo đức, có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng PT năng lực
-Thường xuyên luyện tập TDTT rèn luyện sức khỏe
- Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất 
C. Hoạt động luyện tập
- HS đọc thông tin
-GV chia làm 3 nhóm lớn 
-HS thảo luận nhóm
-HS tự nhận xét chéo nhau
- GV chốt và kết luận bổ xung thêm 1 số thông tin mới:
 *Bạo lực học đường ngày càng gia tăng không chỉ dừng lại ở các vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện chúng đang biến hóa muôn hình vạn trạng, với những cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. Học sinh kết bè thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương cho nhau chỉ vì những lý do không đâu nhằm mục đích ra oai “dằn mặt”. 
 *Khái niệm về bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi, thô bạo ngang ngược, bất chấp công lí, đạo lí, xúc phạm, trấn áp người khác như: lăng mạ, xỉ nhục, trà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần qua lời nói. Đánh đập, tra tấn làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua hành động. Những hành vi ấy hiện đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, xâm nhập và lan rộng ở hầu hết các mái trường tại Việt Nam.
*Bạo lực học đường xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn, cả nam lẫn nữ. Theo số liệu của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong một năm học toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học; cứ hơn 11000 học sinh thì có một em bị buộc nghỉ học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Những con số biết nói”: Khi được hỏi hành động phản ứng nếu bạo lực học đường xảy ra thì 20,8% học sinh cho biết chỉ đứng xem; 32,7 % nói báo cáo với giáo viên; 4,2% quay phim chụp ảnh; 8,6% hô hào cổ vũ và đến 30,5% bỏ đi nơi khác để an toàn
-GV chốt
*Giải pháp: Chính vì những lí do trên ngay từ bây giờ toàn xã hội, gia đình và nhà trường phải chung tay góp sức ngăn chặn sự phát triển của bạo lực học đường để xã hội phát triển tốt đẹp hơn. 
BT2. Suy nghĩ về hành vi bạo lực ở trường THCS hiện nay/tr19
-Hành vi bạo lực ở trường THCS hiện nay có xu hướng xảy ra ngày nhiều và càng tăng lên, có tính chất nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến danh dự 
- Ở trường hiện nay vẫn còn hiện tượng đó như các em HS lớp 8,9 thường bắt nạt các em lớp 6
-Hậu quả: 
Bạo lực học đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của nạn nhân.
*Ảnh hưởng đến bản thân:
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có những hậu quả không hay gì. Không ít những vụ bạo lực đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng là vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng .Thậm chí còn cướp đi sinh mạng của những học sinh để lại bao sự thiệt thòi đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho gia đình. Những học sinh bị bạo lực thường cảm thấy tổn thương, chán nản. Các bạn không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào việc học và thường bị cô lập, bị bạn bè xa lánh. Tình trạng bắt nạt kéo dài ảnh hưởng xấu đến học tập ngoài ra còn tác hại rất lớn đến sự phát triển của các bạn. Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất mà còn tác động sâu sắc đến tinh thần khủng hoảng tâm lý, suy sụp, hoảng loạn, có suy nghĩ muốn tự tử. Bạo lực là mầm mống của tội phạm, người gây ra hành vi bạo lực sẽ trở lên lẻ loi bị cô lập, xa lánh, căm ghét. 
 *Ảnh hưởng đến gia đình: Bạo lực học đường ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của mỗi gia đình. Đối với những gia đình có con em là nạn nhân thường phải chịu đựng nỗi đau về mặt tinh thần không thể nào bù đắp được không chỉ vậy nó còn khiến cho các bậc phụ huynh luôn luôn lo lắng sự an toàn tính mạng của con em mình. Đối với những gia đình có con em gây ra hành vi bạo lực học đường thì cuộc sống gia đình cũng bị ảnh hưởng. Không những thế nếu những hành vi của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì phải mất thêm khoản tài chính để giải quyết.
*Ảnh hưởng đến nhà trường:
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến học sinh mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề căng thẳng với nỗi sợ hãi bất an. Các bạn học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình, nhà trường không còn lành mạnh, hấp dẫn mà trái lại là nỗi sợ hãi của học sinh. Ngoài ra những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua các lớp của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Ta cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi uy tín, danh dự của người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không đạt được như mong muốn. Thậm chí những hành vi bạo lực học đường còn ảnh hưởng đến tinh thần và tính mạng của giáo viên.
* Ảnh hưởng đến xã hội Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nho giáo với những lễ nghi phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Hiện nay những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy đang dần bị phai nhạt lu mờ và là một phần do bạo lực học đường. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng lớn đến xã hội, mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước cũng như sự phát triển của quốc gia sau này.
=> Làm chủ suy nghĩ của bản thân, không a dua theo bạn xấu, khi là nạn nhân hoặc được chứng kiến em sẽ báo cho bố mẹ, thầy cô, công an, người lớn gần nhất xảy ra bạo lực 
Bảng 1. Các mô hình về Phát triển Bền vững ở Việt Nam
Lĩnh vực
Mô hình
Số lượng mô hình đã được nghiên cứu
Khả năng mở rộng mô hình
Công nghiệp
Sản xuất sạch hơn (cơ sở sản xuất)
 4
 120
Nông nghiệp
Làng sinh thái
 3
 18
Cộng đồng
Cộng đồng tham gia BVMT, PTBV(xã)
 4
 3.000 
Thành phố
PTBV thành phố (thành phố)
 3
 100
Vùng ven biển
PTBV vùng ven biển(tỉnh, thành phố)
 3
 23
Lưu vực sông
PTBV lưu vực sông(lưu vực)
 1
 20
4. Củng cố:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài 
-GV nhận xét kết luận
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại
-Chuẩn bị tiết sau phần 3.
Học hết tiết 2 chuyển tiết 3
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phát triển?chủ trương của Đảng, Nhà nước...?
3. Tiến trình bài học
Hoạt động GV&HS
Nội dung chính
A. Hoạt động khởi động
- GV đặt câu hỏi
?Kể tên một số hoạt động BV hòa bình của nhân dân ta và nhân dân thế giới
-HS trả lời cá nhân
-GV kết luận chuyển nội dung bài học
-Mít tinh biểu tình phản đối chiến tranh 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS đọc thông tin và thảo luận theo cặp đôi 
- HS cử đại diện trả lời - tự nhận xét 
- GV nhận xét và chốt nội dung
3. Mối quan hệ giữa hòa bình, hợp tác và phát triển
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa cộng đồng, quốc gia, giữa các nhóm, giữa cá nhân là cách BV hòa bình vững chắc nhất.
- Hòa bình và hợp tác là những yếu tố quan trọng thuận lợi để PT cá nhân, cộng đồng, đất nước.
- PT cá nhân, cộng đồng, đất nước giúp cho việc BV hòa bình hợp tác thêm hiệu quả.
C. Hoạt động luyện tập
- HS HĐ nhóm bàn
-GV chia làm 6 nhóm lớn 
- HS thảo luận nhóm – cử đại diện trả lời
- GV chốt và kết luận tuyên dương nhóm làm tốt, nêu ra những hạn chế chưa làm được của các nhóm
BT1. Vẽ sơ đồ thể hiện mqh giữa HB, hữu nghị, hợp tác/tr19
BT4. Vẽ một bức tranh hoặc xây dựng thông điệp về HB, hữu nghị, hợp tác/t
*Sơ đồ BT1
Hòa bình và hợp tác là những yếu tố quan trọng thuận lợi để PT cá nhân, cộng đồng, đất nước
PT cá nhân, cộng đồng, đất nước giúp cho việc BV hòa bình hợp tác thêm hiệu quả
Xây dựng mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa cộng đồng, quốc gia, giữa các nhóm, giữa cá nhân là cách BV hòa bình vững chắc nhất
4. Củng cố:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại nội dung 3 tiết học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại
- Tìm hiểu 1 số hđ và thành tựu của địa phương, nước ta về KT, GD, y tế 
- Chuẩn bị ôn tập tiết sau kiểm tra giữa kì I./.
Ngày soạn: 10/10/2018
 Ngày giảng: 9A 
	9B
Tiết 8: KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức các nội dung đã học về chuẩn mực đạo đức,	
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài, các kĩ năng xử lí tình huống trong thực tế và qua đó học tập liên hệ bản thân.
3. Thái độ: Có thái độ chí công vô tư, tự chủ , biết thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, kế hoạch bài dạy, đề và đáp án
HS: Đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	9A:
	9B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến trình bài học
ĐỀ BÀI
Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Khoanh đáp án đúng nhất biểu hiện chí công vô tư? 
A.	Không hành động theo lẽ phải	C. Luôn công bằng
B. Đặt lợi ích cá nhân lên trên	D. Thiên vị
Câu 2: (0,5 điểm) Khoanh đáp án đúng nhất biểu hiện chưa chí công vô tư? 
A. Bác Hùng hiến 4 sào đất cho địa phương	 C. Xuất phát lợi ích tập thể
B. Bỏ qua khuyết điểm của bạn	 D. Tham gia hoạt động tập thể
Câu 3: (0,5 điểm) Khoanh đáp án đúng nhất hành vi tự chủ?
A. Nóng nảy	C. Vội vàng
B. Bị cám dỗ	D. Tự kiềm chế bản thân
Câu 4: (0,5 điểm) Khoanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_1_den_8_nam_hoc_2018_20.doc