Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15+16: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên (Bài ngoại khóa) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15+16: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên (Bài ngoại khóa) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là lý tưởng sống.

- Giải thích được vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng.

- Nêu được lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng bài học: Xác định được lý tưởng sống của bản thân.

- Kỹ năng sống: Kỹ năng xác định giá trị (biết xác định giá trị sống có lý tưởng); Kỹ năng đặt mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo lý tưởng sống đã lựa chọn).

3. Thái độ

Có ý thức sống theo lý tưởng.

II. CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác .

+ Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

 

doc 4 trang maihoap55 7540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15+16: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên (Bài ngoại khóa) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	15, 16	 Ngày soạn: 13/12/2020
Tiết	15, 16	 Ngày dạy: 19, 26/12/2020 
BÀI 10: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN 
(BÀI NGOẠI KHÓA)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là lý tưởng sống.
- Giải thích được vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng.
- Nêu được lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng bài học: Xác định được lý tưởng sống của bản thân.
- Kỹ năng sống: Kỹ năng xác định giá trị (biết xác định giá trị sống có lý tưởng); Kỹ năng đặt mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo lý tưởng sống đã lựa chọn).
3. Thái độ
Có ý thức sống theo lý tưởng.
II. CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI 
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
+ Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM MONG ĐỢI
A. Khởi động
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề
* Mục tiêu:
- Biết được nội dung chính của câu truyện nói về lý tưởng của thanh niên xưa và nay.
- Kỹ năng xác định giá trị (biết xác định giá trị sống có lý tưởng)
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.
- Học sinh đọc song, giáo viên đặt câu hỏi: (kỹ năng Động não)
? Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta đã phải làm gì?
? Lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
? Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp những gì?
Ví dụ: Nguyễn Việt Hùng đạt thành tích trong học tập, Lâm Xuân NhậtCông nghệ thông tin.
? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì?
? Em suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên qua hai giai đoạn trên?
? Em học tập được gì qua tấm gương của cha ông ta?
- Sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc.
- Giải phóng dân tộc.
- Tham gia học tập, lao động tích cực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Học tập tốt, lao động tốt xây dựng đất nước phồn vinh.
- Lý tưởng của thanh niên khi có giặc ngoại xâm thì tất cả vì giải phóng dân tộc. Lý tưởng của thanh niên ngày nay là học tập tốt, lao động tốt xây dựng đất nước phồn vinh.
B. Hình thành kiến thức 
II. Nội dung bài học
* Mục tiêu:
- Nêu được thế nào là lý tưởng sống.
- Kỹ năng xác định giá trị (biết xác định giá trị sống có lý tưởng)
* Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm. (kỹ năng thảo luận nhóm)
? Lý tưởng của em là gì? Tại sao em phải xác định lý tưởng như vậy? (học giỏi, thành đạt, cuộc ấm no ).
? Vậy theo em lý tưởng sống là gì?
? Vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng?
- Giáo viên lấy ví dụ một số tấm gương tiêu biểu: Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, 
- giáo viên phân biệt cho học sinh biết lý tưởng sống cao đẹp với mục đích sống tầm thường. 
* Kết luận: à (II.1, 2)
- Giáo viên đưa ra câu nói của Bác Hồ “Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ... ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
? Câu nói này của ai? Thể hiện điều gì?
- Học sinh trao đổi, trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
? Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?
- Học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Giáo viên cho học sinh đọc những câu nói của Bác Hồ nói về thanh niên và những tấm gương của thanh niên.
? Lý tưởng của em là gì? Tại sao em phải xác định lý tưởng như vậy?
- Học sinh trao đổi, trả lởi theo ý hiểu của mỗi cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận cả lớp.
? Nêu những biểu hiện sống có lý tưởng và thiếu lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?
Sống có lý tưởng
Sống thiếu lý tưởng
- Vượt khó trong học tập.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng động sáng tạo.
- Phấn đấu làm giàu chính đáng.
- Đấu tranh chống tiêu cực 
- Sống ỷ lại, thực dụng.
- Không có hoài bão, ước mơ.
- Sống vì tiền tài danh vọng 
- Ăn chơi, nghiện hút.
- Sống thờ ơ, lãng quên quá khứ 
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là lý tưởng sống?
Lý tưởng sống là mục đích cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người.
2. Vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng?
- Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lứa tuổi thanh niên có những ước mơ cao đẹp.
- Người có lý tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng.
3. Lý tưởng của thanh niên ngày nay
Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Cách rèn luyện 
a. Xác định được lý tưởng sống của bản thân: Xác định lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp cho bản thân là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh. Không sa vào những mục đích sống thực dụng, tầm thường.
b. Có ý thức sống theo lý tưởng: Là luôn suy nghĩ, sống và ứng xử, hành động theo lý tưởng đã chọn
C. Luyện tập 
1. Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên? Vì sao?
a. Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng
b. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường
c. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn
d. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội
đ. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống
e. Thắng không kiêu, bại không nản.
g. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân
h. Dễ làm, khó bỏ
i. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp
k. Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh.
Những việc (a), (c), (d), (đ), (e), (i), (k) biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên bởi họ biết vượt qua những khó khăn trong học tập, cuộc sống, luôn sáng tạo trong lao động và các hoạt động xã hội, học tập có mục đích, có lí tưởng đẹp.
D. Vận dụng 
Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề "Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay" do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh hai quan điểm:
- Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải "Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng sống hoài, sống phí" - (Lời Pa-ven trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy")
- Học sinh THCN đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.
a. Em tán thành quan điểm nào? Vì sao?
b. Ước mơ của em về tương lai là gì? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới mơ ước đó?
a. Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải "Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng sống hoài, sống phí". Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới
- Việc cho rằng học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời là một quan điểm sai lầm. Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thực để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được.
b. Ước mơ của em về tương lai mong muốn trở thành một kĩ sư về công nghệ thông tin giỏi. Để đạt được ước mơ đó, em đã và sẽ cố gắng chăm chỉ học hành, có kế hoạch và phương pháp học tốt. Rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để đạt được ước mơ của mình
E. Mở rộng 
Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THCS?
Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ số gắng thi đậu vào trường THPT, tiếp tục học tập tốt để thực hiện ước mơ của mình trở thành một lập trình máy tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_1516_bai_10_ly_tuong_so.doc