Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lộc Sơn

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lộc Sơn

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.

-Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.

-Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.

2. Nănglực:

- Năng lực chung: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác giải quyết vấn đề xã hội; Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước

+Tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động.

+Biết vận động gia đình mọi người xung quanh thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ lao động

-Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá các thái độ, hành vi việc làm vi phạm Luật lao động).

+Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin (về việc thực hiện Luật Lao động ở địa phương)

3. Phẩm chất :

-Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động .

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Kế hoạch bài dạy

- Sách giáo khoa môn GDCD lớp 9; Tình huống liên quan đến nội dung bài học.

 

docx 5 trang maihoap55 7250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 23+24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lộc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23, 24 NS:19/02/2021 
Tiết 23, 24 ND:22/02/2021
Chủ đề : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.
-Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.
-Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
2. Nănglực: 
- Năng lực chung: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác giải quyết vấn đề xã hội; Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước
+Tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động.
+Biết vận động gia đình mọi người xung quanh thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ lao động
-Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá các thái độ, hành vi việc làm vi phạm Luật lao động).
+Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin (về việc thực hiện Luật Lao động ở địa phương)
3. Phẩm chất :
-Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động .
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Kế hoạch bài dạy
- Sách giáo khoa môn GDCD lớp 9; Tình huống liên quan đến nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục đích: HS nhận biết được những việc làm thực hiện quyền lao động, tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học. 
- Nội dung: quan sát tranh ảnh 
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của GV.
- Cách thức thực hiện:
* GV cho HS quan sát những việc làm thực hiện quyền lao động và yêu cầu HS nêu nhận xét.
- Em hãy kể tên bài hát, đọc đoạn thơ về lao động?
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lao động, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân 
- Mục đích: HS nêu được thế nào là quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nội dung: Quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.
- Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động; trả lời được câu hỏi 
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Gv cho Hs đọc SGK phần Đặt vấn đề, thảo luận nhóm cặp:
-Việc ông An làm là nhằm mục đích gì ? Có người cho rằng ông An lợi dụng bóc lột sức lao động người khác là đúng hay sai?
- Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc có phải là hợp đồng lao động không? Chị Ba có thể tự ý thôi việc không? Có phải là vi phạm hợp đồng lao động không?
-Tại sao nói lao động để phát triển trí tuệ, phát triển đạo đức? (Vì trải qua lao động -> phát minh, sáng chế và biết quý trọng thành quả lao động của mình , của người khác )
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
* GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu sơ lược Bộ Luật Lao động.
-Một số quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng: người sử dụng lao động và người lao động.
- Hợp đồng lao động: việc làm, tiền công, thời gian làm việc,các điều kiện khác 
- Các vấn đề liên quan: bảo hiểm, bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại 
- Công dân có quyền và nghĩa vụ lao động như thế nào? Cho ví dụ. 
=> GV nêu VD phân tích
- Con người phát triển được như ngày hôm nay là do đâu ? Nếu con người không chịu lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
(Trải qua quá trình lao động : từ thời kì lao động bằng công cụ đá thô sơ cho tới công nghệ hiện đại như ngày nay )
I. Đặt vấn đề :
II.Nội dung bài học: 
1. Lao động là gì? 
 (Khuyến khích HS tự đọc)
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
 a. Quyền :
-Mọi công dân đều có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp... đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội.
 b. Nghĩa vụ :
- Lao động để tự nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình và góp phần duy trì và phát triển đất nước.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách Nhà nước về lao động; Quy định của pháp luật lao động đối với người chưa thành niên 
- Mục đích: HS nêu được thế nào là quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nội dung: Quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân.
- Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động; trả lời được câu hỏi 
- Cách thức tiến hành:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động -> HS thảo luận cặp đôi.
- Dưới chế độ phong kiến nhân dân ta phải chịu tình cảnh lao động như thế nào? (Phải chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp thống trị )
- Chính sách của Nhà nước ta về lao động? 
(Gv cho HS quan sát hình ảnh đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm...)
- Em hãy nêu quy định của pháp luật Lao động đối với người chưa thành niên?
* Cho HS trình chiếu bài thuyết trình: 
+ Những việc làm vi phạm pháp luật lao động.
+ Những vi phạm pháp luật lao động đối với trẻ em.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
* GV: Liên hệ thực tế lao động của trẻ em ở địa phương và cả nước như :
 - Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm tiền.
 - Có em chỉ 11 ->14 tuổi phải làm công việc nặng nhọc như: đốt than, đốn củi 
 - Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia dẫn dắt khách mại dâm, buôn bán ma túy 
 => Giáo dục học sinh phải thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền học tập thực hiện tốt luật phổ cập giáo dục, biết bảo vệ các quyền của mình 
- Qua việc tìm hiểu nội dung bài học và những quy định của Bộ luật Lao động em có nhận xét gì về chính sách lao động của Nhà nước ta ?
(Mỗi công dân thấy rõ trách nhiệm của mình để từ đó thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình, đặc biệt là cấm bóc lột sức lao động của trẻ em )
* GV tổ chức trò chơi “chúng em biết 3”: Em hãy nêu 3 việc làm thể hiện trách nhiệm của công dân về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
 * HS trình chiếu bài thuyết trình: Trách nhiệm của CD – HS đối với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
=> GV nhắc nhở các em phải tuyên truyền vận động gia đình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân 
 3. Chính sách của Nhà nước về lao động:
- Khuyến khích: tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh -> giải quyết việc làm cho người lao động.
 -Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề, học nghề được khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ.
 4. Quy định của pháp luật lao động đối với người chưa thành niên:
-Cấm nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc.
-Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
- Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội.
- Nội dung: Liên hệ thực tế tình hình địa phương
- Sản phẩm: HS trả lời đúng các câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Bài tập 1: Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao?
1.Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì.
2.Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình.
3. Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất.
4. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.
Bài tập 2:
Hành vi vi phạm 
Người lao động
Người sử dụng lao động
Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp.
Không trả công cho người thử việc.
Tự ý bỏ việc không báo trước.
Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động như cam kết.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học của bài.
- Nội dung: Những việc làm của bản thân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
 - Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ cho HS (theo nhóm về nhà làm trong 1 tuần): sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về những việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (ở địa phương em, trong cả nước)
Bước 1. Sưu tầm tranh 
- Quy định về sản phẩm : tranh vẽ, pano, báo ảnh...
Bước 2. Tổ chức triển lãm tranh : 
– Thực hiện trên lớp sau một tuần chuẩn bị (trưng bày sản phẩm cũng như chia sẻ kết quả tại lớp học).
– Các nhóm cử người thuyết trình cho tranh, ảnh của nhóm mình.
– Đại biểu khách mời, học sinh các nhóm khác bình tranh và bầu chọn tranh.
* GV giao nhiệm vụ HS (cá nhân) thể hiện mong muốn của mình về một lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai bằng một bài viết (Khoảng 10 đến 15 dòng). 
 GV khuyến khích HS tự giác hoàn thành các nhiệm vụ trong hoạt động này với sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, tham khảo bạn bè...
- Học bài, làm bài tập còn lại trong SGK.
- Xem lại các bài đã học để tiết sau ôn tập giữa kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_2324_quyen_va_nghia_vu.docx