Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15 đến 22 - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15 đến 22 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kến thưc đã học trong học kì I, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng

- HS có phương pháp làm các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống.

3. Thái độ:

 - Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

 - Bảng phụ, phiếu học tập.

 - Một số bài tập trắc nghiệm.

2. Học sinh

 - Học thuộc bài cũ.

 - Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH

 - Đàm thoại, Gợi mở, nêu vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ:

1. Lý tưởng sống là gì? ý nghĩa của Lý tưởng sống?

2. Em hãy nêu lí tưởng sống của thanh niên ngày nay?

 HS: trả lời theo nội dung bài học.

 GV: Nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Từ đầu năm đến giờ, thầy trò ta đã học được 10 bài bới những phẩm chất đạo đức cần thiết trong cuộc sống của mối con người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.

b. Triển khai bài mới

 

doc 24 trang maihoap55 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 15 đến 22 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 15 	Ngày soạn: 16/12/2020 ÔN TẬP HỌC KÌ
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức
	- Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kến thưc đã học trong học kì I, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng
- HS có phương pháp làm các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. 
3. Thái độ:
	- Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 	- Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh
	- Học thuộc bài cũ.
 - Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH
	- Đàm thoại, Gợi mở, nêu vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Lý tưởng sống là gì? ý nghĩa của Lý tưởng sống?
2. Em hãy nêu lí tưởng sống của thanh niên ngày nay?
 HS: trả lời theo nội dung bài học.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Từ đầu năm đến giờ, thầy trò ta đã học được 10 bài bới những phẩm chất đạo đức cần thiết trong cuộc sống của mối con người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1. Hướng dẫn ôn tập lí thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV: Đặt các câu hỏi 
1. Chí cong vô tư là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện của phẩm chất này? Em hãy sưu tầm 1 số câu tục ngữ, ca dao về chí công vô tư?
 - Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
 - Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
 - Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
2. Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ? Cách rèn luyện tính tự chủ?
3: Dân chủ kỉ luật là gì? Nêu ý nghĩa và cách thực hiện? Em hãy nêu 1 số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về dân chủ và kỉ luật?
- Muốn tròn phải có khuôn
- Muốn vuông phải có thước
- Quân pháp bất vị thân
- Nhập gia tùy tục.
- Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
4. Thế nào là hòa bình? Biểu hiện của BVHB? Vì sao phải BVHB?
5. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
6. Hợp tác là gì? Vì sao cần phải có sự hợp tác giữa các nước? Nêu nguyên tắc hợp tác cuả Đảng và nhà nước ta? Đối với HS cần phải làm gì để rèn lyện tinh thần hợp tác? Nêu 1 số thành quả hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới?
- Cầu Mĩ Thuận
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Cầu Thăng Long.
- Khai thác dầu ở Vũng Tàu.
- Sân vận động Mễ Đình .
7. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Hãy nêu một số truyền thoonhs tốt đẹp của dân tộc VN?
8. Thế nào là năng động sáng tạo? Nêu biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện phẩm chất này?
? Nêu những câu tục ngữ ca dao danh ngôn nói về phẩm chất năng động sáng tạo
- Cái khó ló cái khôn
- Học một biết mười
- Miệng nói tay làm
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Non cao cũng có đường rèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũg có lối đi.
- Đừng phá cửa, có thể mở nó nhẹ nhàngbằng chìa khóa.
9. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Ý nghĩa?
10. Thế nào là lí tưởng sống? ý nghĩa?
I. Lí thuyết
Bài 1: 
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị.
- ý nghĩa: Góp phần làm cho dất nước thêmgiàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
- Cách rèn luyện: Cần ủng hộ 
Bài 2: 
- Tự chủ là làm chủ bản thân. 
- Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
*/Ý nghĩa của tính tự chủ:
- Tự chủ là một đức tính quí giá.
- Nhờ có tính tự chủ con người biết sống đúng đắn và biết ứng xử có đạo đức, có văn hoá.
- Tính tự chủ giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách, cám dỗ.
*/ Rèn luyện
- Suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
- Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ lời nói, hành động việc làm của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa Bài 3: 
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc cuả mình, của tập thể và xã hội 
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc 1 tổ cức xã hội.
*/ Mối quan hệ:
- Dân chủ là để mọi người phát huy sự đóng góp .
- Kỉ luậtt là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện 
*/ ý nghĩa: Tạo ra sự thốnhnhất cao về nhận thức ý chí .
*/ Cách thực hiện: mọi người cần tự giác chấp hành tốt dân chủ và kỉ luật 
Bài 4:
- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa người với người.
- Là khát vọng của toàn nhân loại.
*/ Biểu hiện của bảo vệ hoà bình.
- Là giữ gìn cuộc sống bình yên.
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn. 
- Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
*/Vì sao phải bảo vệ hoà bình?
- Vì hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc bình yên cho con người còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, gia đình ly tán.
- Ngày nay các ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi
- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại
Bài 5
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Bài 6: 
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau 
- Những vấn đề có tính toàn cầu là: Môi trường dân số ..
*/ Nguyên tắc hợp tác
- Tôn trong độc lập chủ quyền 
- Bình đẳng cùng có lợi 
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế
- Phản đói mọi âm mưu gây sức ép cường quyền..
Bài 7
Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, lối sống, cách ứng xử..) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
*/ Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Yêu nước, bất khuất chông giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo .
Bài 8: 
- Năng động là tích cực chủ động dám nghĩ dám làm
- Sáng tạo là say mê nghiê cứu tìm tòi 
- Biểu hện: Luôn say mê tìm tòi phát hiện, linh hoạt sử lí các tình huống.
- ý nghĩa: là phẩm chất cần thiết của người lao động 
Bài 9
Làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong 1 thời gian nhất định.
*/ Ý nghĩa:
- Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xấ hội.
Bài 10
- Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
*/ Ý Nghĩa:
- Người sống có lí tưởng luôn được mọi người tôn trọng
Hoạt động 2: Bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
II. Bài tập
HS trình bày suy nghĩ
3. Củng cố:
- Em hãy nêu 1 số việc làm thể hiện Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên? Vì sao?
- Nêu nguyên tắc hợp tác cuả Đảng và nhà nước ta? đối với HS cần phải làm gì để rèn lyện tinh thần hợp tác?
4. Dặn dò:
 	- Về nhà học bài , làm bài tập.
 	- Chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
V. RÚT KINH NHIỆM
 ..
Tiết: 16 	Ngày soạn: 23/12/2020
	 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp HS có dịp ôn và nhớ lại các kiến thức đã học.
- Kiểm tra sự nhận thức và tiếp thu bài học của HS ở trên lớp, qua đó kết hợp với bài khảo sát đánh giá thực lực học tập của HS
2. Kỹ năng
- HS có kĩ năng làm một bài kiểm tra môn giáo dục công dân, nhất là phần đạo dức và hiểu biết các vấn đề xã hội.
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác, có ý thức làm bài trung thực
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn đề thi học kì
- Soạn câu hỏi , viết đáp án, biểu điểm.
- Bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra.
2. Học sinh: 	
- Ôn tập tất cả các bài từ đầu năm.
- Chuẩn bị giấy bút kiểm tra.
III. PHƯƠNG PHÁP& KTDH
	Tự luận và trắc nghiệm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
ĐỀ RA
A. Phần trắc nghiệm (1 điểm): 
I. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (1 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?
Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.
Sống đơn độc, khép kín.
Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.
Không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Câu 2. Hòa bình là gì?
A. Là luôn quan tâm đến vấn đề trong nước và trên thế giới.
B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.
C. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc.
D. Là giải quyết công việc theo lẽ phải.
Câu 3. Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 A. Thờ cúng tổ tiên.
C. Đi thăm các khu di tích lịch sử.
 B. Tham gia các lễ hội truyền thống.
D. Hay đi xem bói.
Câu 4. Tự chủ là:
A. Làm chủ tình cảm. 	C. Làm chủ suy nghĩ
B. Làm chủ bản thân. 	D. Làm chủ hành vi.
II. Sử dụng các từ cho sẵn để hoàn chỉnh câu trả lời về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia (1 điểm)
Căng thẳng, hợp tác, mâu thuẫn, chiến tranh, phát triển.
Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội, điều kiện để các nước (a)...............(b)................ về mọi mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây (c)..........., (d)..............dẫn đến nguy cơ (e).....................
B. Phần tự luận (8 điểm)
 Câu 1. Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì? (3 điểm)
Câu 2. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? (1 điểm)
Câu 3. Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết? Nêu một số thành quả về sự hợp tác của địa phương hay của Việt Nam với các nước mà em biết? (1 điểm)
Câu 4. Khi học xong bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bạn Hoa cho rằng: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa”. 
 Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không? Vì sao? Ý kiến của em thế nào? (3 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
I. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (1 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
C
D
B
Thang điểm
0,25
0,25
0,25
0.25
II. Sử dụng các từ cho sẵn để hoàn chỉnh câu trả lời về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia (1 điểm)
Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống theo thứ tự sau:
- (a): hợp tác; (b): phát triển; (c): mâu thuẫn; (d): căng thẳng; (e): chiến tranh.
- Mỗi từ điền đúng 0,2 điểm
B. Phần tự luận:(8,0điểm)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
3,0
- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. 
1,0
- Phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì:
 Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỹ tích vẻ vang.
1,0
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc.
0,5
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp; rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chăm chỉ, vượt khó .
0,5
2
Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ?
1,0
 - Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc.
0,5
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
- HS lấy được ví dụ..
0.5
3
Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết? Nêu một số thành quả về sự hợp tác của địa phương hay của Việt Nam với các nước mà em biết?
1 
- Hiện nay trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, bức xúc có tính toàn cầu đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, ... mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được thì hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu. 
0.5
- Nêu được ít nhất 3 thành quả của sự hợp tác. Ví dụ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu-ba, ...
0.5
4
Khi học bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bạn Hoa cho rằng: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ”.
 Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không? Vì sao? Ý kiến của em thế nào?
3,0
HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản nêu được:
- Không đồng ý với ý kiến của Hoa. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc vì: 
0,5
+ Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống lâu đời, tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống : Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật . 
1.0
+Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc 
1.0
+ Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Mỗi quốc gia dân tộc dù phát triển đến trình độ nào cũng phái có bản sắc riêng, bản sắc đựơc tạo nên từ truyền thống văn hoá tốt đẹp.
+ Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. 
0,5
3. Củng cố:
 - GV nhắc nhở HS viết tên lớp.
 - Đọc soát lại bài.
 - Thu bài đúng giờ.
V. Dặn dò
 - Xem lại bài kiểm tra trên lớp.
 - Về nhà đọc trớc bài mới.
V. RÚT KINH NHIỆM
 ..
Tiết: 17 	Ngày soạn: 23/12/2020 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức	
- Giúp HS nắm vững khắc sâ ác kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
- Giúp các em nắm được 1 số biển bá hiệu an toàn giao thông quan trọng
2. Kỹ năng
	- Tìm hiểu thực trạng giao thông và luật giao thông để vận dụng vào thực tế
3. Thái độ
	- Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
- Các bức tranh về tai nạn giao thông
- Một số biến báo hiệu giao thông
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh
- Học thuộc bài cũ.
- Chuẩn bị trước bài ngoại khóa.
III. PHƯƠNG PHÁP &KTDH
	Đàm thoại, gợi mở, tình huống, 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ
	Không kiểm tra
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Giới thiệu bài.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin của tình hình tai nạn giao thông hiện nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hện nay...
? Qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
? Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra?
? Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? 
HS: .
I. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương.
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mức độ báo động.
- Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ.
- Do rơm rạ phơi trên đường nên xê ô tô đã trật bánh lan xuống vệ đường làm chết hai hành khách.
- Xe đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm vào .
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là những nguyên nhân chính dẫ đến các vụ tai nạn giao thông?
HS:. – Do sự thiếu hiểu biết ý thức kém của người tham gia giao thông như:đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường 
II. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tam gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
- Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
3. Củng cố
- Tình hình tai nạn giao thông hiện nay
- Nguyên nhân dẫn đến TNGT
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Đọc trước nội dung bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 18 	Ngày soạn: 23/12/2020 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức	
- Giúp HS nắm vững khắc sâ ác kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
- Giúp các em nắm được 1 số biển bá hiệu an toàn giao thông quan trọng
2. Kỹ năng
	- Tìm hiểu thực trạng giao thông và luật giao thông để vận dụng vào thực tế
3. Thái độ
	- Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
- Các bức tranh về tai nạn giao thông
- Một số biến báo hiệu giao thông
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh
- Học thuộc bài cũ.
- Chuẩn bị trước bài ngoại khóa.
III. PHƯƠNG PHÁP &KTDH
	Đàm thoại, gợi mở, tình huống, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ
	Không kiểm tra
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài (tiếp theo)
Hoạt động 3: Các biện pháp giảm thiểu TNGT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
HS thảo luận và trình bày 
III. Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
Hoạt động 4: Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV: Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 5 loại biển lẫn lộn.
Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo.
- Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình.
GV: giới thiệu khái quát ý nghĩa?
IV. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
- Biển hiệu lạnh
- Biển báo tạm thời
3. Củng cố
- GV: đưa ra tình huống::
	Phạm văn T 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bạn bè rủ rê lôi kéo nên đã tham gia đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
	? Việc T than gia đua xe cóvi phạm luật giao thông hay không? xe có bị thu giữ hay kho?
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét cho điểm
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài , làm bài tập.
- Đọc trước nội dung bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 19	 Ngày soạn: 06/01/2020 BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS cần hiểu hôn nhân là gì? 
- Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. 
- Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.
- Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình.
3. Thái độ
- Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.
- ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH
	Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay? Em học tập được gì ở họ?
2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
	Ngày 1/10 ở Sơn La đã xảy ra 1 vụ tử vong, nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép co tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ, cô đã tự sát vì ko muốn lập gia đình sớm, đồng thời cô đã viết thư để lại cho gia đình trước khi tự vẫn, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định tương lai của cô.
 Theo các em cái chết đó trách nhiệm thuộc về ai ?
b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thông tin của phần đặt vấn đề
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Tổ chức cho HS thảo luận.
HS: chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ.
GV: cho HS đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề.
1. Những sai lầm của T, M và H trong hai câu truyện trên?
HS: thảo luận
? Hậu quả của việc là sai lầm của MT?
Hậu quả: T làm việc vất vả, buồn phiền vì chồng nên gầy yếu.
- K bỏ nhà đi chơi ko quan tâm đến vợ con.
2. Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhâ trong các trường hợp trên?
HS: trả lời .
? Hậu qủa việc làm sai lầm của M-T?
* Hậu quả: 
* Hậu quả: M sinh con và vất vả đến kiệt sức để nuôi con.
- Cha mẹ M hắt hủi, hàng xóm, bạn bè chê cười 
3. Em thấy cần rút ra bài học gì?
HS: thảo luận trả lời 
HS : Cử đại diện trình bày.
GV: kết luận phần thảo luận.
- ở lớp 8 các em đã học bài “quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình”
- Lớp 9 đã trang bị cho các em những quan niệm, cách ứng xử đúng đắn trước vấn đề tình yêu và HN đang đặt ra trước các em.
Hoạt động 3:
Thảo luận quan niêm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.
HS: cả lớp trao đổi.
1. Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính? Nó dựa trên cơ sở gì?
2. Những sai trái thường gặp trong tình yêu?
- Thô lỗ, cẩu thả trong tình yêu.
- Vụ lợi, ích kỉ.
- Yêu quá sớm.
- Nhầm tình vbạn vời tình yêu.
3. Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào?
4. Thế nào là hôn nhân trấi pháp luật?
GV: Kết luận: định hướng cho HS ở tuổi THCS về tình yêu và hôn nhân.
I. Đặt vấn đề:
- T học hết lớp 10 đã kết hôn.
- Bố mẹ T ham giầu ép T lấy chồng mà ko có tình yêu.
- Chồng T là 1 thanh niên lười biếng, ham chơi, rượu chè.
- M là cô gái đảm đang hay làm
- H là chàng trai thợ mộc yêu M.
- Vì nể sợ người yêu giận, M quan hê và có thai.
- H giao động trốn tránh trách nhiệm.
- Giai đình H phản đối ko chấp nhận M
* Bài học cho bản thân:
- Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS.
- Ko yêu lấy chồng quá sớm.
- Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật quy định.
1. Cơ sở của tình yêu chân chính:
- Là sự quyến luyếncủa hai người khác giới.
- Sự đồng cảm giữa hai người.
- Quan tâm sâu sắc, chân thành tin cậy, tôn trọng lẫn nhau.
- Vị tha nhân ái, thủy chung.
- Là hôn nhân trên cơ sở của tình yêu chân chính.
- Vì tiền, dục vọng, bị ép buộc tình dục
3. Củng cố: 
 GV: nhắc lại nội dung các vấn đề đã tìm hiểu
	HS liên hệ thực tế vấn đề ở gia điình, địa phương
4. Dặn dò
 	- Về nhà học bài, làm bài tập.
 	- Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tiết: 20	 Ngày soạn: 13/01/2020 BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS cần hiểu hôn nhân là gì? 
- Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. 
- Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.
- Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình.
3. Thái độ
- Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.
- ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP&KTDH
	Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Không kiểm tra
2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài mới
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Tổ chức cho HS thảo luận.
HS: thảo luận các câu hỏi sau:
? Hôn nhân là gì?
HS: trả lời
GV: giải thích từ liên kết đặc biệt
GV: nhắc lại thế nào là tình yêu chân chính.
HS: phát biểu theo nội dung bài học:
- Là sự quyếnmluyến của hai người khác giới
- Sự đồng cảm giữa hai người.
- Quan tâm sâu sắc chân thành.
- Vị tha nhân ái, chung thủy .
GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 2.
? Em hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản cvủa hôn nhân nước ta?
GV: Đọc một số điều khoản trong sổ tay hiến pháp 1992.
GV: đưa ra tình huống gia đình ép gả hôn nhân khi con cái ko đồng ý.
HS: thảo luận.
? Vậy quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào?
GV: Quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu của kế họch hóa gia đình, nhà nước ta khuyến khích nam 26, nữ 24 mới kết hôn
? Nhà nước cấm kết hôn trong các trường hợp nào?
HS: trả lời 
GV: Kết hợp giải thích: cùng dòng máu, trực hệ, quan hệ 3 đời 
GV: Yêu cầu HS đọc khoản 12,13 điều 8 trong SGK.
? Vậy trách nhiệm của thanh niên HS chúng ta trong hôn nhân như thế nào?
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm hôn nhân: 
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng 1 gia đình hòa thuận hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
2. Những quy định của pháp luật nước ta.
a. Những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân ko phân biệt dân tộc tôn giáo, biên giới và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ.
b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên
- Kết hôn tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn trong các trường hợp: người đang có vợ hoặc chồng; mất năng lực hành vi dân sự; cùng dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố mẹ kế với con riêng; giữa những người cùng giới tính 
- Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
3. Trách nhiệm của thanh niên HS:
Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, ko vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập 1 SGK 
HS: làm việc cá nhân.
 Cả lớp trao 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_15_den_22_nam_hoc_2020.doc