Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

CHƯƠNG III. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

§1.GÓC Ở TÂM . SỐ ĐO CUNG

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 a) Kiến thức:

 - Học sinh nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.

- Thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc cung nửa đường tròn. HS biết suy ra số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn hoặc bằng 3600)

- Biết so sánh hai cung trên một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau căn cứ vào số đo (độ) của chúng .

- Hiểu và vận dụng đ¬ược định lý về “cộng số đo hai cung”

- Biết phân chia trư¬ờng hợp để tiến hành chứng minh, biết khẳng định tính đúng đắn của một mệnh đề khái quát bằng một chứng minh và bác bỏ một mệnh đề khái quát bằng một phản ví dụ .

 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đo góc, vẽ hình, nhận biết khái niệm

 c)Thái độ: Học sinh vẽ, đo cẩn thận và suy luận hợp lô gíc.

 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.

II. Chuẩn bị:

1.GV: Thước, compa, thước đo độ, bảng phụ;

2.HS: Thước, compa, thước đo độ.

III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: ( phút)

 HS: Nêu cách dùng thư¬ớc đo góc để xác định số đo của một góc. Lấy ví dụ minh hoạ.

 

doc 5 trang Hoàng Giang 2950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21 	 	 Ngày soạn: 15/01/2021
Tiết: 37, 38	
CHƯƠNG III. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN
§1.GÓC Ở TÂM . SỐ ĐO CUNG 
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	a) Kiến thức: 
 - Học sinh nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn. 
- Thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc cung nửa đường tròn. HS biết suy ra số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn hoặc bằng 3600) 
- Biết so sánh hai cung trên một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau căn cứ vào số đo (độ) của chúng .
- Hiểu và vận dụng được định lý về “cộng số đo hai cung”
- Biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh, biết khẳng định tính đúng đắn của một mệnh đề khái quát bằng một chứng minh và bác bỏ một mệnh đề khái quát bằng một phản ví dụ . 
 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đo góc, vẽ hình, nhận biết khái niệm
 c)Thái độ: Học sinh vẽ, đo cẩn thận và suy luận hợp lô gíc.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.	
II. Chuẩn bị:
1.GV: Thước, compa, thước đo độ, bảng phụ;
2.HS: Thước, compa, thước đo độ.
III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:	
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: ( phút)	
	HS: Nêu cách dùng thước đo góc để xác định số đo của một góc. Lấy ví dụ minh hoạ.	3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Đặt vấn đề: ( phút)
 a) Mục đích: Tạo hứng thú cho HS học chương mới.
b) Cách thức tổ chức:
GV: Giới thiệu sơ lược nội dung kiến thức trọng tâm của chương III.
HS nghe và tiếp nhận thông tin.
c) Sản phẩm:
d) Kết luận:
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức cho học sinh: ( phút)
* Kiến thức 1: Góc ở tâm ( phút)
a) Mục đích: HS biết được khái niệm về góc ở tâm.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV treo bảng phụ vẽ hình 1(sgk ) yêu cầu HS nêu nhận xét về mối quan hệ của góc AOB với đường tròn (O) . 
- Đỉnh của góc và tâm đường tròn có đặc điểm gì ? 
- Hãy phát biểu thành định nghĩa 
- GV cho HS phát biểu định nghĩa sau đó đưa ra các kí hiệu và chú ý cách viết cho HS . 
- Quan sát hình vẽ trên hãy cho biết . 
+ Góc AOB là góc gì ? vì sao ? 
+ Góc AOB chia đường tròn thành mấy cung ? kí hiệu như thế nào ? 
+ Cung bị chắn là cung nào ? nếu góc a = 1800 thì cung bị chắn lúc đó là gì ?
Định nghĩa: ( sgk/66 ) 
- là góc ở tâm (đỉnh O của góc trùng với tâm O của đường tròn) 
m
n
- Cung AB kí hiệu là: . Để phân biệt hai cung có chung mút kí hiệu hai cung là: ; 
- Cung là cung nhỏ ; cung là cung lớn . 
- Với a = 1800 mỗi cung là một nửa đường tròn . 
- Cung là cung bị chắn bởi góc AOB , 
 - Góc chắn cung nhỏ , 
- Góc chắn nửa đường tròn .
* Kiến thức 2.Số đo cung ( phút)
a) Mục đích: HS biết số đo cung.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- Giáo viên yêu cầu HS đọc nội dung định nghĩa số đo cung 
- Hãy dùng thước đo góc đo xem góc ở tâm AOB có số đo là bao nhiêu độ ? 
- Hãy cho biết cung nhỏ AmB có số đo là bao nhiêu độ ? => sđ = ?
- Lấy ví dụ minh hoạ sau đó tìm số đo của cung lớn AnB .
- GV giới thiệu chú ý /SGK
Định nghĩa: (Sgk) 
Số đo của cung AB: Kí hiệu sđ
Ví dụ: sđ = 1000 
 sđ = 3600 - sđ
Chú ý: (Sgk) 
+) Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 1800
+) Cung lớn có số đo lớn hơn 1800
+) Khi 2 mút của cung trùng nhau thì ta có “cung không” với số đo 00 và cung cả đường tròn có số đo 3600 
* Kiến thức 3: So sánh hai cung ( phút)
a) Mục đích: HS biết so sánh hai cung
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV đặt vấn đề về việc so sánh hai cung chỉ xảy ra khi chúng cùng trong một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau .
- Hai cung bằng nhau khi nào ? Khi đó sđ của chúng có bằng nhau không ? 
- Hai cung có số đo bằng nhau liệu có bằng nhau không ? lấy ví dụ chứng tỏ kết luận trên là sai .
+) GV vẽ hình và nêu các phản ví dụ để học sinh hiểu được qua hình vẽ minh hoạ.
- GV yêu cầu HS nhận xét rút ra kết luận sau đó vẽ hình minh hoạ
+) Hai cung bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau .
+) Trong hai cung cung nào có số đo lớn hơn thì được gọi là cung lớn hơn . 
+) nếu sđ sđ 
+) nếu sđ sđ 
* Kiến thức 4 . Khi nào thì ( phút)
a) Mục đích: HS khi nào thì .
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- Hãy vẽ 1 đường tròn và 1 cung AB, lấy một điểm C nằm trên cung AB ? Có nhận xét gì về số đo của các cung AB , AC và CB . 
- Khi điểm C nằm trên cung nhỏ AB hãy chứng minh yêu cầu của ( sgk) 
- HS làm theo gợi ý của sgk . 
+) GV cho HS chứng minh sau đó lên bảng trình bày . 
- GV nhận xét và chốt lại vấn đề cho cả hai trường hợp . 
- Tương tự hãy nêu cách chứng minh trường hợp điểm C thuộc cung lớn AB . 
- Hãy phát biểu tính chất trên thành định lý .
 GV gọi học sinh phát biểu lại nội dung định lí sau đó chốt lại cách ghi nhớ cho học sinh.
Cho điểm C Î và chia thành 2 cung ; 
Định lí: 
Nếu C Î sđ = sđ+ sđ
Khi C thuộc cung nhỏ AB 
ta có tia OC nằm giữa 2 tia 
OA và OB 
 theo công thức 
cộng số đo góc ta có : 
b) Khi C thuộc cung lớn AB
* Hoạt động 3: Luyện tập ( phút)
 * Kiến thức 1. Bài tập 4 (SGK/69) ( phút)
a) Mục đích: HS tính được số đo cung, số đo cung lớn trong một đường tròn.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV nêu bài tập 4 và yêu cầu học sinh đọc đề bài, vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận của bài toán. 
- Bài toán cho gì ? yêu cầu gì ? 
- D AOT có gì đặc biệt ta có số đo của góc là bao nhiêu ? 
 số đo của cung nhỏ AB là bao nhiêu ?
Vậy số đo của cung lớn AB là bao nhiêu ?
 Giải :
Theo hình vẽ ta có : 
OA = OT và OA ^ OT 
 D AOT là tam giác vuông cân tại A 
Vì là góc ở tâm của (O) 
 sđ 
 sđ 
Bài tập 5 (SGK/69) ( phút)
a) Mục đích: HS tính được số đo góc ở tâm, số đo cung của đường tròn.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV ra bài tập 5, gọi HS đọc đề bài, vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán
- Bài toán cho gì ? yêu cầu gì ? 
- Có nhận xét gì về tứ giác AMBO tổng số đo hai góc và là bao nhiêu góc = ? 
- Hãy tính góc theo gợi ý trên - HS lên bảng trình bày , GV nhận xét và chữa bài .
- Góc là góc ở đâu ? 
 có số đo bằng số đo của cung nào ? ()
- Số đo cung lớn được tính như thế nào ?
m
n
Giải:
a) Theo gt có MA, MB là các tiếp tuyến của (O)
 MA ^ OA ; MB ^ OB 
 Tứ giác AMBO có : 
Vì là góc ở tâm của (O) 
 sđ 
 sđ 
Bài tập 6 (SGK/69) ( phút)
a) Mục đích: HS vận dụng các tính chất đã học tính được số đo các góc.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- GV ra tiếp bài tập 6 ( sgk - 69) gọi HS vẽ hình và ghi GT , KL ? 
- Theo em để tính góc AOB , số đo cung AB ta dựa vào điều gì ? Hãy nêu phương hướng giải bài toán . 
- DABC đều nội tiếp trong đường tròn (O) OA , OB , OC có gì đặc biệt ? 
- Tính góc và rồi suy ra góc . 
- Làm tương tự với những góc còn lại ta có điều gì ? Vậy góc tạo bởi hai bán kính có số đo là bao nhiêu ? 
- Hãy suy ra số đo của cung bị chắn .
Giải:
a) Theo gt ta có
 D ABC đều 
nội tiếp trong (O) 
 OA = OB = OC 
AB = AC = BC 
 D OAB = D OAC = D OBC 
Do D ABC đều nội tiếp trong (O) OA , OB , OC là các đường phân giác của các góc A , B , C . 
Mà 
b) Theo định nghĩa số đo của cung tròn ta suy ra : 
sđ = sđ= sđ = 1200 
sđ = sđ= sđ = 2400
* Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng: ( phút)
a) Mục đích: HS vận dụng các kiến thức đã học so sánh được số đo hai cung trong một đường tròn.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- Nêu định nghĩa góc ở tâm và số đo của cung . 
- Nếu điểm C Î ta có công thức nào ? 
- Giải bài tập 7 (Sgk - 69) - hình 8 (Sgk) 
*) Bài tập 7/SGK
+ Số đo của các cung AM, BN, CP, DQ bằng nhau. 
+ Các cung nhỏ bằng nhau là : 
+ Cung lớn = cung lớn PBNC; cung lớn = cung lớn 
- GV nêu nội dung bài tập 1 (Sgk – 68) và hình vẽ minh hoạ và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời miệng để của củng cố định nghĩa số đo của góc ở tâm và cách tính góc.
 a) 900 	 b) 1800 	 c) 1500 	 d) 00 	 e) 2700 	
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( phút)
 a) Mục đích: HS học và làm bài tốt bài về nhà và chuẩn bị được nội dung tiếp theo.
 b) Cách thức tổ chức:
 - Học thuộc các khái niệm , định nghĩa , định lý . 
 - Xem lại các bài tập đã chữa . 
- Làm tiếp bài tập 8, 9 (Sgk - 69 , 70) 
Gợi ý:
- Bài tập 8 ( Dựa theo định nghĩa so sánh hai cung ) 
- Bài tập 9 ( áp dụng công thức cộng cung )
c) Sản phẩm của HS:
d) Kết luận:
IV. Kiểm tra đánh giá:
- Khi nào thì ?
- GV đánh giá tiết học.
V. Rút kinh nghiệm:
Nhận xét
Trạch A,ngày tháng năm 2021
Duyệt của Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_9_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc