Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 23: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 23: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

-Hiểu được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn qua các hệ thức tương ứng (dR, d =R) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra.

-Hiểu khái niệm tiếp tuyến của đường tròn.

- Biết vận dụng các kiến thức trong bài toán để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

-Kiến thức: Hiểu được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn và các hệ thức tương ứng ứng (d < R, d > R, d = R, .) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra.

Hiểu khái niệm tiếp tuyến của đường tròn.

-Kĩ năng: Biết cách vẽ đường thẳng và đường tròn, đường tròn với đường tròn khi số điểm chung của chúng là 0, 1, 2.

Biết được khi nào một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Thước thẳng, êke, compa.

- HS: dụng cụ học tập

 

doc 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 23: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Hình học	 	 Lớp dạy: 9a2 9a3
Tên bài giảng:	§4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Giáo án số: 1	 Tiết PPCT: 23
Số tiết giảng: 2
Ngày dạy: ./ ./ 
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Hiểu được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn qua các hệ thức tương ứng (d R, d =R) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra.
-Hiểu khái niệm tiếp tuyến của đường tròn.
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài toán để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
- Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
-Kiến thức: 	Hiểu được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn và các hệ thức tương ứng ứng (d R, d = R, .) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra.
Hiểu khái niệm tiếp tuyến của đường tròn.
-Kĩ năng: 	Biết cách vẽ đường thẳng và đường tròn, đường tròn với đường tròn khi số điểm chung của chúng là 0, 1, 2.
Biết được khi nào một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Thước thẳng, êke, compa.
- HS: dụng cụ học tập
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Khởi động: 2’
GV: vị trí của mặt trời so với đường chân trời cho ta hình ảnh ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn 
 2 Hình thành kiến thức:
TG
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểuVị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau:
Khi đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung A và B ta bảo đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau. Đường thẳng a còn gọi là cát tuyến của đường tròn (O)
OH< R và HA=HB=
b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau.
Khi đường thẳng a chỉ có một điểm chung H với đường tròn (O). Ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) tiếp xúc với nhau. Đường thẳng a còn gọi là tiếp tuyến của đường tròn (O). Điểm C là tiếp điểm . 
H º C và OC ^ a và OH = R
Định lí:
Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
c) Đường thẳng và đường tròn không giao nhau.
-Khi đường thẳng a và đường trịn (O) không có điểm chung ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) không giao nhau
OH >R
Hãy nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng?
-Vậy nếu có một đường thẳng và một đường tròn, sẽ có mấy vị trí tương đối? Mỗi trường hợp có mấy điểm chung?
-Làm ?1:Vì sao đường thẳng và một đường tròn không thể có nhiều hơn hai điểm chung?
-Căn cứ vào số điểm chung của đường thẳng và đường tròn mà ta có các vị trí tương đối của chúng.
Gv: Đưa ra trường hợp: Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
-Nếu tăng độ lớn của OH thì ta có nhận xét gì về độ lớn của AB?
-Nếu tăng độ lớn của AB đến khi điểm H thì OH bằng bao nhiêu? Lúc đó đường thẳng a nằm ở vị trí như thế nào?
GV Chốt lại
-Đưa ra trường hợp đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau.
- đường thẳng a gọi là gì ? 
-Điểm chung duy nhất gọi là gì?
-Có nhận xét gì về: OC, OH và đường thẳng a?
-Dựa vào kết quả trên em nào phát biểu được dưới dạng định lí?
-Đưa ra trường hợp: đường thẳng và đường tròn không giao nhau.
-Đường thẳng a và đường tròn không có điểm chung, thì ta nói đường thẳng a và đường tròn đó như thế nào? 
-Có nhận xét gì về OH với bán kính?
HS Trả lời
Có 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
-Đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung.
-Đường thẳng và đường tròn có một điểm chung.
-Đường thẳng và đường tròn không có điểm chung nào.
HS Trả lời:
Nếu đường thẳng và đường tròn có 3 điểm chung trở lên thì đường tròn đi qua 3 điểm không thẳng hàng.
Vô lý 
HS Trả lời
-Đường thẳng a không qua tâm O có OH < OB hay OH < R
OHAB
=> AH=BH=
-Đường thẳng a đi qua O thì OH=0<R
cắt đường tròn tại hai điểm
Hs ghi bài
HS Trả lời
-tiếp tuyến của đường tròn
- tiếp điểm
OC
HS Phát biểu định lí
HS Trả lời
-Khi đường thẳng a và đường trịn (O) không có điểm chung ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) không giao nhau
HS Trả lời: OH >R.
20’
Hoạt động 2: 2.Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn
2.Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn
a) Ta có d =OH=3 cm và R = 5cm
Þ d< R Nên a cắt (O) tại B và C
b) Ta có OH ^ BC 
Þ HB = HC 
 (t/c đường kính và dây )
Áp dụng đinh lý Pytago vào DOHC: 
 =
Vậy BC = 2HC = 2.4 = 8cm
-Nếu ta đặt OH=d, thì ta có các kết luận nào? 
-Bằng phân tích GV hình thành bảng tóm tắt .
-Làm ?3
Cho đường thẳng a và một điểm O cách a 3 cm.Vẽ đường tròn tâm O bán kính 5cm 
a) Vị trí của đường thẳng a đối với đường tròn (O)? Giải thích?
b) Gọi B và C là giao điểm của đường thẳng a và đường tròn (O). Tính độ dài BC ?
GV Nhận xét
HS Đọc SGK
HS Ghi bảng tóm tắt
HS Đọc và vẽ hình
HS Trình bày
a) Ta có d = OH = 3 cm và R = 5cm
Þ d < R Nên a cắt (O) tại B và C
b) Ta có OH ^ BC 
Þ HB = HC 
 (t/c đường kính và dây )
Áp dụng đinh lý Pytago vào DOHC: 
 = 
Vậy BC = 2HC = 2.4 = 8cm
HS Nhận xét
4. Vận dụng/ Tìm tòi: 3’
- Tìm hiểu trong thực tế có những hình ảnh nào cho ta biết về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
ĐA: Bánh xe chạy trên mặt đường, Dùng thước đo đường kính của một vật dạng hình tròn
Đọc có thể em chưa biết trang 112 SGK.
Hướng dẫn HS làm bài tập 17, 18 trang 109/110 SGK. 
Ngày . tháng 11 năm 2018	 Ngày 23tháng 11 năm 2018
	 	PHT	 Giáo viên
 Nguyễn văn Hải Nguyễn Thị Du

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_23_vi_tri_tuong_doi_cua_duong_th.doc