Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 61: Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 61: Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Qua mô hình nhận biết được hình cầu.

- Nắm được khái niệm tâm, bán kính, đường kính, đường tròn lớn, mặt cầu. Biết được mặt cắt của hình cầu.

- Vận dụng các kiến thức về hình cầu.

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

- Kiến thức: - Qua mô hình nhận biết được hình cầu.

- Nắm được khái niệm tâm, bán kính, đường kính, đường tròn lớn, mặt cầu. Biết được mặt cắt của hình cầu.

- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức về hình cầu.

III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Thước, compa, mô hình.

- HS: dụng cụ học tập

B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Khởi động: 4’

GV: Hãy cho biết quả địa cầu hoặc quả bóng có dạng hình gì?

HS: Hình cầu

GV: Hình cầu có đặc điểm gì?

 

doc 4 trang Hoàng Giang 4110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 61: Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Hình học	 	 Lớp dạy: 9a2; 9a3
Tên bài giảng:	§3.Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu 
Giáo án số: 1	 Tiết PPCT: 61
Số tiết giảng: 2
Ngày dạy: ./ ./ 
A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Qua mô hình nhận biết được hình cầu.
- Nắm được khái niệm tâm, bán kính, đường kính, đường tròn lớn, mặt cầu. Biết được mặt cắt của hình cầu.
- Vận dụng các kiến thức về hình cầu.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
- Kiến thức: - Qua mô hình nhận biết được hình cầu.
- Nắm được khái niệm tâm, bán kính, đường kính, đường tròn lớn, mặt cầu. Biết được mặt cắt của hình cầu.
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức về hình cầu.
III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Thước, compa, mô hình.
- HS: dụng cụ học tập
B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY	
Khởi động: 4’
GV: Hãy cho biết quả địa cầu hoặc quả bóng có dạng hình gì?
HS: Hình cầu
GV: Hình cầu có đặc điểm gì?
Hình thành kiến thức: 
TG
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu HÌNH CẦU
15’
1. HÌNH CẦU
Khi quay nửa hình tròn tâm O bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu
+Nửa đtr khi quay tạo nên mặt cầu
+ O là tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu
-Gv: giới thiệu mô hình hình cầu
-Giới thiệu h.103
Khi quay nửa hình tròn tâm O bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì phát minh hình gì ?
Hs theo dõi
HS Trả lời
Khi quay nửa hình tròn tâm O bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu
+Nửa đtr khi quay tạo nên mặt cầu
+ O là tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu
Hs vẽ hình
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CẮT HÌNH CẦU BỞI MỘT MẶT PHẲNG
18’
2. CẮT HÌNH CẦU BỞI MỘT MẶT PHẲNG
Khi cắt hình cầu bán kính R bởi một mặt phẳng, ta được:
-đtr bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm hình cầu (gọi là đtr lớn)
-đtr bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm hình cầu
VD: 
Trái đất được xem là một hình cầu (h.104), đường tròn lớn là đường xích đạo
-Gv: giới thiệu
Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng thì phần mặt phẳng nằm trong hình đó (mặt cắt) là một hình tròn
-Điền vào ô trống sau khi quan sát hình 104 
Cắt một hình cầu bán kính R bởi một mp thì mặt cắt có dạng hình gì ?
-Cho hs xem VD 
Trái đất được xem là một hình cầu (h.104), đường tròn lớn là đường xích đo
HS đọc
HS Trả lời
Khi cắt hình cầu bán kính R bởi một mặt phẳng, ta được:
-đtr bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm hình cầu (gọi là đtr lớn)
-đtr bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm hình cầu
Hs xem VD
Vận dụng/ Tìm tòi: 8’
Tìm hiểu trong thực tế vật có dạng hình cầu
Học bài
Xem các công thức DTXQ, Thể tích của hình trụ, hình nón
Xem Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
- Hướng dẫn bài tập 30, 31 trang 125 SGK
C. RÚT KINH NGHIỆM
	Về nội dung, thời gian và phương pháp
Ngày . tháng 05 năm 2019	 Ngày 1 tháng 05 năm 2019
 Phó hiệu trưởng	 Giáo viên
 Nguyễn văn Hải Nguyễn Thị Du
HOẠT ĐỘNG 3: 3. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
10’
- Đường tròn lớn (đường xích đạo) chia địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam
- Mỗi đường tròn là giao của mặt cầu và mặt phẳng vuông góc với đường kính NB gọi là đường vĩ tuyến
- Các đường tròn lớn có đường kính NB gọi là đường kinh tuyến
- Tìm tọa độ điểm P trên bề mặt địa cầu
Kinh độ của P : số đo góc G’OP’
Vĩ độ của P : số đo góc G’OG
(G : giao điểm của vĩ tuyến qua P với kinh tuyến gốc; G’: giao điểm của kinh tuyến gốc với xích đạo; P’ : giao điểm của kinh tuyến qua P với xích đạo)
VD : Tọa độ địa lý của Hà Nội 
	105048’ đông
	20001’ bắc
Thế nào là đường tròn lớn ? Đường vĩ tuyến ? Đường kinh tuyến ?
VD : Tọa độ địa lý của Hà Nội 
	105048’ đông
	20001’ bắc
GV Nhận xét
 HS Quan sát hình vẽ và trả lời
- Đường tròn lớn (đường xích đạo) chia địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam
- Mỗi đường tròn là giao của mặt cầu và mặt phẳng vuông góc với đường kính NB gọi là đường vĩ tuyến
- Các đường tròn lớn có đường kính NB gọi là đường kinh tuyến
- Tìm tọa độ điểm P trên bề mặt địa cầu
Kinh độ của P : số đo góc G’OP’
Vĩ độ của P : số đo góc G’OG
(G : giao điểm của vĩ tuyến qua P với kinh tuyến gốc; G’: giao điểm của kinh tuyến gốc với xích đạo; P’ : giao điểm của kinh tuyến qua P với xích đạo)
VD : Tọa độ địa lý của Hà Nội 
	105048’ đông
	20001’ bắc
HS Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_61_hinh_cau_dien_tich_mat_cau_va.doc