Giáo án Hóa học - Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giáo án Hóa học - Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1. Đặt vấn đề (10 phút)

1. Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

2. Tổ chức hoạt động:

Chuẩn bị

- GV chia lớp thành 4 nhóm: 1 nhóm trưởng, 1 thư kí

- Mỗi nhóm được phát 1 bảng nhóm.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 1:GV trình chiếu câu hỏi: Hãy ghép thông tin cột A và cột B cho phù hợp.

Cột A Cột B

A. Muối ăn 1. Chất tinh khiết.

B. Cát 2. Hỗn hợp

C. Nước cất 3. Chất tan được trong nước.

D. Muối và cát 4. Chất không tan trong nước.

E. Dung dịch nước muối.

Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày kết quả lên bảng nhóm.

Bước 3:Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.

Bước 4: GV chiếu đáp án. Từ kết quả hoạt động nhóm, GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm liên quan đến kiến thức trên.

GV đặt vấn đề: Làm thế nào để tách riêng các chất từ các hỗn hợp trên?

3. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập: Đánh giá qua câu trả lời trên bảng nhóm.

Đáp án phần nối câu: A – 3; B – 4; C – 1; D – 2; E – 2

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số phương pháp tách chất và một số thí nghiệm (35 phút)

1. Mục tiêu:(1), (3)

2. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị

- GV chia lớp thành 4 nhóm: 1 nhóm trưởng, 1 thư kí

- Mỗi nhóm được phát 1 phiếu học tập.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP 1:

Câu 1: Quan sát và ghi phương pháp tách chất tương ứng với mỗi hình ảnh bên dưới.

 

doc 10 trang Hoàng Giang 31/05/2022 3840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học - Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Tách chất ra khỏi hỗn hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP (KHTN LỚP 6)
Nội dung: Bài 15+ bài 16
Thời lượng: 03 tiết
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi dạng 
SỐ THỨ TỰ 
hoặc 
MÃ HÓA YCCĐ
(STT)
MÃ HÓA
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên
Trình bày một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
(1)
1.[KHTN.1.2]
Tìm hiểu tự nhiên
Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. 
(2)
2.[KHTN.2.4]
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng các chất trong thực tiễn.
(3)
3.[KHTN.3.1]
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
(4)
4.[TC.1.1]
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Tăng cường sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong hoạt động nhóm.
(5)
5.[GTHT.1.1]
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực
Báo cáo trung thực kết quả của thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp
(6)
6.[TT.1]
Chăm chỉ
Chủ động lập kế hoạch thực hiện TN tách chất ra khỏi hỗn hợp
(7)
7.[CC.2]
Trách nhiệm
Có ý thức phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
(8)
8.[TN.4]
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị của học sinh
Đặt vấn đề 
Câu hỏi cho học sinh; Bảng nhóm
Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV 
Tìm hiểu một số phương pháp vật lý để tách riêng một số chất từ hỗn hợp
Phiếu học tập
Rubric đánh giá
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết để tách chất từ hỗn hợp:
- Phương pháp cô cạn 
- Phương pháp chưng cất
- Phương pháp lọc
- Phương pháp tách chiết
- Phương pháp từ tính
Tiến hành thí nghiệm để tách chất từ hỗn hợp
Dụng cụ thí nghiệm:
- Cốc thủy tinh loại 100 ml: 16 cái
- Chén sứ: 4 cái
- Đèn cồn: 4 cái
- Phễu chiết: 4 cái
- Giấy lọc: 4 tờ
- Phễu thủy tinh: 4 cái
- Đũa thủy tinh: 4 chiếc
Hóa chất:
- Muối ăn lẫn cát
- Dầu, nước
Rubric, thang đo đánh giá
Giấy A1 cho mỗi nhóm.
Xem lạicách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và tìm hiểu các thao tác tiến hành thí nghiệm.
Vận dụng
Các cầu nhiệm vụ cho HS.
Bảng kiểm đánh giá
Giấy A0 hoặc bảng nhóm.
Tranh ảnh, mô hình ứng dụng phương pháp tách chiết trong thực tiễn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt
động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng số thứ tự hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ)
Nội dung
dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương pháp đánh giá
Công cụ
đánh giá
Hoạt động 1. Khởi động (10 phút)
Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Những kiến thức liên quan đến dung dịch, hỗn hợp.
PP: dạy học giải quyết vấn đề
KTDH: động não – công não.
Hỏi đáp
Câu hỏi – đáp án.
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số phương pháp tách chất 
(35 phút)
(1), (3)
Cơ sở lý thuyết để tách chất từ hỗn hợp:
- Phương pháp cô cạn 
- Phương pháp chưng cất
- Phương pháp lọc
- Phương pháp tách chiết
- Phương pháp từ tính
PP: dạy học trực quan, dạy học hợp tác
KTDH: chia nhóm, động não – công não.
Sản phẩm học sinh (phiếu học tập)
Rubric
Hoạt động 3.
Tiến hành thí nghiệm để tách chất từ hỗn hợp (45 phút)
(2), (4), (6)
Tiến hành thí nghiệm tách chất bằng phương pháp cô cạn và phương pháp chiết
PP trực quan: sử dụng thí nghiệm trong dạy học.
KTDH: các mảnh ghép
Quan sát
Rubric, thang đo
Hoạt động 4. Vận dụng
Tìm hiểu mở rộng kiến thức thực tiễn.(45 phút)
(5)
Ứng dụng phương pháp tách chiết trong đời sống và sản xuất
PP:dạy học hợp tác
KTDH: chia nhóm, động não – công não.
Quan sát, sản phẩm học tập
Bảng kiểm
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. Đặt vấn đề (10 phút)
1. Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2. Tổ chức hoạt động:
Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 4 nhóm: 1 nhóm trưởng, 1 thư kí
- Mỗi nhóm được phát 1 bảng nhóm.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 1:GV trình chiếu câu hỏi: Hãy ghép thông tin cột A và cột B cho phù hợp.
Cột A
Cột B
A. Muối ăn
1. Chất tinh khiết.
B. Cát
2. Hỗn hợp 
C. Nước cất
3. Chất tan được trong nước.
D. Muối và cát
4. Chất không tan trong nước.
E. Dung dịch nước muối.
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày kết quả lên bảng nhóm.
Bước 3:Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.
Bước 4: GV chiếu đáp án. Từ kết quả hoạt động nhóm, GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm liên quan đến kiến thức trên. 
GV đặt vấn đề: Làm thế nào để tách riêng các chất từ các hỗn hợp trên? 
3. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập: Đánh giá qua câu trả lời trên bảng nhóm.
Đáp án phần nối câu: A – 3; B – 4; C – 1; D – 2; E – 2 
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số phương pháp tách chất và một số thí nghiệm (35 phút)
1. Mục tiêu:(1), (3)
2. Tổ chức hoạt động 
Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 4 nhóm: 1 nhóm trưởng, 1 thư kí
- Mỗi nhóm được phát 1 phiếu học tập.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 1:
Câu 1: Quan sát và ghi phương pháp tách chất tương ứng với mỗi hình ảnh bên dưới.
HÌNH ẢNH MINH HOẠCÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT
TÊN PHƯƠNG PHÁP
Câu 2:Mỗi phương pháp tách chất được sử dụng cho trường hợp nào?
Phương pháp tách chất
Ứng dụng
Câu 3: Nêu phương pháp tách chất phù hợp cho các hỗn hợp sau:
Hỗn hợp
Phương pháp tách chất
Muối và cát
Dầu ăn và nước
Bột sắt và bột nhôm
Rượu và nước
Dung dịch nước muối
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, tiến hành thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3:Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.
Bước 4: GV trao đổi và chốt kiến thức. 
3. Dự kiến sản phẩm học tập:
Câu 1: 
HÌNH ẢNH MINH HOẠCÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT
TÊN PHƯƠNG PHÁP
Chiết
Chưng cất
Cô cạn
Lọc
Từ tính
Câu 2: 
Phương pháp tách chất
Ứng dụng
Chiết
Tách chất lỏng này ra khỏi chất lỏng khác mà hai chất lỏng không bị hòa tan vào nhau
Chưng cất
Tách 2 chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau
Cô cạn
Tách chất lỏng (bay hơi) ra khỏi hỗn hợp với chất rắn (khó bay hơi)
Lọc
Tách các chất tan trong nước với chất không tan trong nước
Từ tính
Tách các chất có tính nhiễm từ
Câu 3: 
Hỗn hợp
Phương pháp tách chất
Muối và cát
 Lọc
Dầu ăn và nước
Chiết
Bột sắt và bột nhôm
Từ tính (nam châm)
Rượu và nước
Chưng cất
Dung dịch nước muối
Cô cạn
4. Dự kiến phương án đánh giá:GV thống nhất với lớp rubric đánh giá hoạt động 2.
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá và điểm
Điểm
Mức 1 (5đ)
Mức 2 (7đ)
Mức 3 (9đ)
Ghi được tên phương pháp táchchất theo hình
Ghi được 1 – 2 hình
Ghi được 3 - 4 hình
Ghi được 5 hình
Nêu được đặc điểm của các phương pháp tách chất
Nêu được 1 – 2 đặc điểm
Nêu được 3 - 4đặc điểm
Nêu được 5đặc điểm
Lựa chọn phương pháp tách phù hợp cho mỗi hỗn hợp
Đúng 1 – 2 hỗn hợp
Đúng3 - 4 hỗn hợp
Đúng5hỗn hợp
Tổng điểm
Hoạt động 3.Tiến hành thí nghiệm để tách chất từ hỗn hợp (45 phút)
1. Mục tiêu:(2), (4), (6), (7)
2. Tổ chức hoạt động 
Chuẩn bị
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm (dự kiến: 2 nhóm/ vấn đề: cô cạn, chiết), mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí.
Giấy A1 cho mỗi nhóm.
Các dụng cụ, thiết bị: phễu chiết, phễu lọc, giấy lọc, đèn cồn, ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
Hóa chất: muối và cát, hỗn hợp dầu ăn và nước.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 1:Tìm hiểu các dụng cụ tách chất cơ bản
Nhóm 1, 3: Tìm hiểu các dụng cụ, thiết bị cần thiếtđể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng 2 phương pháp: cô cạn 
Nhóm 2, 4: Tìm hiểu các dụng cụ, thiết bị cần thiết để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng 2 phương pháp: chiết.
Học sinh quan sát, tìm hiểu các dụng cụ (phễu chiết, cốc, đèn cồn, giấy lọc, đũa thủy tỉnh, muỗng) và cách sử dụng.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
Nhóm 1, 3: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối.
Nhóm 2, 4: Tách dầu ra khỏi hỗn hợp dầu và nước
Giáo viên hướng dẫn học sinh nội dung hoạt động trong nhóm, thiết kế tiến trình làm việc trong nhóm và các yêu cầu trình bày kết quả.
Bảng 1: Phân công nhiệm vụ và yêu cầu hình thức báo cáo kết quả: 
Nhiệm vụ
Nội dung cần thực hiện
Dự kiến
Nhóm 1, 3
Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối.
Sản phẩm trình bày bằng giấy A1 kèm kết quả thí nghiệm
Nhóm 2, 4
Tách dầu ra khỏi hỗn hợp dầu và nước.
Sản phẩm trình bày bằng giấy A1 kèm kết quả thí nghiệm
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ
Bảng 2: Tiến trình thực hiện nhiệm vụ
Nội dung 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Thu thập thông tin
Đề xuất phương án
Tiến hành thí nghiệm 
Theo dõi giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm (cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm nếu có) 
Thảo luận nhóm phân tích các chất trong hỗn hợp
Phân tích cách tách chất
Đề xuất cách tách chất
Đề xuất dụng cụ thí nghiệm
Thiết kế thí nghiệm
Tiến hành thực hiện 
Thảo luận nhóm
Xử lí thông tin
Hoàn thành báo cáo 
Theo dõi giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm) 
Thảo luận phân tích kết quả thí nghiệm và trao đổi về cách trình bày báo cáo
Nêu tên phương pháp tách
Xây dựng báo cáo 
Bước 4: Trình bày báo cáo
Các nhóm trình bày báo cáo, trong báo cáo kèm kết quả thí nghiệm và hình ảnh mô phỏng quá trình thực hiện.
3. Dự kiến phương án đánh giá:GV thống nhất với lớp rubric đánh giá hoạt động 3
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá và điểm
Điểm
Mức 1 (5đ)
Mức 2 (7đ)
Mức 3 (9đ)
Đề xuất cách tách chất và thiết kế thí nghiệm
Đề xuất đúng khi có sự gợi ý của giáo viên.
Đề xuất đúng nhưng tiến trình chưa hoàn toàn chính xác
Đề xuất đúng
Thao tác thực hiện
Lúng túng, rơi vỡ dụng cụ, hao phí hóa chất.
Còn một số lỗi thao tác 
Nhanh, gọn, chính xác
Hình thức sản phẩm báo cáo
Không có hình ảnh, trang trí sơ sài
Có hình ảnh nhưng chưa nêu rõ chú thích, có trang trí
Có hình ảnh minh họa rõ ràng, trang trí đẹp mắt
Tổng điểm
Giáo viên và học sinh đánh giá mức độ đạt mục tiêuTC.1.1 bằng thang đo: 
Tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổ chức hoạt động nhóm khi tiến hành làm thí nghiệm
Tất cả các thành viên đều thực hiện nhiệm vụ khi làm TN
Hầu hết các thành viên đều thực hiện nhiệm vụ khi làm TN, chỉ có 1,2 HS không làm
Hầu hết các thành viên đều thực hiện nhiệm vụ khi làm TN, chỉ có 3,4 HS không làm
Hầu các thành viên đều không thực hiện nhiệm vụ khi làm TN, chỉ có 1,2 HS chủ chốt làm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Hoạt động 4.Vận dụng (45 phút)
1. Mục tiêu:(5), (8)
2. Tổ chức hoạt động 
Chuẩn bị
Tìm hiểu mở rộng kiến thức thực tiễn. 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng các phương pháp tách chiết trong thực tế đời sống và sản xuất.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, sưu tầm, thiết kế báo cáo.
Bước 3:Các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4:Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá.
3. Dự kiến phương án đánh giá:Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động thông qua bảng kiểm.
Các tiêu chí
Có
Không
Nêu được 2 ứng dụng tách chất trong đời sống
Hình ảnh minh họa đẹp, rõ
Nêu được nguyên tắc sử dụng phương pháp tách chất
Nêu được quy trình thực hiện tách chất
Nêu được vai trò của ứng dụng phương pháp tách chiết
Thuyết trình rõ ràng, hấp dẫn
Thảo luận nhóm sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_4_tach.doc