Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 1: Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại (4 tiết) - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 1: Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại (4 tiết) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

- Nêu được tính chất vật lí của kim loại

- Làm bài tập có liên quan

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN.

2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học

III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm

IV. Tổ chức hoạt động dạy học

* Ổn định tổ chức

*. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

 Tiến hành: Hoạt động cá nhân

 Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi trong tài liệu HDH: Nêu một số tính chất vật lí của kim loại mà em biết. Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó?

HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, chia sẻ nội dung câu trả lời. GV nhận xét, góp ý từ đó dẫ dắt HS tìm hiểu nội dung bài học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nêu được các tính chất vật lí của kim loại

Đồ dùng: Chuẩn bị đồ dùng cho 6 nhóm gồm: búa, dây nhôm, dây đồng, lá nhôm, lá đồng, gấy giáp

 

docx 10 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 1: Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại (4 tiết) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/9/2020
Ngày giảng:8/9/2020
CHỦ ĐỀ 1: KIM LOẠI.
SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Tiết 1 - Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI.
DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI ( 4 tiết)
I. Mục tiêu 
- Nêu được tính chất vật lí của kim loại
- Làm bài tập có liên quan
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN. 
2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
* Ổn định tổ chức
*. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
 Tiến hành: Hoạt động cá nhân
 Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi trong tài liệu HDH: Nêu một số tính chất vật lí của kim loại mà em biết. Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó?
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, chia sẻ nội dung câu trả lời. GV nhận xét, góp ý từ đó dẫ dắt HS tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nêu được các tính chất vật lí của kim loại
Đồ dùng: Chuẩn bị đồ dùng cho 6 nhóm gồm: búa, dây nhôm, dây đồng, lá nhôm, lá đồng, gấy giáp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (5’) thực hiện thí nghiệm 1,2. Quan sát và ghi lại hiện tượng vào bảng như tài liệu HDH. 
- HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và kết luận.
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua thí nghiệm trên em có thể kiểm chững tính chất vật lí nào của kim loại?
- HS nêu được: Kiểm chứng kim loại có tính dẻo và có ánh kim
- Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân: đọc thông tin mục I trang 4, tài liệu, làm việc nhóm cặp (5’) trả lời câu hỏi:
1/ Kim loại có các tính chất vật lí nào?
2/ Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của kim loại, hãy nêu các ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất?
- HS làm việc cá nhân, cặp đôi thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
Gv chỉnh sửa những ý kiến HS đưa ra ở hoạt động khởi động.
I. Tính chất vật lí của kim loại
Kết luận
- Các kim loại có tính dẻo, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Ứng dụng: Do có tính dẻo kim loại dễ rèn, kéo sợi, dát mỏng để tạo nên nhiều vật dụng khác nhau.
Do có ánh kim nên kim loại dùng làm đồ trang sức, đồ trang trí...
Do có tính dẫn điện nên được dùng làm lõi dây điện.
Do có tính dẫn nhiệt nên dùng chế tạo vật dụng đun nấu.
V. Luyện tập- Củng cố
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm bài tập 1,2 phần C
- Gv yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ. 
- Gv nhận xét, chỉnh sửa và chốt đáp án.
Bài 1: Đáp án D.
Bài 2. Các từ cần điền là:
a. dây điện b. Nhôm
c. đồ trang sức, ánh kim d. bền và nhẹ
Tổng kết: Đánh giá khích lệ các hoạt động của cá nhân, nhóm.
VI. Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm 1,2,3 trong sách HDH /T5 hoàn thiện nội dung cột 1,2,3 theo bảng sau:
STT
Tên thí nghiệm
Cách làm
Hiện tượng- Giải thích
1
2
Ngày soạn:10/9/2020
Ngày giảng:15/9/2020
Tiết 2 - Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI.
DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
- Biết được tính chất hóa học của kim loại
- Thông qua quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra được tính chất hóa học của kim loại
- Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN. Video thí nghiệm đốt sắt trong lọ khí oxi và phản ứng của kim loại Na với khí clo. Các dụng cụ và hóa chất cần thiết cho các thí nghiệm
2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
* Ổn định tổ chức
* Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
 Tiến hành: Hoạt động cá nhân
 Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi trong tài liệu HDH: Nêu một số tính chất hóa học của kim loại mà em biết. Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó?
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, chia sẻ nội dung câu trả lời. GV nhận xét, góp ý từ đó dẫ dắt HS tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nêu được các tính chất hóa học của kim loại
Đồ dùng: Máy chiếu, máy tính có video thí nghiệm đốt sắt trong lọ khí oxi và phản ứng của kim loại Na với khí clo. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Gv chiếu video thí nghiệm 1a và 1b, yêu cầu HS quan sát, HS ghi lại hiện tượng vào bảng thí nghiệm.
- HS làm việc cả lớp, thực hiện yêu cầu của GV. 
- Gv yêu cầu HS báo cáo hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm 1.a và 1.b
- Cá nhân HS báo cáo hiện tượng và giải thích. HS tổ chức chia sẻ. 
- GV nhận xét và kết luận.
TN 1.a: Dây thép nóng đỏ và cháy sáng, tạo ra các hạt màu nâu đỏ bắn xung quanh thành bình.
TN 1.b: Mẩu Na cháy sáng, đồng thời có các hạt màu trắng tạo thành
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (7’) thực hiện thí nghiệm 2,3. Quan sát và ghi lại hiện tượng vào bảng như tài liệu HDH. 
- HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và kết luận.
TN2: Có bọt khí xuất hiện bề mặt mảnh nhôm/kẽm, có khí không màu thoát ra.
TN3: Màu xanh của dd nhạt dần, có chất màu xanh bám ngoài bề mặt dây kẽm.
- Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân: đọc thông tin mục II trang 5 tài liệu, làm việc nhóm cặp (7’) trả lời câu hỏi:
Nêu các tính chât hóa học của kim loại. Viết các PTHH minh họa
- HS làm việc cá nhân, cặp đôi thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
Gv lưu ý cho HS: Một số kim loại : Cu; Ag; Hg...không có phản ứng với dd axit.( chỉ có phản ứng với axit đặc hoặc đặc nóng, không giải phóng khí H2) 
 Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn( trừ K,Na,Ba,Ca...) có thể đẩy được kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dd muối 
II. Tính chất hóa học của kim loại
Kết luận
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với oxi:
3Fe + 2O2 ® Fe3O4 ( FeO.Fe2O3)
Nhiều kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit ( Thường là oxit bazơ)
b. Tác dụng với phi kim khác.
2Na + Cl2 ® NaCl
2Al + 3S ® Al2S3
 Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối.
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit.
- Một số kim loại phản ứng với dd axit( HCl;H2SO4 loãng) tạo thành muối và giải phóng H2.
Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối.
a. Phản ứng của đồng với dd AgNO3.
PTHH: 
Cu+ 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag 
b. Phản ứng của kẽm với dd CuSO4.
PTHH:
Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu 
- Một số KL tác dụng với 1 số dung dịch muối ® kim loại mới và muối mới
V. Luyện tập- Củng cố
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm bài tập 3 phần C
- Gv yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ. 
- Gv nhận xét, chỉnh sửa và chốt đáp án.
Bài 3: a. Mg + O2 ® MgO
 b. Fe + S ® FeS
 c. 2 Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
 d. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
 e. 2K + 2H2O ® 2KOH + H2
* Tổng kết: Đánh giá khích lệ các hoạt động của cá nhân, nhóm.
VI. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm 1,2,3,4 trong sách HDH /T6 hoàn thiện nội dung cột 1,2,3 của bảng
Ngày soạn:18/9/2020
Ngày giảng:22/9/2020
Tiết 3 - Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI.
DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
- Nêu được dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Thông qua quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra được dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Vận dụng được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN. Video TN 
2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
* Ổn định tổ chức
* Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
 Tiến hành: Hoạt động cá nhân
 Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Nêu các tính chất hóa học của KL? Viết PTHH minh họa cho các tính chất đó?
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, chia sẻ nội dung câu trả lời. GV nhận xét, góp ý từ đó dẫ dắt HS tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nêu được dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Thông qua quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra được dãy hoạt động hóa học của kim loại.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (7’) quan sát video thí nghiệm 1,2,3,4 và ghi lại hiện tượng vào bảng như tài liệu HDH. 
- HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và kết luận.
TN1: Ống nghiệm 1: Có chất màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh của dd nhạt dần. Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
TN2: Ống nghiệm 1: Có chất màu xám bạc bám ngoài dây đồng, dd chuyển dần sang màu xanh. Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
TN3: Ống nghiệm 1: Có bọt khí xuất hiện, có khí không màu thoát ra. Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
TN4: Ống nghiệm 1: mẩu Na tan nhanh, có khí không màu thoát ra, dd chuyển màu hồng. Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
- Gv yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời 4 câu hỏi trang 6 tài liệu HDH.
- HS làm việc cá nhân, cặp đôi thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án: Từ thí nghiệm 1 suy ra Zn mạnh hơn Cu
 Từ thí nghiệm 2 suy ra Cu mạnh hơn Ag
Từ thí nghiệm 3 suy ra Zn mạnh hơn H và Cu
Từ thí nghiệm 4 suy ra Na mạnh hơn Zn
Sắp xếp mức độ hoạt động theo chiều giảm dần là Na, Zn, Cu, Ag
GV kết luận: Bằng nhiều thí nghiệm 
Người ta đã sắp xếp dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc mục 2 trang 7, trả lời câu hỏi 1,2 trang 7
- HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- 1-2 HS báo cáo trước lớp. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
1/ Nhôm có tác dụng với dd CuSO4, vì trong dãy hoạt động hh của KL Al đứng trước Cu nên đẩy được Cu ra khỏi dd muối CuSO4
2/ Kim loại bạc không tác dụng với dd H2SO4 loãng. Vì trong dãy hoạt động hh của KL, Ag đứng sau H nên không đẩy được H ra khỏi dd axit.
II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại
1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại xây dựng như thế nào?
Kết luận: Dãy hoạt động hóa học của KL: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
2. Dãy hoạt động hóa học của KL có ý nghĩa ntn?
Kết luận
- Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí hiđro.
- Từ Mg trở đi những kim loại đứng trước có khả năng đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của nó.
- Những kim loại đứng trước Hiđro có thể đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch axit.
V. Luyện tập- Củng cố
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm bài tập 5 phần C
- Gv yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ. 
- Gv nhận xét, chỉnh sửa và chốt đáp án.
Bài 5: Các kim loai như Na, K, Ca là những kim loại hoạt động mạnh, tác dụng với nước ngay ở nhiệt độ thường. Khi cho các KL này vào dd muối, thì chúng phản ứng với nước trong dung dịch muối tạo thành bazơ. Nên các Kl này không đẩy được các KL đứng sau ra khỏi dd muối của chúng.
Tổng kết: Đánh giá khích lệ các hoạt động của cá nhân, nhóm.
VI. Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu HS học bài, làm bài tập 4,6,7 phần C.
Ngày soạn: 25/9/2020
Ngày giảng: 29/9/2020
Tiết 4- Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI.
DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
- Vận dụng được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
- Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN. Phiếu bài tập
2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
* Ổn định tổ chức
* Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
 Tiến hành: Hoạt động cá nhân
 Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của KL? Đáp án: Mục 2 phần III(tiết 3)
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, chia sẻ nội dung câu trả lời. GV nhận xét, góp ý từ đó dẫ dắt HS tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức đã học về tính chất hóa học của KL
HS tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
Đồ dùng: phiếu học tập, máy chiếu
Tiến hành: Hoạt động cá nhân, cặp đôi
 Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm bàn (4’) hoàn thiện bài tập 4 phần C tài liệu HDH. 
- HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ bằng máy chiếu vật thể.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và kết luận.
BT 4 chúng ta củng cố được kiến thức về t/c hh của KL. Để rèn thêm kĩ năng tính nhất là tính toán thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại, chúng ta cùng nhau làm BT 7/T8
-GV Yêu cầu HS đọc đề bài, đưa ra cách giải BT
- HS làm việc cá nhân, trình bày cách giải (dành cho HS khá giỏi)
- Gv kết luận về các bước giải như sau:
1/ Tính số mol khí H2
2/ Viết PTHH
3/ Dựa vào PTHH tính số mol Zn theo số mol H2
4/ Tính khối lượng Zn.
5/ Tính phần trăm khối lượng Zn, suy ra phần trăm khối lượng Cu
-Yêu cầu HS làm việc nhóm bàn (6’) hoàn thành bài 7/T8
- Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày bài tập.
- 1 HS làm bài tập 7/trang 8 theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- HS chia sẻ kết quả.
- Gv nhận xét và chốt kiến thức.
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập 6 phần C tài liệu HDH theo các bước 
1/ Tính khối lượng chất tan CuSO4 trong dung dịch. Từ đó tính số mol CuSO4
2/ Viết PTHH
3/ Dựa vào PTHH tính số mol Zn và số mol ZnSO4
4/ Tính toán theo yêu cầu bài toán
- Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày bài tập.
- 1 HS làm bài tập 6/trang 8 theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- HS chia sẻ kết quả.
- Gv nhận xét và chốt kiến thức.
Nếu còn thời gian cho HS trình bày và chia sẻ BT 6 trước lớp, nếu hết thời gian yêu cầu HS về nhà hoàn thiện, giờ sau GV sẽ kiểm tra vở BT.
Bài 4/T7
a. 
4Al + 3O2 2Al2O3 
Zn + O2 ZnO
b. 2Al + 3Cl2 2 AlCl3
 Zn + Cl2 ZnCl2
c.
2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2­
Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2­
d.
2Al + 3 CuSO4 ® Al2(SO4)3 + 3 Cu 
Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu 
Bài 7/T8
Số mol khí H2 1,12:22,4 = 0,05 mol
 Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2­
1 mol 
0,05 0,05 mol
Khối lượng kẽm đã phản ứng 
m = 0,05 x65 = 3,25 gam
Khối lượng đồng trong hỗn hợp 
m = 5,25 – 3,25 = 2,0 gam
Phần trăm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp 
%Zn = 62%
%Cu = 38% 
Bài 6/T8
Khối lượng chất tan CuSO4 trong dung dịch m = (10 x 40): 100 = 4 gam
Số mol CuSO4 4: 160 = 0,025 mol
PTHH
 Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu 
Theo PT 1 1 mol 1 mol
 0,025 0,025 0,025 mol
Khối lượng kẽm đã phản ứng: 
 0,025 x 65 = 1,625 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng 
 40 + 1,625 = 41,625 gam
Khối lượng chất tan sau phản ứng:
 0,025 x 161 = 4,025 gam
Nồng độ phần trăm của dd sau phản ứng
C% = 9,7 %
V. Tổng kết: Đánh giá khích lệ các hoạt động của cá nhân, nhóm.
VI. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS kể tên các KL được dùng làm vật liệu chế tạo các vật dụng trong gđ em?Vì sao chúng được sử dụng làm các vật dụng đó
Yêu cầu HS học bài, tìm hiểu qua tài liệu, internet và cho biết kim loại nào được dùng làm dây tóc bóng đèn? Vì sao?
Chuẩn bị bài sau: Cho biết KL nào dùng làm vật liệu sản xuất các vật dụng/phương tiện trong H 2.1? Tại sao? Nêu các tính chất vật lí của KL đó mà em biết?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_1_tinh_chat_cua_kim_loai_day_hoat.docx