Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Biết được:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

a. Kiến thức:

Biết được:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

 b. Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hóa học

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Hóa chất : ddNaOH, bột nhôm, bột sắt, đèn cồn, mảnh giấy tập, bột lưu huỳnh

Dụng cụ: mỗi lớp 10 ống nghiệm, mỗi nhóm 1 giá ống nghiệm

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

I/HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’

Nhôm và sắt có thể tác dụng với chất nào?

 

doc 3 trang Hoàng Giang 4820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: Bài 23 THỰC HÀNH :TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
Giáo án số: 01	 Tiết PPCT: 27
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 10/12/2020
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Biết được:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
Kiến thức: 
Biết được:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
 b. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
 c. Thái độ: 
 - Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hóa học
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 Hóa chất : ddNaOH, bột nhôm, bột sắt, đèn cồn, mảnh giấy tập, bột lưu huỳnh
Dụng cụ: mỗi lớp 10 ống nghiệm, mỗi nhóm 1 giá ống nghiệm
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
Nhôm và sắt có thể tác dụng với chất nào?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: 
25’
I/TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1/Thí nghiệm1: Tác dụng của nhôm với oxi
-Hiện tượng:Nhôm cháy sáng , tạo thành chất rắn màu trắng.
 4Al +3O2 2Al2O3.
-Al là chất khử.
2/Thí nghiệm 2:Tác dụng của sắt với lưu huỳnh 
Hiện tượng: Hỗn hợp cháy nóng đỏ
 -Bột Fe có màu đen, bột S có màu vàng.
-Màu của hỗn hợp trước phản ứng màu xám,Sau phản ứng hỗn hợp có màu đen.
 Fe + S FeS
 3/Thí nghiệm 3:Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong 2 lọ không dán nhãn.
-Lấy 1 ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm (1)và(2). 
-Nhỏ 4-5 giọt dd NaOH vào từng ống nghiệm (1) và(2).
-Hiện tượng: Ống nghiệm (1) có khí không màu thoát, ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì. 
-Vậy ống nghiệm (1) là nhôm,ống nghiệm (2) là sắt.
I/TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
-GV chia lớp thành 4 nhóm,mỗi nhóm 1 giá ống nghiệm,5 ống nghiệm nhỏ
 1/Thí nghiệm1: Tác dụng của nhôm với oxi
-GV yêu cầu hs quan sát hiện tượng xảy ra,cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành,giải thích,viết pthh.Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng 
2/Thí nghiệm 2:Tác dụng của sắt với lưu huỳnh 
Gv yêu cầu hs đọc thông tin.
-Gv yêu cầu hs quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắt của sắt,lưu huỳnh, hỗn hợp bột(sắt và lưu huỳnh) và
 của chất tạo thành sau phản ứng. Giải thích và viết pthh.
* lưu ý:Phản ứng của sắt và lưu huỳnh tỏa ra nhiệt lớn ,khi thực hiện phản ứng trong ống nghiệm phải làm với lượng nhỏ và cẩn thận.Có thể cho hs làm thí nghiệm trên trong hõm đế bát sứ của giá thí nghiệm:Cho khoảng nữa thìa nhỏ hỗn hợp trên vào hõm lớn của đế bát sứ giá thí nghiệm.Đốt nóng đỏ đầu đũa thủy tinh rồi cho tiếp xúc với hỗn hợp trên.Phản ứng xảy ra rất mạnh,tỏa nhiều nhiệt.
3/Thí nghiệm 3:Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong 2 lọ không dán nhãn. 
GV yêu cầu hs quan sát hiện tượng xảy ra,cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Hãy giải thích.
-HS chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 thư kí và 1 trưởng nhóm. 
-HS tự đọc thông tin trong 
SGK rồi làm thí nghiệm,
lấy ½ thìa con bột nhôm vào tờ giấy bìa khẻ khum tờ giấy chứa bột nhôm.Gõ nhẹ tờ giấy để bột nhôm rơi từ từ xuống ngọn lửa đèn cồn.
-Hiện tượng: Nhôm cháy sáng ,tạo thành chất rắn màu trắng.
-Giải thích: Do bột nhôm tác dụng với oxi không khí.
 4Al +3O2 2Al2O3
-Al là chất khử.
HS tự đọc thông tin. 
HS làm thí nghiệm, trộn bột lưu huỳnh và bột sắt theo tỉ lệ về thể tích khoảng 1: 3. Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ hổn hợp bột sắt và lưu huỳnh,kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm.Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra.
-HS:Bột Fe có màu đen, bột S có màu vàng.màu của hỗn hợp trước phản ứng màu xám,Sau phản ứng hỗn hợp có màu đen.
-Hiện tượng:Hỗn hợp cháy nóng đỏ
-Giải thích:Fe tác dụng mạnh với S,phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Fe + S FeS
HS tự đọc thông tin trong 
SGK rồi làm thí nghiệm,lấy 1 ít bột kim loại Al,Fe vào 2 ống nghiệm(1) và (2).Nhỏ 4-5 giọt dd NaOH vào từng ống nghiệm (1) và (2).
-HS:Hiện tượng: Ống nghiệm (1) có khí không màu thoát, ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.Vậy ống nghiệm (1) là nhôm,ống nghiệm (2) là sắt.
-Giải thích:Nhôm có phản ứng với kiềm còn sắt thì không.
Hoạt động 2: VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH.
13’
II/ VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH.
II/ VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH. 
 -GV cho hs trình bày những hiện tượng mà mình quan sát được mỗi thí nghiệm 1,2,3 ,viết PTHH (nếu có)
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)
 - Thu hồi hóa chất, thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm, nộp bài tường trình.
 - GV nhận xét kết quả thực hành, khen thưởng các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm chưa làm tốt.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’	
- Xem trước bài 25	
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 12 năm 2020 THCS Mỹ Tú, ngày 06 tháng 12 năm 2020
 Duyệt TT GVBM
Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_23_thuc_hanh_tinh_chat_hoa_hoc_cua.doc