Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 36: Metan - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 36: Metan - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Học sinh nêu được:

- Cấu tạo và tính chất hóa học của me tan. Học sinh cần biết do phân tử CH4 chỉ chứa các liên kết đơn nên phản ứng đặc trưng của me tan là phản ứng thế.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

Học sinh nêu được:

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo metan.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

- Tính chất hóa học: Tác dụng với clo(phản ứng thế), oxi( Phản ứng cháy).

- Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống sản xuất.

 b. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.

- Viết phương trình hóa học dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.

- Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp.

 

doc 9 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3861
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 36: Metan - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: Bài 36: ME TAN
Giáo án số: 45	 Tiết PPCT: 45
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 25/02/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Học sinh nêu được: 
- Cấu tạo và tính chất hóa học của me tan. Học sinh cần biết do phân tử CH4 chỉ chứa các liên kết đơn nên phản ứng đặc trưng của me tan là phản ứng thế.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
Học sinh nêu được: 
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo metan.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học: Tác dụng với clo(phản ứng thế), oxi( Phản ứng cháy). 
- Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống sản xuất.
 b. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Viết phương trình hóa học dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
- Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 6’
- Hóa trị là liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ như thế nào?
 - Nêu ý nghĩa của công thức cấu tạo và viết công thức cấu tạo của C2H6O, CH4 
- Khí biogas được dùng để làm gì trong thực tiễn
- Metan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 31 phút
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí của metan:
6’
Công thức phân tử: CH4
Phân tử khối: 16
I. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí:
- Trong tự nhiên metan có nhiều trong các mỏ khí, trong mỏ dầu, trong các mỏ than, trong bùn ao, trong khí biogaz.
- Metan là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước.
Gv: cho Hs nghiên cứu thông tin sách giáo khoa.
Gv: Khí metan có ở đâu?
Gv: Hãy nêu tính chất vật lí của khí metan. .
Gv: Kết luận 
Hs: Nghiên cứu thông tin sách giáo khoa.
Hs: 
- Trong tự nhiên metan có nhiều trong các mỏ khí, trong mỏ dầu, trong các mỏ than, trong bùn ao, trong khí biogaz.
Hs: Metan là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước.
Hs: Ghi bài: 
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử
5’
II. Cấu tạo phân tử:
- Công thức cấu tạo của metan:
- Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn.
Gv: Số liên kết giữa hai nguyên tử cacbon và hiđro là bao nhiêu ?
Gv: Liên kết như vậy gọi là liên kết gì.
Gv: Cho Hs lắp đặc mô hình phân tử me tan và viết CTCT
Gv: Kết luận 
Hs: có một liên kết giữa hai nguyên tử cacbon và hiđro.
Hs: Liên kết như vậy gọi là liên kết đơn.
Hs: Thực hiện lắp đặc mô hình phân tử me tan
Hs: Ghi bài: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
13’
III. Tính chất hóa học:
1.Tác dụng với oxi:
- Metan cháy tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.
PTHH:
2.Tác dụng với clo:
- Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.
Viết gọn:
 Metan Metyl clorua
Gv: Hướng dẫn cách làm thí nghiệm
Đốt cháy khí metan dùng ống nghiệm úp phía trên ngọn lửa. 
Gv: Cho Hs quan sát thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết PTHH.
Gv: Kết luận 
Gv: Phản ứng trên toả nhiều nhiệt . Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh. 
Gv: Hướng dẫn học sinh khai khác hình 4.6: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẫu giấy quỳ tím.
Gv: Trong phản ứng trên, nguyên tử hiđro của metan được thay thế bởi nguyên tử nào? vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng gì.
Gv: Kết luận 
Hs: Theo dõi
Hs: Quan sát thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích hiện tượng và viết PTHH.
Hiện tượng: Sau một thời gian thấy có các giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm. Rót nước vôi vào trong ống nghiệm lắc nhẹ, thấy nước vôi trong bị vẩn đục, chứng tỏ trong ống nghiệm có khí CO2. 
-Metan cháy tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.
PTHH:
Hs: Ghi bài: 
Hs: Hiện tượng: Khi đưa ra ánh sáng, màu vàng nhạt của clo mất đi, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Nhận xét và viết PTHH: 
- Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.
Viết gọn:
 Metan Metyl clorua
Hs: Trong phản ứng trên, nguyên tử hiđro của metan được thay thế bởi nguyên tử clo vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế clo.
Hs: Ghi bài:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng của metan.
7’
IV. Ứng dụng:
- Metan được dùng làm nhiên liệu.
- Metan là nguyên liệu để điều chế hiđro theo sơ đồ:
Metan + nước cacbon đioxit + hiđro.
- Metan còn dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
Gv: Khí metan được ứng dụng như thế nào trong đời sống và trong sản xuất ?
Gv: Khí biogaz có ứng dụng gì trong đời sống ?
Gv: Kết luận 
Hs: Metan cháy toả nhiều nhiệt , vì vậy nó được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.
- Metan là nguyên liệu để điều chế hiđro theo sơ đồ:
Metan + nước cacbon đioxit + hiđro.
- Metan còn dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
Hs: Được dùng làm nhiên liệu.
Hs: Ghi bài:
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (6’)
Hs: Đọc phần Em có biết ?
Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập.
BT1: Hs thảo luận 6 phút
- Những khí tác dụng với nhau từng đôi một: CH4 và O2 , H2 và O2, H2 và Cl2 ,CH4 và Cl2.
- Các khí trộn với nhau thành hỗn hợp nổ: CH4 và O2, H2 và O2.
2. Trường hợp đúng là d, trường hợp a,b,c sai
3. Số mol CH4 là : n = 
PTHH của phản ứng cháy khí metan:
1mol 2mol 1mol 2mol
0,5 1 0,5
Thể tích khí O2 tham gia: 
Thể tích khí CO2 tạo thành: 
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’	
- Em hãy đánh giá lợi ích của mô hình biogas
- Em hãy đọc thông tin tìm hiểu tại sao metan và các khí trong bình gas để nung nấu đều là chất khí không mùi mà khi bật bếp gas chưa cháy thì lại ngửi có mùi khó chịu? đó là chất khí gì( Mercaptan CH3SH)
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 02 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 21 tháng 02 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: Bài 37: ETILEN
Giáo án số: 46	 Tiết PPCT: 46
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 27/02/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
HS nêu được:
- Cấu tạo và tính chất hóa học của etilen. Học sinh cần biết do phân tử etilen có chứa 1 liên kết đôi trong đó có một liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp (thực chất là một kiểu phản ứng cộng liên tiếp nhiều phân tử quen )
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
HS nêu được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học: phản ứng cộng brôm trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE Phản ứng cháy. 
- Ứng dụng: làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu) etylic, axit axetic.
 b. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen.
- Viết phương trình hóa học dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
- Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học.
- Tính phần trăm khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
- Dụng cụ thí nghiệm:
- Mô hình phân tử etilen, tranh mô tả thí nghiệm dẫn metan qua dung dịch brom.
- Etilen, dd brom loãng.
- Ống nghiệm, ống thuỷ tinh dẫn khí, diêm hoặc bậc lửa.
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 6’
- Nêu tính chất vật lí của metan và viết công thức cấu tạo.
- Nêu tính chất hóa học của metan và viết phương trình hóa học minh họa. 
Etilen là nguyên liệu để điều chế poli etilen dùng trong công nghiệp chất dẻo. Ta hãy tìm hiểu công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng của etilen.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 30 phút
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của etilen và cấu tạophân tử.
10’
Công thức phân tử: C2H4
Phân tử khối: 28
I. Tính chất vật lí:
Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
II. Cấu tạo phân tử:
- Công thức cấu tạo của etilen
Viết gọn: CH2 = CH2
- Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền, liên kết này dễ bị đức ra trong các phản ứng hóa học.
Gv: cho Hs đọc thông tin SGK
Gv: Etilen cũng tương tự như metan các em hãy dựa vào thông tin trong SGK hãy nêu tính chất vật lí của etilen.
Gv: Kết luận
Gv: Hướng dẫn học sinh lắp mô hình phân tử etilen, cách viết công thức cấu tạo của etilen
Gv: Có mấy liên kết giữa hai nguyên tử cacbon.
Gv: Liên kết như vậy gọi là liên kết đôi. Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền, liên kết này dễ bị đức ra trong các phản ứng hóa học.
Gv: Kết luận
Hs: Đọc thông tin SGK117
Hs:Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Hs: Ghi bài
Hs:Công thức cấu tạo của etilen
Viết gọn: CH2=CH2 
Hs: Có hai liên kết 
Giữa hai nguyên tử cacbon có hai liên kết . Những liên kết như vậy gọi là liên kết đôi.
Hs: Ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của etilen.
13’
III. Tính chất hóa học:
1. Etilen có cháy không?
- Khi đốt etilen cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước , toả nhiệt.
PTHH:
2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
-Etilen phản ứng với brom trong dung dịch.
Viết gọn: Etilen Brom Đibrommetan
-Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng.
3.Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?
Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp
Gv: Tương tự metan khí etilen cũng cháy được, khi cháy tạo sản phẩm là gì ?
Gv: Kết luận
Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thí nghiệm: Dẫn khí etilen đi qua dung dịch brom màu da cam
Gv: Phản ứng trên gọi là phản ứng gì ?
Gv: Kết luận
Gv: Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp xuất, xúc tác) liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó, các phân tử etilen có kích thước và khối lượng rất lớn, gọi là poli etilen ( viết tắc là PE)
Gv: Phản ứng trên gọi là phản ứng gì ?
Gv: Polietylen là chất rắn, không tan trong nước, không độc. Nó là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chất dẻo. 
Gv: Kết luận
Hs: Khi cháy tạo thành khí CO2 và hơi nước.
PTHH: 
Hs: Ghi bài
Hs: Hiện tượng dung dịch brom bị mất màu
Nhận xét: Etilen đã phản ứng với brom trong dung dịch.
Hs: Như vậy, liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đức ra và mỗi phân tử etilen đã kết hợp thêm một phân tử brom. Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng
Ngoài brom, trong những điều kiện thích hợp etilen còn có phản ứng cộng với một số chất khác. Thí dụ hiđro, clo.
Nhìn chung các chất có liên kết đôi dễ tham gia phản ứng cộng.
Hs: Ghi bài
Hs:Viết PTHH 
Hs: Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp
Hs: Ghi bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của etilen.
5’
IV. Ứng dụng:
Etilen là nguyên liệu để điều chế nhựa poli etilen, rượu etilic, axit axetic .
Gv: Cho Hs xem sơ đồ ứng dụng và hỏi etilen có những ứng dụng quan trọng nào
Gv: Kết luận
Hs: 
-Etilen là nguyên liệu để điều chế nhựa poli etilen, rượu etilic, axit axetic .
Hs: Ghi bài
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (7’)
Hs: Đọc phần em có biết ?
Gv: Hướng dẫn HS giải các bài tập.
1/a.Có 7 liên kết đơn
 b.1 liên kết đôi, 4 liên kết đơn.
 c.2 liên kết đôi , 7 liên kết đơn 
2/ Bài tập 2
3/ Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư, khi đó etilen phản ứng tạo thành CH2Br – CH2Br là chất lỏng nằm lại trong dung dịchvà chỉ khí metan thoát ra.
4/ Giải tiếp bài tập 4
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’	
- Em hãy giải thích tại sao khi để quả chín gần quả xanh lại có tác dụng làm cho quả xanh mau chín.
-Về học bài và xem trước bài 38: “Axetilen”	
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 02 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 21 tháng 02 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_36_metan_nam_hoc_2020_2021_truong.doc