Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 32: Luyện tập Chương 3 "Phi kim – Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 32: Luyện tập Chương 3 "Phi kim – Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Viết phương trình hóa học, lập sơ đồ dãy biến đổi hóa học giữa các chất;

- Vận dụng sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học trong chương : tính chất chung của phi kim; tính chất của một số phi kim điển hình, quan trọng như: Clo, cacbon, Silic và một số hợp chất của chúng.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, sự biến thiên tính chất của nguyên tố trong chu kỳ, nhóm.

 b. Kĩ năng:

- Viết phương trình hóa học, lập sơ đồ dãy biến đổi hóa học giữa các chất; vận dụng sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bảng phụ:

I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’

- Em hãy nêu tính chất hóa học của phi kim.

- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguên tố hóa học.

 

doc 7 trang Hoàng Giang 02/06/2022 4460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 32: Luyện tập Chương 3 "Phi kim – Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3
PHI KIM – SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Giáo án số: 01	 Tiết PPCT: 41
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 28/01/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Viết phương trình hóa học, lập sơ đồ dãy biến đổi hóa học giữa các chất; 
- Vận dụng sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học trong chương : tính chất chung của phi kim; tính chất của một số phi kim điển hình, quan trọng như: Clo, cacbon, Silic và một số hợp chất của chúng.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, sự biến thiên tính chất của nguyên tố trong chu kỳ, nhóm.
 b. Kĩ năng:
- Viết phương trình hóa học, lập sơ đồ dãy biến đổi hóa học giữa các chất; vận dụng sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ: 
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
Em hãy nêu tính chất hóa học của phi kim.
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguên tố hóa học.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ về phi kim.
11’
I.Kiến thức cần nhớ.
1.Tính chất hóa học của phi kim.
2.Tính chất hóa học của một số phi kim cụ thể
a.Tính chất hóa học của clo.
b. Tính chất hóa học của cacbon và hợp chất của nó.
Gv: Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, khái quát vị trí, số lượng các nguyên tố phi kim trong bảng.
Gv: Các phi kim xếp ở phía cuối các chu kỳ
Gv: Số lượng nguyên tố phi kim từ 5/8 nguyên tố (chu kỳ 2), 4/8 nguyên tố (chu kỳ 3) giảm dần còn 1 nguyên tố chu kỳ 7, (15 nguyên tố trong số gần 110 nguyên tố trong bảng tuần hoàn). 
Nhưng lưu ý: khối lượng (phần kiến thức bổ sung). 
Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu và hoàn thành sơ đồ 1, trang 102 SGK
Gv: Dùng phiếu số 2: (che phần đầu) yêu cầu Hs thực hiện nhiệm vụ 2. Sau khi Hs báo cáo kết quả công việc, thảo luận lớp, tóm tắt tính chất hóa học cơ bản của phi kim: Tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđrô, tác dụng với oxi.
Hs: Theo dõi, lắng nghe và ghi bài
Hs: Theo dõi, quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố
Hs: Nghiên cứu SGK
Hs:Vận dụng kiến thức đã ôn tập, thực hiện nhiệm vụ viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của phi kim lưu huỳnh như trong sơ đồ.
Hs: Thảo luận, trình bày kết quả.
Hs: PTHH:
Hs:Theo dõi, quan sát, vận dụng kiến thức
- Thực hiện nhiệm vụ 2 phiếu học tập số 2
- Thảo luận, báo cáo kết quả công việc.
	 Nước Cl2 
 HCl Cl2 NaClO, NaCl
 FeCl3 
- Ghi nhớ tính chất hóa học chung của phi kim.
Hoạt động 2: : Kiến thức cần nhớ về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
8’
3.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
a. Cấu tạo:
b. Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
c. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
Gv: Dùng bảng tuần hoàn: khái quát lại:
Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
Trong nhóm, chu kỳ nguyên tố có quy luật biến thiên tính chất của chúng, ta cần biết để sử dụng.
Gv: Hệ thống lại sự liên quan giữa vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn - cấu tạo nguyên tử - tính chất của nguyên tố.
Gv: Yêu cầu Hs vận dụng với Ô 14 (hoặc một số ô khác).
Hs: 
a. Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
- Ô nguyên tố
- Chu kì
- Nhóm.
b. Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
c. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
Hoạt động 3: BàI tập:
12’
II. BàI tập:
Bài tập 3:
PTHH:
Bài tập 4:
- A nằm ở chu kì 3, nhóm 1 nên A có 3lớp electron và electron kớp ngoài cùng là 1.
-Tính chất hóa học đặc trưng của A là: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.
-A(Na) hoạt động hóa học mạnh hơn Mg, Li và yếu hơn K.
Gv: Yêu cầu Hs thực hiện bài tập 3 trang 103 SGK
Gv: Khi Hs thảo luận báo cáo kết quả, nhấn mạnh những tính chất hóa học cơ bản của phi kim.
Gv: Yêu cầu Hs làm bài tập 4 trang 103 SGK
 Hs: 
- Làm bài tập 3
- Thảo luận, trao đổi, báo cáo kết quả công việc
- Ghi nhớ: những tính chất hóa học của phi kim
PTHH:
Hs: 
- Làm bài tập 4
- Thảo luận, báo cáo kết quả công việc
- Ghi nhớ những nội dung chính về bảng tuần hoàn các nguyên tố.
- A nằm ở chu kì 3, nhóm 1 nên A có 3lớp electron và electron kớp ngoài cùng là 1.
-Tính chất hóa học đặc trưng của A là: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.
-A(Na) hoạt động hóa học mạnh hơn Mg, Li và yếu hơn K.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (11’)
- Phi kim có những tính chất hóa học nào?
- Hãy cho biết các tính` chất hóa học của clo?
- Nêu sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Nêu các tính chất hóa học của cacbon và hợp chất của cacbon.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 5 và 6 trang 103 sgk.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’	
- Về ôn tập và chuẩn bị nội dung cho giờ học thực hành
- Bài 33 - Thực hành: “Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng”
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 01 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 24 tháng 01 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY THỰC HÀNH
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: Bài 33 :THỰC HÀNH
Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
Giáo án số: 01	 Tiết PPCT: 42
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 30/01/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành các thí nghiệm.
- Giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
- Cacbon khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao.
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
- Nhận biết muối clorua và muối cabonat cụ thể.
b. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Đồ dùng thí nghiệm: 
Dụng cụ: Ống nghiệm, giá, ống dẫn khí L, đèn, muỗng, ống hút, kẹp
Hóa chất: CuO, C, NaCl, Na2CO3, CaCO3, NaHCO3, Ca(OH)2, 
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 4’
Lưu ý về an toàn trong khi làm thí nghiệm
- Khi làm thí nghiệm đun nóng ống nghiệm, trước hết cần dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới tập trung đun ở phần ống nghiệm chứa hóa chất.
- Khi kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm phải để miệng ống nghiệm hơi trúc xuống để tránh trường hợp hơi nước ngưng tụ chảy ngược về đáy ống nghiệm, dễ làm vỡ ống nghiệm.
- Khi làm thí nghiệm xong phải bỏ ống nghiệm chứa dd Ca(OH)2 ra khỏi ống dẫn thủy tinh trước, sau đó mới tắt đèn cồn.
- Cần có nút cao su vừa khít miệng ống nghiệm và ống dẫn bằng thủy tinh để khi CO2 tạo thành được đưa sang ống nghiệm chứa dd Ca(OH)2.
- Bột CuO, C cần được sấy khô trước khi trộn và được trải mỏng trong ống nghiệm A.
- Thí nghiệm 3 có thể có những cách thực hiện khác, tuy nhiên để thống nhất với SGK, ở đây chỉ hướng dẫn một cách làm.
(1)
(2)
(3)
(5)
(4)
 Sơ đồ 
	 2 NaHCO3 	 CO2
 C 	 CO2 
	 	 Na2CO3 	CO2
Từ những thí nghiệm, chứng minh tính chất hóa học và rút ra kết luận về tính chất hóa học của cacbon, muối cacbonat. Giải được bài tập thực nghiệm nhận biết muối clorua và muối cacbonat. Khắc sâu tính chất hóa học của các chất đã học.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập một số kiến thức có liên quan.
5’
1. Ôn kiến thức
Gv: - Dùng sơ đồ 3: yêu cầu Hs thực hiện các nhiệm vụ trong sơ đồ.
Lưu ý HS:
- Phản ứng 2, 4: từ CO2 tác dụng với dung dịch NaOH, tùy thuộc tỷ lệ số mol CO2 và NaOH sẽ cho NaCO3 hay NaHCO3.
- Phản ứng 3, 5: 	
NaHCO3 dễ bị phân tích bởi nhiệt 
Na2CO3 không bị nhiệt phân tích.
Vì vậy muối có CO2 trong 2 phản ứng này thì phản ứng 3 thực hiện nhiệt phân, phản ứng 5 cho Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
Hs: 
- Thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập
- Trao đổi, báo cáo kết quả.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm.
8’
I.Tiến hành thí nghiệm.
1.Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
Gv: - Theo dõi, hướng dẫn Hs thực hiện thí nghiệm
Lưu ý: - Hs quan sát sự chuyển màu của hỗn hợp CuO và C và dung dịch nước vôi trong vẩn đục
Hs: Thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
 Cách làm: Lấy một ít bột hỗn hợp (bằng hạt ngô) CuO và C cho vào ống nghiệm A đã sấy khô. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn bằng thủy tinh xuyên qua. Kẹp ống nghiệm A lên giá thí nghiệm, đầu ống dẫn thủy tinh cắm gần đến đáy ống nghiệm B chứa dd Ca(OH)2.
 Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm A, sau đó tập trung đun vào chỗ ống nghiệm có chứa hỗn hợp CuO và C.
Hoạt động 3: Nhiệt phân muối NaHCO3
8’
2.Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
Gv: Thực hiện thí nghiệm
Cách làm: 
Cho một thì nhỏ NaHCO3 vào ống nghiệm A và lắp dụng cụ như hình bên. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn bằng thủy tinh. Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm, miệng ống nghiệm A hơi trúc xuống. Đầu ống dẫn thủy tinh nhúng gần đến đáy ống nghiệm B chứa dung dịch Ca(OH)2. Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung đun phần ống nghiệm chứa NaHCO3.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Gv: Theo dõi, hướng dẫn Hs thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.
Hs: Thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
Cách làm:
- Dùng thìa nhỏ lấy trong các lọ (đã được đánh số 1, 2, 3) đựng hóa chất một thìa hóa chất cho vào từng ống nghiệm và để các ống nghiệm này trên giá ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chừng 1 - 2 ml dd HCl. Để riêng ống nghiệm không có phản ứng với dd HCl.
- Tiếp tục lấy một thìa nhỏ hóa chất có chứa các chất khi tác dụng với dd HCl có bọt khí bay lên vào hai ống nghiệm khác nhau. Dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3ml nước cất, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi:
Hoạt động 4: Nhận biết muối cacbonnat và muối clorua.
8’
3. Thí nghiệm 3 : Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
Gv : Có 3 lọ không ghi nhãn đựng 3 chất rắn ở dạng bột là NaCl, Na2CO3, CaCO3. Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi chất trong các lọ trên.
Câu hỏi 1: Tìm sự khác nhau về tính chất của ba chất trên bằng cách điền một số chi tiết (tính tan, tác dụng hay không tác dụng, dấu hiệu phản ứng ... vào bảng sau:
NaCl
Na2CO3
CaCO3
H2O
dd HCl
Câu hỏi 2: Nêu hiện tượng quan sát được. Nêu dấu hiệu đặc trưng để nhận ra từng hóa chất trong thí nghiệm trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Gv: Dùng phiếu số 2: Yêu cầu Hs thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu.
Lưu ý lại với Hs tính chất của muối cac bonat + axit giải phóng CO2 , để nhận biết muối cacbonat, tính chất bị nhiệt phân tích của muối cacbonat.
Hs: Thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập.
Hoạt động 5: Viết bản tường trình
6’
II. Viết bản tường trình.
Gv: Cho các nhóm viết bản tường trình
Hs: Các nhóm lần lượt viết và hoàn thành bản tường trình.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 8’
- Hs nộp bản tường trình.
- Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học.
- Gv: Nhận xét đánh giá giờ thực hành.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’
	- Xem trước bài : khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- Về viết đầy đủ nội dung bài thực hành vào tập.
C. RÚT KINH NGHIỆM
Về nội dung, thời gian và phương pháp
-----˜ -& -™-----
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 01 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 24 tháng 01 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_32_luyen_tap_chuong_3_phi_kim_so_l.doc