Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Axit

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Axit

I. Các nội dung của chủ đề

-Tính chất hóa học của axit

- Một số axit quan trọng: H 2SO 4 đặc

- Luyện tập: Viết phươg trình hóa học.

II. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành

1/Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:

a. Kiến thức:

Biết được:

- Tính chất hóa học của Axit: Tác dụng với quỳ tím, oxit bazơ, bazơ và kim loại

- Tính chất vật lý của Axit sunfuric loãng.

- Axit sunfuaric đặc có tính chất hóa học riêng ( Tác dụng với kim loại, tính háo nước)

- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. Viết PTPƯ thể hiện tính chất HH chung của axit. Viết đúng các PTHH cho mối tính chất. H2SO4 đặc.

- Những ứng dụng quan trọng của axit H2SO4 trong sản xuất, trong đời sống.

b. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, phân biệt các chất, kỹ năng làm bài tập HH.

- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của axit nói chung.

- Tự dẫn ra những phản ứng hoá học minh hoạ cho tính chất của những hợp chất trên bằng những chất cụ thể như: HCl, H2SO4.

- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.

- Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dd muối sunfat.

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.

c. Thái độ

- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.

- cẩn thận khi tiếp xúc với axit.

- Yêu thích môn học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển.

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết khái niệm về axit, axit mạnh, axit yếu. Axit có oxi và axit không có oxi. Axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Năng lực làm thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học chung của axit, tính chất của axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng.

- Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng công thức C%, CM, Vdd, Khối lượng riêng, bài toán lượng 2 chất, bài toán hỗn hợp.

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Nhận biết: Axit sunfuric và muối sunfat. Giải thích các hiện tượng có liên quan đến axit sunfuric.

 

doc 13 trang maihoap55 4450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ AXIT ( 4 tiết: 7, 8, 9, 10)
I. Các nội dung của chủ đề 
-Tính chất hóa học của axit
- Một số axit quan trọng: HSO đặc 
- Luyện tập: Viết phươg trình hóa học. 
II. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành
1/Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:
a. Kiến thức: 
Biết được:
- Tính chất hóa học của Axit: Tác dụng với quỳ tím, oxit bazơ, bazơ và kim loại
- Tính chất vật lý của Axit sunfuric loãng. 
- Axit sunfuaric đặc có tính chất hóa học riêng ( Tác dụng với kim loại, tính háo nước)
- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. Viết PTPƯ thể hiện tính chất HH chung của axit. Viết đúng các PTHH cho mối tính chất. H2SO4 đặc.
- Những ứng dụng quan trọng của axit H2SO4 trong sản xuất, trong đời sống. 
b. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, phân biệt các chất, kỹ năng làm bài tập HH.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của axit nói chung. 
- Tự dẫn ra những phản ứng hoá học minh hoạ cho tính chất của những hợp chất trên bằng những chất cụ thể như: HCl, H2SO4.
- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.
- Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dd muối sunfat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.
c. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
- cẩn thận khi tiếp xúc với axit.
- Yêu thích môn học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết khái niệm về axit, axit mạnh, axit yếu. Axit có oxi và axit không có oxi. Axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Năng lực làm thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học chung của axit, tính chất của axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng. 
- Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng công thức C%, CM, Vdd, Khối lượng riêng, bài toán lượng 2 chất, bài toán hỗn hợp.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Nhận biết: Axit sunfuric và muối sunfat. Giải thích các hiện tượng có liên quan đến axit sunfuric.
III. Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp (mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao (mô tả yêu cầu cần đạt)
Câu hỏi/bài tập định tính
- Nêu được các tính chất hóa học của axit
- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của axit.
- Xác định và vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập.
Bài tập định lượng
 - Xác định được các đại lượng và tính được các đại lượng theo PTHH. 
- Bài tập tính theo phương trình hóa học.
Xác định được các mối liên quan giữ các đại lượng để giải quyết vấn đề bài toán trong tình huống quen thuộc. 
- Xác định được các mối liên quan giữ các đại lượng để giải quyết vấn đề bài toán hổn hợp phức tạp.
Bài tập thực hành/thí nghiệm
- Mô tả và nhận biết hiện tượng xảy ra.
- Lắp ráp dụng cụ (theo yêu cầu của thí nghiệm)
- Giải thích hiện tượng
- Giải thích và phân tích được kết quả thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
- Giải thích được một số hiện tượng cơ bản có liên quan đến axit H2SO4 đặc trong thức tiễn, cách sử dụng H2SO4 đặc. 
IV. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả
I. Mức độ nhận biết: 
	1. Làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch bariclorua BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch axit sunfuaric H2SO4. Có hiện tượng nào xảy ra sau đây?
Kết tủa xanh.
Kết tủa trắng.
Không có hiện tượng.
Có sủi bọt khí.
Câu 2. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra sản phẩm có chất khí?
A. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4
B. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4
D. Dung dịch Na2SO3 và dung dịch HCl
II. Mức độ thông hiểu:
1. Dãy gồm các chất phản ứng được với canxi oxit CaO: 
H2O, H2SO4, CO2.
NaOH , H2SO4 , Fe2O3.
SO2 , CuO, Fe2O3. 
D. Ca(OH)2 , BaCl2, Fe.
2. Dãy gồm các chất phản ứng được với lưu huỳnh đioxit SO2:
CuO, H2SO4, Na2O.
H2O, HCl, CaO.
Ca(OH)2, HCl, BaO.
H2O, Ca(OH)2, CaO.
3. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
4. Sau khi làm thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí HCl, khí SO2 trong giờ thực hành thí nghiệm, cần phải khử khí độc hại này. Chất nào sau đây được tẩm vào bông để ngang nút miệng ống nghiệm sau thí nghiệm là tốt nhất. 
 A. Nước.
 B. Cồn.
C.Nước vôi trong.
Giấm ăn.
III. Vận dụng thấp:
1. Khí cacbonic tăng lên trong khí quyển là một nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính (hiện tượng nóng lên toàn cầu ). Nhờ quá trình nào sau đây kìm hãm sự tăng khí cacbonic ?
Quá trình nung vôi.
Nạn cháy rừng.
Sự đốt nhiên liệu.
Sự quang hợp của cây xanh.
Câu 4. Cho m gam bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Giá trị của m là:
A. 16,8. B. 8,4 C. 11,2 D. 15,6
2. Cho một lượng sắt có khối lượng 16,8 gam phản ứng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl có nồng độ a mol/lit. Phản ứng xong, thu được một lượng muối sắt II và V lít khí thoát ra (đktc). 
Viết phương trình hoá học.
Tính V lít khí thoát ra ở đktc.
Tính nồng độ a mol/lit của dung dịch HCl đã dùng.
 Cho : Fe = 56 ; Cl = 35.5 ; H = 1 . 
3. Cho 8 gam đồng (II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng (II) clorua. Giá trị của m là:
A. 27. B. 15,3. C. 20,75. D. 13,5.
IV. Vận dụng cao:
Câu 1: Kim loại có những tính chất vật lý nào sau đây?
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	– GV: Chuẩn bị phiếu học tập bài tập 1,2 & 3. các đồ dùng thí nghiệm gồm:
	- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút.
	- Hoá chất: dd HCl ; dd H2SO4 ; Zn ; Al ; Fe ; dd CuSO4 ; dd NaOH ; Quì tím ; Fe2O3 ; CuO
	–HS: Ôn lại: định nghĩa axit.
Phiếu học tập
STT
Tên thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Giải thích –Kết luận.
1
Làm đổi màu chất chỉ thị
2
Tác dụng với oxit bazơ
3
Tác dụng với bazơ
4
Tác dụng với kim loại
5
Tác dụng với muối
V. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
	Tiết 1,2: Tính chất hóa học của axit
 	Tiết 3: Một số axit quan trọng: HSO đặc 
Tiết 4: Luyện tập 
TIẾT 1,2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (KHỞI ĐỘNG)
Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu 1. Em hãy cho biết tính tan trong nước của axit? Công thức hóa học dạng tổng quát của axit? (Đã học trong chương trình lớp 8) (NL tái hiện kiến thức)
Câu 2. Mô tả hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím, sắt, magie vào dd axit HCl. Dự đoán tính chất của axit.
Quỳ tím trong dd HCl
Sắt trong dd HCl
Magie trong dd HCl
Câu 3: Có cách nào khắc chữ trên đá vôi, thủy tinh chỉ với một cây bút lông?
- Kiến thức: Ôn lại công thức, tên gọi của axit.
- Năng lực cần đạt: tái hiện kiến thức, sử dụng ngôn ngữ hóa học, dự đoán tính chất hóa học của axit.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT 
(Học sinh hoạt động nhóm).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Năng lực cần đạt
- Em hãy nêu tên một số axit đã biết?
GV: Giới thiệu bài mới như sgk: Các axit khác nhau có những tính chất hóa học nào giống nhau? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HS: Axit HCl, H2SO4, H3PO4
- Nghe giới thiệu bài học.
NL tái hiện.
Nội dung 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm: Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẫu giấy quì tím ® quan sát + nêu nhận xét.
GV: Tính chất này ® nhận biết axit
HS: Làm TN và quan sát hiện tượng ® làm đổi màu quì thành đỏ
- Năng lực giải quyết vấn đề hình thành kiến thức
Kết luận:
I. Tính chất hoá học của axit 
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu 
Dd axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Năng lực cần đạt
Nội dung 2: Tác dụng với kim loại
GV: Hướng dẫn các nhóm HS làm TN: Cho 1 ít kim loại Zn vào ống nghiệm 1. Cho ít Cu vào ống nghiệm 2. Nhỏ 1® 2 ml dd HCl vào ống nghiệm và quan sát 
GV: Gọi HS nêu hiện tượng + nhận xét 
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ giữa Al, Fe với dd HCl, dd H2SO4 loãng.
GV: Gọi HS nêu kết luận 
GV: lưu ý: HNO3; H2SO4 đặc nóng tác dụng với nhiều kim loại, nhưng không giải phóng H2 
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: Nêu hiện tượng - Ống 1: Bọt khí thoát ra, kim loại hoà tan dần 
Ống 2: không có hiện tượng 
HS: Nêu kết luận, Viết PTPƯ 
2Al(r) + 6HCl(dd) ® 2AlCl3(dd) + 3H2 (k) 
Fe(r) + H2SO4(dd) ® FeSO4(dd) + H2(k) 
- Năng lực giải quyết vấn đề hình thành kiến thức
Kết luận:
2. Tác dụng với kim loại 
*Kết luận: Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại ® muối và hiđro.
2Al(r) + 6HCl (dd) ® 2AlCl3 (dd) + 3H2 (k) 
Fe(r) + H2SO4(dd) ® FeSO4(dd) + H2 (k) 
*Lưu ý: Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng tác dụng với nhiều kim loại, nhưng không giải phóng H2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Năng lực cần đạt
Nội dung 3: Tác dụng với bazơ
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Lấy ít Cu(OH)2 vào ống nghiệm. Thêm 1,2ml dd H2SO4. Lắc đều, quan sát trạng thái màu sắc. 
GV: Gọi HS nêu hiện tượng + Viết PTPƯ 
GV: Giới thiệu: phản ứng của axit với bazơ (phản ứng trung hoà). 
HS: Nhận TT
HS: Làm TN 
HS: Nêu hiện tượng: 
ống 1: Cu(OH)2 hoà tan ® dd màu xanh. 
HS: Viết PTPƯ 
Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) ® CuSO4(dd)+ 2H2O(l) 
HS: Nêu kết luận 
- Năng lực giải quyết vấn đề, quan sát hình thành kiến thức
Kết luận:
3. Tác dụng với bazơ:
– Kết luận: Axit tác dụng với bazơ ® muối và nước
Phản ứng của axit với bazơ (phản ứng trung hoà)
Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) ® CuSO4(dd)+ 2H2O(l) 
2NaOH(r) + H2SO4(dd) ® Na2SO4 (dd) + 2H2O
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Năng lực cần đạt
Nội dung 4: Tác dụng với oxit bazơ
GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất của oxit bazơ + viết PTPƯ của oxit bazơ tác dụng với axit 
GV: Giới thiệu CuO (màu đen); ZnO (bột màu trắng); Fe2O3 (bột màu nâu) đều có trong PTN
GV: Hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm cho Fe2O3 tác dụng với dd HCl.
GV: Gọi HS nêu hiện tượng + Viết PTPƯ 
GV: Gọi HS nêu kết luận 
HS: Nhắc lại tính chất hoá học của oxxit bazơ và viết PTPƯ 
HS: Nhận TT của GV
HS: Làm TN 
HS: Nêu hiện tượng: Fe2O3 hòa tan trong dd HCl. 
HS: Viết PTPƯ 
Fe2O3(r)+6HCl(dd) ® 2FeCl3(dd) + 3H2O 
HS: Nêu kết luận 
NL tái hiện.
- Năng lực giải quyết vấn đề, quan sát hình thành kiến thức
Kết luận:
4. Tác dụng với oxit bazơ
– Kết luận: Axit tác dụng với oxit bazơ ® muối và nước
Fe2O3(r) + 6HCl(dd) ® 2FeCl3(dd) + 3H2O 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Năng lực cần đạt
Nội dung 5: Tác dụng với muối
- Hướng dẫn hs tìm hiểu mục đích, dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm nghiên cứu.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Nhỏ 1 ® 2 giọt dd H2SO4 loãng vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd BaCl2 ® Quan sát.
GV: Gọi HS nêu nhận xét và viết PTPƯ => nêu kết luận.	– Muối + Axit ® Muối mới + Axit mới
H2SO4 +	 BaCl2	® 	2HCl	+	BaSO4 
H2SO4 + Na2CO3 ® Na2SO4 + CO2 + H2O
GV: Nêu điều kiện: Axit sinh ra là chất khí (axit yếu) hoặc muối tạo thành không tan.
- Nêu mục đích, dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm.
HS: Tiến hành TN
HS: Nêu hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng ® phản ứng tạo thành BaSO4 không tan 
HS: Kết luận
- Năng lực giải quyết vấn đề, quan sát hình thành kiến thức
Kết luận:
2. Muối tác dụng với axit 
*Kết luận: Muối + Axit ® Muối mới + Axit mới
H2SO4 +	 BaCl2	® 2HCl	 +	BaSO4 
H2SO4 + Na2CO3 ® Na2SO4 + CO2 + H2O
*ĐK: Axit sinh ra là chất khí (axit yếu) hoặc muối tạo thành không tan.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Năng lực cần đạt
Nội dung 6: Axit mạnh và axit yếu
GV: Giới thiệu các axit mạnh và yếu
– Axit mạnh: HCl; H2SO4; HNO3; 
– Axit yếu: H2SO3; H2S; H2CO3 .
HS: Ghi vào vở.
Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia thành 2 loại.
- Năng lực ghi nhớ hình thành kiến thức
Kết luận:
II. Axit mạnh và axit yếu
- Theo tính axit, axit gồm hai loại:
	– Axit mạnh: HCl; H2SO4; HNO3 .
	– Axit yếu: H2SO3; H2S; H2CO3
Tiết 3: AXIT SUNFURIC ĐẶC
MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ( 10 phút )
Khởi động: 
Học sinh nhắc lại các tính chất hoá học của axit. Viết phương trình hoá học minh hoạ. 
GV: Gọi 2 học sinh sữa 2 bài tập:1 và 3.
GV: Nhận xét cho điểm.
GV Thông báo phần A. axit clohiđric có tính chất giống tính chất hóa học chung của axit ( về nhà đọc lại) 
Hoạt động 2: ( 20 phút ) 
GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng axit sunfuaric đặc và cho 1 giọt axit sunfuaric đặc vào nước, nhận xét.
GV: Hướng dẩn học sinh cách pha loãng axit sunfuaric an toàn: Phải rót từ từ axit sunfuaric đặc vào lọ đựng sẳng nước rồi dùng đủa thuỷ tinh khuấy điều. 
Chú ý: Không làm ngược lại, gây nguy hiểm. 
GV:Cho học sinh dự đoán tính chất hoá học có thể có của axit sunfuaric. 
Chuyễn ý: H2SO4loãng có những tính chất hóa học ( ) còn axit H2SO4 đặc có tính chất nào khác các em xem những thí nghiệm sau. 
Hoạt động 2: ( 12 phút ) 
GV: Giáo viên làm thí nghiệm cho H2SO4đặc và H2SO4loãng tác dụng với Cu. 
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn cho một ít đường vào đáy cốc ( 2/3 đáy cốc) Rồi thêm từ từ axitsunfuric đặc vào cốc cho ước đường. 
GV: Giáo dục tính cẩn thận khi sử dụng H2SO4 đặc.
Hoạt động4: ( 3 phút ) 
GV: Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 1,5,6.
 Xem tiếp phần còn lại của bài cần nắm: 
- Ứng dụng của axit sunfuaric?
- Các gai đoạn của quá trình sản xuất axit sunfuaric. 
- Cách nhận biết axit sunfuaric và muối cacbonat? 
HS1: Trả lời câu hỏi trên.
HS2:Giải bài tập 1.
HS3: Giải bài tập 3.
HS: quan sát và nhận xét tính chất vật lý axit sunfuaric. 
HS nghe và tiếp thu. 
HS : Quan sát hiện tượng, nhận xét, rút ra kết luận, viết phương trình hoá học. 
HS : Quan sát hiện tượng, nhận xét, rút ra kết luận, viết phương trình hoá học. 
HS hạng làm bài: 1,5,6.
HS chuẩn bị theo sơ đồ tư duy.
B.AXIT SUNFUARIC:
I.Tính chất vật lý:
Axit sunfuaric là chất lỏng sánh, không màu, nặng gần gấp hai lần nước, không bay hơi, tan dể dàng trong nước và toả rất nhiều nhiệt.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
2. Axit sunfuaric đặc có những tính chất hoá học riêng. 
Tác dụng với kim loại: 
to
H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat, không giải phóng khí hiđro. 
Cu + H2SO4 CuSO4+2H2O+ SO2
to
Tính háo nước: 
 H2SO4 đặc
C12H22O11 11H2O + 12C
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ( 10 phút )
GV: Gọi 1 học sinh làm bài tập 5 sgk trang 19. 
GV: Cho điểm.
Hoạt động 3: ( 5 phút ) 
GV: Cho học sinh điền những ứng dụng vào sơ đồ sau: 
 ?
 ?
?
 ? 
 ? ?
Hoạt động 4: ( 10 phút ) 
GV: Cho học sinh tham khảo sách giáo khoa trả lời câu hỏi:
- Nêu phương pháp sản xuất axit sunfuaric.
Các nguyên liệu sản xuất axit sunfuaric.
Các công đoạn sản xuất axit sunfuaric. PTHH cho từng công đoạn. 
Hoạt động 5: ( 10 phút ) 
GV làm thí nghiệm nhận biết HCl và muối clorua 
GV: làm thí nghiệm nhận biết axit sunfuaric và muối sunfat.
GV: lấy 2 ống nghiệm : 1 ống chứa ddH2SO4 loãng, 1 ống nghiệm chứa dd Na2SO4 và lần lượt nhỏ ddBaCl2 vào trong ống nghiệm.
GV: Cho học sinh rút ra kết luận về cách nhận biết HCl và muối clorua , H2SO4 và muối Sunfat. 
Hoạt động 6: ( 8 phút ) 
GV yêu cầu gải bài tập: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 100ml dung dịch H2SO4 loãng. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí ( đktc).
viết phương trình hóa học.
Tính khối lượng mạt sắt tham gia phan ứng.
Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Hoạt động 7: ( 2 phút ) 
GV: Hướng dẫn học sinh về nhà giải bài tập 2,3sgk trang 19.
 Tự ôn tập phần kiến thức cần nhớ trước ở nhà để tiết sau học tập cho tốt
 Làm trước những bài tập ở nhà( bài 5) và chuẩn bị giấy để kiểm tra 15 phút ./.
HS: Giải bài tập 5.
HS khác: Bổ sung ( nếu cần ).
HS: Điền vào dấu chấm hỏi và ghi nội dung chính vào tập.
HS: Tham khảo sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi trên. 
HS:Quan sát, nêu hiện tượng, nhận xét thuốc thử dùng nhận biết. 
HS:Quan sát, nêu hiện tượng, nhận xét thuốc thử dùng nhận biết. 
HS giải vào tập bài tập.
III / ỨNG DỤNG: 
Axitc sunfuaric được dùng làm: Chất tẩy rữa, chế biến dầu mỏ, phẩm nhộm phân bón, giấy, chất dẻo, tơ sợi thuốc nổ, luyện kim, ăc quy, muối axit 
IV/ SẢN XUẤT AXIT SUNFUARIC:
Nguyên liệu: Lưu huỳnh, (hoặc quặng pyrit ) không khí và nước.
Các công đoạn sản xuất axit sunfuaric:
to
Sản xuất lưu huỳnh đioxit:
 S + O2 SO2
Sản xuất lưu huỳnh tri oxit: (xt V2O5 4500c ).
to
450 oC
2SO2 + O2 2SO3
Sản xuất axit sunfuaric:
SO3 + H2O H2SO4
V/ NHẬN BIẾT AXIT SUNFUARIC VÀ MUỐI SUNFAT:
1/ Nhận biết được dung dịch HCl và dung dịch muối clorua: 
 Dùng thuốc thử là dung dịch muối bạcnitrat phản ứng tạo kết tủa trắng AgCl. 
HCl + AgNO3 AgCl + HNO3
NaCl + AgNO3 AgCl +NaNO3
2/ Nhận biết axit sufuaric và muối sunfat : 
 Dùng thuốc thử là dung dịch muối bariclorua, barinitrat hoặc dùng Ba(OH)2 phản ứng tạo kết tủa trắng BaSO4. 
H2SO4+ BaCl2 BaSO4â+ 2HCl
Na2SO4+BaCl2 BaSO4â+ 2NaCl
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1./ Những chất nào sau đây tác dụng được với dd H2SO4
	A./	Cu	B./	Al	C./	HCl	D./	CO2
Bài 2./	Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận biết các lọ dd không dán nhãn, không màu: NaCl, Ba(OH)2, H2SO4
	A./ Phenolphtalin	B./ dd NaOH 	C./ dd Quì tím	D./ dd BaCl2 
Bài 3./ dd HCl có thể tác dụng với chất nào sau đây:
	A.	Na2CO3 	B.	Fe 	C. NaOH	D.	Tất cả A, B, C đều đúng
Bài 4./ Có một dd hỗn hợp A gồm 0,1 mol HCl và 0,02 mol H2SO4. Cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,2M để trung hoà dd A.
Bài 5. Viết PTPƯ khi cho dd HCl lần lượt tác dụng với: 	
a) Magiê; b) Sắt (III) hidroxit; c) Kẽm oxit; d) Nhôm Oxit

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_axit.doc