Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Axit - Tiết 6: Một số axit quan trọng. Axit Sunfuric (H2SO4) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- HS biết được những tính chất vật lí và hóa học của axit H2SO4 l và tính chất hóa học riêng của H2SO4 đặc (giảm tải mục A).
- HS nêu được những ứng dụng quan trọng của H2SO4 trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng:
- HS biết quan sát TN và rút ra kết luận về tính chất hoá học của H2SO4 l và H2SO4 đặc.
- Viết các pthh chứng minh.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit.
3.Thái độ:
- Hình thành sự yêu thích môn học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tính cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực làm thí nghiệm.
- Năng lực thảo luận nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Giáo án + máy tính xách tay, tranh vẽ, bảng phụ.
- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nước, Cu, Cu(OH)2, Fe2O3, ống nghiệm, công tơ hút, cốc, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm.
2. Học sinh:
- Đọc bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà, làm việc nhóm.
- Xem lại quy định, cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm ở trang 154 Hóa 8.
Tuần: 3 – Tiết 6 CHỦ ĐỀ 2. AXIT (tiết 2) MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG – AXIT SUNFURIC (H2SO4) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - HS biết được những tính chất vật lí và hóa học của axit H2SO4 l và tính chất hóa học riêng của H2SO4 đặc (giảm tải mục A). - HS nêu được những ứng dụng quan trọng của H2SO4 trong sản xuất và đời sống. 2. Kỹ năng: - HS biết quan sát TN và rút ra kết luận về tính chất hoá học của H2SO4 l và H2SO4 đặc. - Viết các pthh chứng minh. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit. 3.Thái độ: - Hình thành sự yêu thích môn học. - Có ý thức bảo vệ môi trường. - Tính cẩn thận, chính xác. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực làm thí nghiệm. - Năng lực thảo luận nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Giáo án + máy tính xách tay, tranh vẽ, bảng phụ... - Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nước, Cu, Cu(OH)2, Fe2O3, ống nghiệm, công tơ hút, cốc, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm... 2. Học sinh: - Đọc bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà, làm việc nhóm. - Xem lại quy định, cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm ở trang 154 Hóa 8. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5’) Lời dẫn: GV yêu cầu HS: Nêu tính chất hoá học của axít và viết PTHH cho mỗi tính chất. Sau khi học sinh trả lời GV nhận xét và ghi điểm, GV dựa vào phần trả lời của h/s để giới thiệu bài: H2SO4, cũng là một axít vậy chúng có những tính chất hoá học như thế nào hôm nay các em sẽ được nghiên cứu. B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của axit H2SO4 (20’) - GV cho HS quan sát lọ đựng H2SO4 và trả lời câu hỏi H2SO4 có những tính chất vật lí nào? - GV có thể nêu thêm cách pha loãng axit. - GV yêu cầu HS nêu tính chất hoá hoc của H2SO4 loãng. - GV bổ sung và kết luận. - HS quan sát và trả lời theo câu hỏi - HS chú ý lắng nghe - HS dựa vào tính chất hoá học của axit để nêu và viết PTHH - HS dựa vào tính chất hoá học của axit để nêu và viết pthh I.Tính chất vật lí - Chất lỏng, sánh, không màu, nặng gần gấp 2 lần nước, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và toả rất nhiều nhiệt. II.Tính chất hoá học 1.H2SO4 loãng có những tính chất hoá học đầy đủ của một axit + Làm quỳ tím chuyển đỏ. + Tác dụng với kim loại. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 + Tác dụng vơi bazơ. H2SO4+Cu(OH)2 → CuSO4+ H2O + Tác dụng với oxit bazơ. H2SO4 + CuO → CuSO4+ H2O + Tác dụng được với muối Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học riêng của H2SO4 đặc (15’) - GV cho đại diện hs đọc thí nghiệm. - GV nêu lại cách tiến hành và một số điểm cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm (cẩn thận khi dùng H2SO4) - GV tiến hành thí nghiệm1: Cu + H2SO4 đặc, nóng và yêu cầu hs quan sát hiện tượng và nhận xét. - GV yêu cầu hs khác bổ sung - GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu học sinh đọc cách tiến hành t/n - GV tiến hành t/n :cho một ít đường vào ống nghiệm rồi thêm từ từ 1-2ml H2SO4 đặc. Sau đó yêu cầu quan sát hiện tượng, nhận xét và kết luận - GV bổ sung và kết luận - GV giải thích thêm tại sao khi sử dụng H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận - Đại diện hs đọc cách tiến hành thí nghiệm -HS chú ý lắng nghe - HS chú ý quan sát gv làm tn, nhận xét và rút ra kết luận (hoặc lên bảng tiến hành tn dưới sự hướng dẫn của gv ) - HS đọc cách tiến hành tn - HS quan sát hiện tượng nhận xét và kết luận - HS chú ý lắng nghe a.Tác dụng với kim loại H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối sunfát không giải phóng khí H2 Cu + H2SO4 đ,n → CuSO4 + H2O + SO2 b.Tính háo nước H2SO4 đặc có tính háo nước H2SO4(đặc) C12H22O11à 11H2O +12C C. Hoạt động củng cố: (5’) * Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng gồm đầy đủ: 5 tính chất hóa học của 1 axit + Làm đổi màu quỳ tím: sang màu đỏ + Tác dụng với kim loại: sinh ra khí H2 + Tác dụng với oxit kim loại + Tác dụng với bazo + Tác dụng với muối của axit yếu * Tính chất hóa học riêng của H2SO4 đặc + Tác dụng với KL không giải phóng khí H2 + Tính háo nước. D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: (5’) - Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài. - Học kĩ bài cũ, nghiên cứu phần tiếp theo về ứng dụng, sản xuất H2SO4, nhận biết H2SO4 và muối sunfat
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_axit_tiet_6_mot_so_axit_quan_tr.docx