Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Cacbon và hợp chất của Cacbon

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Cacbon và hợp chất của Cacbon

I. Các nội dung của chủ đề

1/ Cacbon: Các dạng thù hình của cacbon, tính chất , ứng dụng của cacbon.

2/Axit cacbonic: trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và tính chất hóa học.

3/ Tính chất, phân loại, ứng dụng muối cacbonat, chu trình cacbon trong tự nhiên.

II. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành

1/Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:

a. Kiến thức:

 Biết được:

- Các bon có 3 dạng thù hình chính : kim cương , than chì và cacbon vô định hình.

- Cacbon vô định hình ( than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và dạng hoạt động hoá học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.

- Ứng dụng của cacbon.

- Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.

- Tính tan của muối cacbonat.

- Tính chất hóa học của muối cacbonat: Tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.

- Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.

- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường sống.

b. Kỹ năng

- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của cacbon và muối cacbonat.

- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hóa học.

c. Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường sống ( bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh ).

c. Định hướng phát triển năng lực

c1. Năng lực chung

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực thực hành.

- Năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống.

- Năng lực tích hợp kiến thức liên môn.

 

docx 21 trang maihoap55 7820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Cacbon và hợp chất của Cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON
 (3 tiết:40,41,42)
I. Các nội dung của chủ đề 
1/ Cacbon: Các dạng thù hình của cacbon, tính chất , ứng dụng của cacbon.
2/Axit cacbonic: trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và tính chất hóa học.
3/ Tính chất, phân loại, ứng dụng muối cacbonat, chu trình cacbon trong tự nhiên.
II. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành
1/Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:
a. Kiến thức: 
 	Biết được: 
Các bon có 3 dạng thù hình chính : kim cương , than chì và cacbon vô định hình.
Cacbon vô định hình ( than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và dạng hoạt động hoá học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
Ứng dụng của cacbon. 
Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.
Tính tan của muối cacbonat. 
Tính chất hóa học của muối cacbonat: Tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic. 
Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống. 
Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường sống.
b. Kỹ năng 
Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của cacbon và muối cacbonat. 
Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hóa học. 
c. Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường sống ( bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh ). 
c. Định hướng phát triển năng lực
c1. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực thực hành.
- Năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Năng lực tích hợp kiến thức liên môn.
C2. Năng lực chuyên biệt
	 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học:
	+ HS biết gọi tên muối cacbonat, khái niệm muối cacbonat trung hòa và cacbonat axit.
	 + 	Biết sử dụng CTHH, PTHH, ĐLBTKL để làm bài tập liên quan tính chất của muối cacbonat.
 - Năng lực thực hành hoá học bao gồm:
	 + HS biết sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành các thí nghiệm liên quan tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat.
 + Hình thành cho HS năng lực quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm có liên quan tính chất của muối cacbonat qua sự hỗ trợ của giáo viên.
 - Năng lực tính toán
 + HS biết sử dụng ĐLBTKL, PTHH để tính toán được mol, khối lượng, thể tích của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng hoá học.
 + Tìm ra mối liên hệ toán học giữa kiến thức hoá học và các phép toán ( các bài tập đinh lượng)
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học và vận dung kiến thức hoá học vào cuộc sống.
	 + Từ kiến thức về muối cacbonat tác dụng với axit sunfuric học sinh giải quyết được một số tình huống trong thực tế vận dụng vào cuộc sống như: tình huống.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Nội dung
Loại câu hỏi / BT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Cacbon.
Câu hỏi / bài tập định tính..
- Các dạng thù hình của cacbon
- Biết được cacbon có tính khữ.
Câu hỏi / bài tập định lượng.
Tìm giá trị m gam của C khi đốt cháy trong khí oxi
BT thực hành/ Thí nghiệm/ gắn hiện tượng thực tiễn.
2. Các oxit của cacbon.
Câu hỏi / bài tập định tính.
- Hiểu CO khữ được 1 số oxit kim loại.
Câu hỏi / bài tập định lượng.
- Tính nồng độ a của dung dịch NaOH,khi cho một thể tích qua khí CO2 
BT thực hành/ Thí nghiệm/ gắn HT thực tiễn.
-Vận dụng tính khữ để khữ mùi hôi.
3. Axit cacbonic và muối cacbonnat 
Câu hỏi / bài tập định tính.
- Axit cacbonic là axit yếu
- Phân biệt được 2 loại muối cacbonat
-Phân biệt được muối cacbonat không bị nhiệt phân hủy.
Câu hỏi / bài tập định lượng.
Tính thể tích khí CO2 thoats ra khi cho một lượng muối tác dụng với axit.
Tính hiệu suất khi phân hủy CaCO3
BT thực hành/ Thí nghiệm/ gắn hiện tượng thực tiễn.
HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
BIẾT:
Câu 1: Chất nào sau đây không phải dạng thù hình của Cacbon?
A. Than chì	B. Thạch anh.	
C. Kim cương. D. Cacbon vô định hình.
Câu 2: Câu nào sau đây đúng ? Trong các phản ứng hóa học
A. cacbon chỉ thể hiện tính khử.
B. cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. cacbon không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.
D. cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử
Câu 3: Dãy các chất nào sau đây là muối axit ?
A. NaHCO3, BaCO3, Na2CO3.
 B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
 C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, MgCO3.
 D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.
Câu 4: Tính chất hóa học nào sau đây của H2CO3 là sai?
A. Được hình thành khi cho muối cacbonat phản ứng với axit
B. Là một axit yếu
C. Làm quỳ tím chuyển sang màu hồng
D. Là môt axit không bền, được tạo thành trong các phản ứng hóa học nhưng bị thủy phân ngay thành CO2 và H2O
HIỂU:
Câu 1: Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì
A. than gỗ có tính khử mạnh.
B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi.
C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi.
D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.
Câu 2: CO không khử được các oxit trong nhóm nào sau đây ?
A. Fe2O3, MgO B. MgO, Al2O3
C. Fe2O3, CuO D. ZnO, Fe2O3,
Câu 3: Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân ?
A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3
VẬN DỤNG THẤP
Bài tập 1. Viết các phương trình theo sơ đồ sau : 
 Cu
(3)
 CO (2) CO2 (4) Na2CO3 (5) CO2 (6) CaCO3
 Fe
BT2 . Thể tích khí ở đktc thoát ra khi cho 10,6g Na2CO3 phản ứng hoàn toàn với lượng dư HCl là
 A. 1,12 lít.
 B. 2,24 lít.
 C. 3,36 lít.
 D. 4,48 lít.
BT3: Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được (đktc). Giá trị của m là
A. 1,2 và 1,96. B. 1,5 và 1,792.
C. 1,2 và 2,016. D. 1,5 và 2,8.
Bài tập 3: Hấp thụ hết 1,792 lít (đktc) khí CO2 vào 1 lít dung dịch NaOH aM thu được dung dịch X . Cho X vào dung dịch BaCl2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,08 B. 0,12
C. 0,16 D. 0,10.
 VẬN DỤNG CAO
Bài tập 1: Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được (đktc). Giá trị của m là
A. 1,2 và 1,96. B. 1,5 và 1,792.
Bài tập 2: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 78%. B. 50%. C. 62,5%. D. 97,5%.
C. Thời lượng:
- Tiết 1: Cacbon
Kĩ thuật dạy học mới có thể áp dụng: kĩ thuật mảnh ghép (phần TCHH của Cacbon)
- Tiết 2: Các oxit của Cacbon
Phương pháp dạy học mới có thể áp dụng: làm việc với SGK, hoàn thành SĐTD (toàn bộ nội dung bài)
- Tiết 3: Axit cacbonic và muối cacbonat
Phương pháp dạy học: thực hành thí nghiệm (phần TCHH của muối Cacbonat).
D. Các hoạt động:
Tiết 1
1. Nghiên cứu bài mới: GV đưa ra tình huống: khi cơm bị khê chúng ta thường làm như thế nào để cơm bớt đi mùi khê? → lấy cục than to đặt bên trên. 
(?) Tại sao chúng ta lại làm như vậy, các em sẽ giải đáp khi ta tìm hiểu tính chất của C (than gỗ).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: ( 5 phút ) 
GV:Vào bài mới: Ở bài học trước chúng ta đã biết một phi kim cụ thể là clo. Trong tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu 1 phi kim khác cũng có nhiều ứng dụng không kém clo đó là cacbon. 
GV thông báo: 
Nguyên tố photpho có 2 loại đơn chất: photpho đỏ và photpho trắng. 
Nguyên tố oxi có 2 loại đơn chất khác nhau: Khí oxi và khí ozon.
 Photpho và oxi có hai đơn chất khác nhau ta gọi là dạng thù hình. Vậy thù hình là gì? 
 HS: Trả lời câu hỏi trên.
GV: Yêu cầu kể các loại than mà em biết. Nêu các dạng thù hình của các bon và tính chất từng loại. 
 HS: nêu các dạng thù hình và tính chất của nó. 
GV:Trong 3 dạng thù hình, thì cacbon vô định hình hoạt động hoá học nhất. 
Hoạt động 2: ( 10 phút ) 
GV: Ngoài những tính chất vật lý đã nêu, các bon còn có tính chất vật lý nào đặc biệt? Các em nghiên cứu thí nghiệm. 
GV: Thực hiện thí nghiệm biểu diễn: Lắp ráp dụng cụ như hình 3.7 trang 82. Sgk. 
 HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng, giải thích: màu của mực trên lớp than và màu của dung dịch thu được ở cốc phía dưới. 
 ( Mực bị mất màu, do than gỗ giữ lại chất màu trên bề mặt của nó). 
GV : Thông báo bằng nhiều thí nghiệm khác, người ta nhận thấy than gỗ có khã năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch => than gỗ có tính hấp phụ. 
Than gỗ, than xương mới được điều chế ( gọi là than hoạt tính ) có tính chất hấp phụ cao. Chế tạo mặt nạ phòng độc.
Hoạt động 4: ( 5 phút ) 
GV hỏ : cacbon có tính chất hóa học của phi kim không ? 
 HS : trả lời.
Gv khẳng định : cacbon tác dụng được với hiđro, với kim loại nhưng rất khó khăn. 
C + 2H2 1000oc CH4 
Ca + 2C Hồ quan điện CaC2 
Chứng tỏ cacbon là một phi kim hoạt động hoá học yếu. 
Do vậy chỉ tìm hiểu tính chất hóa học có nhiều ứng dụng thực tế của cacbon. 
Hoạt động 5: ( 10 phút ) 
GV: Làm thí nghiệm các bon tác dụng với oxi. 
 HS : Quan sát, nhận xét hiện tượng, viết phương trình hóa học. Vai trò của cacbon tròn phản ứng này.
GV: Biểu diễn thí nghiệm CuO tác dụng với cacbon: Trộn hổn hợp 1 thìa CuO, 2 thìa C trộn đều. Lấy 1 ít hổn hợp cho vào ống nghiệm khô để làm thí nghiệm. Lắp ráp dụng cụ như hình 3.9.
 HS : Quan sát, nhận xét hiện tượng, viết phương trình hóa học.
GV ngoài ra ở nhiệt độ cao cacbon còn khữ được chất nào khác? Người ta ứng dụng phản ứng này để làm gì trong sản xuất.
( một số oxit kim loại như pbO, znO thành pb, zn )
Hoạt động 6: ( 5 phút ) 
GV: Hướng dẫn liên hệ về các dạng thù hình cacbon, nêu ứng dụng. 
 HS: tự học. 
Hoạt động 7: Kiểm tra – đánh giá (5 phút ) 
GV: Nêu câu hỏi: 
Câu 1: Chất nào sau đây không phải dạng thù hình của Cacbon?
A. Than chì	B. Thạch anh.	
C. Kim cương. D. Cacbon vô định hình.
Câu 2: Câu nào sau đây đúng ? Trong các phản ứng hóa học
A. cacbon chỉ thể hiện tính khử.
B. cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. cacbon không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.
D. cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử
Câu 1: Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì
A. than gỗ có tính khử mạnh.
B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi.
C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi.
D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.
BT2: Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được (đktc). Giá trị của m là
A. 1,2 và 1,96. B. 1,5 và 1,792.
C. 1,2 và 2,016. D. 1,5 và 2,8.
Bài tập 1: Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được (đktc). Giá trị của m là
A. 1,2 và 1,96. B. 1,5 và 1,792.
C. 1,2 và 2,016. D. 1,5 và 2,8.
GV: nhà học bài, làm bài tập 3,4,5 sgk trang 81 và xem trước phần “ các oxit của cacbon” cần nắm được: Tính chất của các oxit : CO và CO2 
I/ CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON: 
1.Dạng thù hình là gì? 
Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên. 
2. những dạng thù của các bon: 
 - Kim cương : cứng, trong suốt, không dẫn điện.
- Than chì : mền, dẫn điện.
- Cacbon vô định hình : ( than gỗ, than đá, than xương, mồ hống .) xốp, không dẫn điện. 
II/ TÍNH CHẤT CỦA CACBON:
Tính chất hấp phụ: 
 Than gỗ có khã năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. 
2.Tính chất hóa học: 
to
Cac bon tác dụng với oxi: 
 C + O2 CO2 
 Chất khữ 
to
Cac bon tác dụng với oxit kim loại: 
 2CuO + C 2Cu + CO2
 Chất khữ
Kết luận: Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính khữ. 
III / ỨNG DỤNG CỦA CACBON: 
Than chì: làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.
Kim cượng: làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính 
Cacbon vô định hình: Than hoạt tính làm mặt nạ phòng hơi độc, làm chất khử màu, khữ mùi than đá, than gỗ làm nhiên liệu, làm chất khử . 
Tiết 2
GV: Có nhiều cái chết bí ẩn vào mùa đông tại một số gia đình dùng lò sưởi than để sưởi ấm; đến bây giờ người ta đã có thể khẳng định được nguyên nhân chính là do oxit cacbon. Vậy Cacbon có những oxit nào? Chất nào gây ra hiện tượng trên?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH 
Hoạt động 1: ( 5 phút ) 
 Sữa bài tập.
GV: gọi một học sinh làm bài tập 2/84.
 HS: C + 2CuO 2Cu + CO2
 C + 2PbO 2Pb + CO2 
 2C + CO2 2CO 
 C + 2FeO 2Fe + CO2 
 Hoạt động 2: (4phút ) 
GV:Vào bài mới: Cacbon có hai oxit CO và CO2. Giữa CO và CO2 có gì giống, khác nhau về thành phần phân tử, tính chất vật lý tính chất hóa học và ứng dụng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 2 oxit này. 
GV: Yêu cầu tham khảo sách giáo khoa và nêu những tính chất vật lý của CO.
 HS: Đọc sách giáo khoa và nêu tính chất vật lý của CO.
Hoạt động 3: ( 10 phút ) 
GV: yêu cầu tham khảo sách giáo khoa. Nêu ra tính chất của CO. 
HS: Đọc sách giáo khoa và nêu được CO là oxit trung tính. 
GV:Ngoài ra CO còn có tính chất hóa học nào khác? Các em quan sát thí nghiệm được mô tả ở hình 3.11.
 HS: Quan sát, nêu hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ xuất hiện; nước vôi trong vẫn đục.
Kết luận: Ở nhiệt độ cao CO có tính khữ mạnh. Viết PTHH 
GV: Ngoài khữ CuO ra CO còn có khả năng khữ những chất nào khác?
CO + CuO
CO + Fe3O4 
CO + O2 
HS: Viết PTHH 
Hoạt động 4: ( 3 phút ) 
GV: yêu cầu nêu ứng dụng của CO qua các bài học trước đã biết. 
 HS:Nêu một số ứng dụng của CO. 
Hoạt động 5: ( 4 phút ) 
GV: Yêu cầu nêu những tính chất vật lý của CO2 : trạng thái, màu, mùi, 
HS: nêu những tính chất vật lý của CO2. 
Hoạt động 6: ( 10 phút ) 
GV: Hỏi học sinh: CO2 thuộc loại oxit nào? Vậy CO2 có những tính chất hóa học của oxit axit không ? 
HS:CO2 là một oxit axit.Có đầy đủ tính chất hoá học của oxit axit: Tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với oxit bazơ. 
GV: Làm thí nghiệm CO2 phản ứng với nước.
 HS: Quan sát, nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học minh hoạ.
 Hoạt động 7: ( 2 phút ) 
GV: yêu cầu nêu những ứng dụng CO2. 
HS: Tham khảo sgk, nêu những ứng dụng CO2.
Hoạt động 8: ( 5 phút ) 
Kiểm tra – đánh giá
Câu 1: CO không khử được các oxit trong nhóm nào sau đây ?
A. Fe2O3, MgO B. MgO, Al2O3
C. Fe2O3, CuO D. ZnO, Fe2O3,
Bài tập 2: Hấp thụ hết 1,792 lít (đktc) khí CO2 vào 1 lít dung dịch NaOH aM thu được dung dịch X . Cho X vào dung dịch BaCl2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,08 B. 0,12
C. 0,16 D. 0,10.
Bài tập 3. Viết các phương trình theo sơ đồ sau : 
 Cu
(3)
 CO (2) CO2 (4) Na2CO3 (5) CO2 (6) CaCO3
 Fe
Hoạt động 9: ( 2 phút ) 
GV: về nhà làm bài tập: 1,2,3,4 sgk trang 87; Xem trước phần “ Axit cacbonic và muối cacbonat”.Cần nắm được: 
Những biểu hiện được xem axit H2CO3 l axit yếu?
Tính tan của muối cacbonat.
Cch tiến hnh cc thí nghiệm thể hiện tính chất hố học của muối cacbonat.
I/ CACBON OXIT:( CO= 28) 
1.Tính chất vật lý: CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc. 
2.Tính chất hóa học:
a) CO là oxit trung tính: Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.
to
to
b) CO là chất khữ: Ở nhiệt độ cao, CO khữ được nhiều oxit kim loại : 
to
CO + CuO Cu + CO2 
to
CO + Fe3O4 CO2 + 3Fe
2CO + O2 2CO2 
Ứng dụng: 
Trong công nghiệp: CO được dùng làm nhiên liệu, chất khữ, 
Trong công nghiệp hoá học: CO được dùng làm nguyên liệu. 
II/ CACBON ĐIOXIT: ( CO2= 44 ) 
Tính cất vật lý: 
CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy. 
2.Tính chất hóa học: 
Tác dụng với nước: 
 CO2 + H2O H2CO3
Tác dụng với dung dịch bazơ : 
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
1mol 2mol 
CO2 + NaOH NaHCO3
1mol 1mol
CO2 tác dụng với NaOH, tùy thuộc tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà có thể tạo ra muối trung hòa, hay muối axit, hoặc hổn hợp 2 muối.
Tác dụng với oxit bazơ:
 CO2 + CaO CaCO3
Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit. 
Ứng dụng: 
 - CO2 Dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm.
 - CO2 được dùng trong sản xuất nước giải khác có ga, sản xuât sôđa, phân đạm, ... 
Tiết 3
2. Nghiên cứu bài mới: trong phần Cacbon và các hợp chất của Cacbon em đã tìm hiểu cacbon và oxit của cacbon; trong tiết này em sẽ tìm hiểu nhóm hợp chất quan trọng của cacbon nữa là axit cacbonic và muối cacbonat.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit Cacbonic (10’)
-Y/c HS tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi sau:
(?) Axít cacbonic có ở đâu trong tự nhiên? Tại sao lại nói H2CO3 là axít yếu? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
-HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
H2O + CO2 D H2CO3
I/ Axit Cacbonic (H2CO3)
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí. (SGK)
2. Tính chất hoá học.
-Là axít yếu: làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt
-Là axit không bền: bị phân huỷ ngay thành H2O và CO2 trong các phản ứng hoá học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về muối Cacbonat. (20’)
(?) Axit cacbonic có thể tạo ra những gốc axit nào?
-GV giới thiệu về các loại muối cacbonat trung hoà và muối cacbonat axít.
(?) Thế nào là muối trung hòa? Muối axít ?
-Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng tính tan, nhận xét tính tan của các muối Cacbonat.
(?) Em hãy dự đoán TCHH của muối cacbonat ?
-GV yêu cầu HS đề xuất các TN chứng minh (dựa trên các hóa chất có sằn)
-GV chốt lại các TN có thể thực hiện và yêu cầu nhóm HS thực hiện TN.
-Có thể yêu cầu HS làm một số TN phản VD (không có phản ứng xảy ra) để củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi:
K2CO3 + NaOH
Na2CO3 + NaCl không có PƯ
-GV chốt lại kiến thức trọng tâm
- Có thể tạo ra 2 gốc axit là 
= CO3 và – HCO3
-HS lắng nghe.
-Muối axít: gốc axit có chứa nguyên tố H, muối trung hoà thì không.
-HS dự đoán tính chất của muối cacbonat: tác dụng với axít, với dd bazơ, với dd muối và bị nhiệt phân hủy.
-HS đề xuất TN và tiến hành TN chứng minh
* Cho muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh (HCl hoặc H2SO4)
Nhỏ lần lượt vài giọt dd HCl vào 2 ống nghiệm chứa dd NaHCO3 và Na2CO3
→ Có khí bay lên → Muối cacbonat PƯ được với axít. 
* Muối cacbonat tác dụng với bazơ: cho dd K2CO3 vào ống nghiệm đựng dd Ca(OH)2
→ Có kết tủa màu trắng. 
* Muối cacbonat tác dụng với dd muối khác.
Na2CO3 + CaCl2 NaCl + CaCO3
→ Có kết tủa màu trắng. 
II/ Muối Cacbonat 
1. Phân loại
-Muối trung hòa: Na2CO3, CaCO3
-Muối axít: NaHCO3, Ca(HCO3)2
2. Tính chất
a. Tính tan
-Đa số muối trung hoà không tan. (trừ muối của K, Na)
- Đa số muối axít tan.
b. Tính chất hoá học.
* Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axít.
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
* Muối cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ.
K2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + KOH.
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 2CaCO3 + 2H2O
* Muối cacbonat tác dụng với dd muối khác.
Na2CO3 + CaCl2 NaCl + CaCO3
* Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ. 
CaCO3 CaO + CO2
NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
Hoạt động 3: tìm hiểu chu trình Cacbon trong tự nhiên.(1 phút) 
-GV khuyến khích học sinh tự đọc.
Hoạt động 3: Kiểm tra – đánh giá: (4 Phút)
Câu 1: Dãy các chất nào sau đây là muối axit ?
A. NaHCO3, BaCO3, Na2CO3.
 B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
 C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, MgCO3.
 D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.
Câu 2: Tính chất hóa học nào sau đây của H2CO3 là sai?
A. Được hình thành khi cho muối cacbonat phản ứng với axit
B. Là một axit yếu
C. Làm quỳ tím chuyển sang màu hồng
D. Là môt axit không bền, được tạo thành trong các phản ứng hóa học nhưng bị thủy phân ngay thành CO2 và H2O
Câu 3: Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân ?
A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3
Bài tập : Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 78%. B. 50%. C. 62,5%. D. 97,5%. (về nhà làm)
5. Dặn dò: 
Làm bài tập còn lại, Chuẩn bị theo yêu cầu:
(?)Thành phần hoá học chủ yếu của cát, thạch anh là gì? Mang một số mẫu cát, thạch anh; tìm hiểu quy trình sản xuất ximăng trên thông tin đại chúng, trong sách giáo khoa.
HS về nhà đọc sách giáo khoa. 
III/ Chu trình Cacbon trong tự nhiên. (đọc SGK)
 Giáo viên biên soạn
 ĐỖ Văn Lập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_cacbon_va_hop_chat_cua_cacbon.docx