Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Glucozơ, Saccarozơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Glucozơ, Saccarozơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- HS nêu được: CTPT, tính chất hóa học của glucozơ, saccarozơ. (phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu)

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

a. Kiến thức:

HS nêu được:

- Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng)

- Tính chất hóa học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu

-Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim

-Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

b. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật .rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ, saccarozơ.

- Viết được các PTHH (dạng CTPT) minh họa tính chất hóa học của glucozơ, saccarozơ.

- Phân biệt dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic

- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình.

- Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ  glucozơ  ancol etylic  axit axetic

- Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic.

- Tính % khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía

 

doc 6 trang Hoàng Giang 02/06/2022 5750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Glucozơ, Saccarozơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ, SACCAROZƠ
Giáo án số: 60	 Tiết PPCT: 60,61
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 23/06/2020
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- HS nêu được: CTPT, tính chất hóa học của glucozơ, saccarozơ. (phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu)	
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 Kiến thức: 
HS nêu được:
- Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng)
- Tính chất hóa học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu
-Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim
-Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.
b. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật ...rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ, saccarozơ.
- Viết được các PTHH (dạng CTPT) minh họa tính chất hóa học của glucozơ, saccarozơ.
- Phân biệt dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình.
- Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ ® glucozơ ® ancol etylic ® axit axetic 
- Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic.
- Tính % khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
- Dụng cụ thí nghiệm: 
- Glucozơ, saccarozơ dd AgNO3, dd NH3
- Ống nghiệm, đèn cồn, nước.
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’	
Gluxit (hay cacbon hiđrat) là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất hữu cơ thiên nhiên có công thức chung Cn(H2O)m 
- Gluxit tiêu biểu và quan trọng nhất là glucozơ vậy glucozơ có tính chất và ứng dụng gì ?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên của glucozơ, saccarozơ 
7’
- Glucozơ:
Công thức phân tử: C6H12O6 
Phân tử khối: 180
- Saccarozơ:
Công thức phân tử: C12H22O11 
I. Trạng thái tự nhiên:
- Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín. Glucozơ có trong cơ thể người và động vật.
- Saccarozơ có nhiều trong thực vật như: Mía, củ cải đường, thốt nốt 
Gv: Cho học sinh quan sát tranh 5.9
Gv: Glucozơ có ở đâu ?
Gv: Yêu cầu Hs xem thông tin trong SGK và hỏi đường saccarozơ có ở đâu ?
Gv: Trong thực tế thì người ta sử dụng nguyên liệu nào để sản xuất đường ?
Gv: Nồng độ đường trong mía có thể đạt tới 13%.
Gv: Nêu trạng thái tự nhiên glucozơ và saccarozơ?
Gv: Kết luận.
Hs: Quan sát hình 
Hs: Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín. Glucozơ có trong cơ thể người và động vật.
Hs: Saccarozơ có nhiều trong thực vật như: Mía, củ cải đường, thốt nốt 
Hs: Thường sử dụng mía đường làm nguyên liệu sản xuất đường.
Hs: Trả lời (Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí:
7’
II. Tính chất vật lí:
 Glucozơ và Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước
Gv: Lấy glucozơ vào ống nghiệm, quan sát trạng thái, màu sắc, của glucozơ. Sau đó cho vào ống nghiệm một ít nước, lắc nhẹ. Nhận xét về khả năng hoà tan của glucozơ trong nước
Gv: Cho Hs nêu tính chất vật lý glucozơ?
Gv: Lấy saccarozơ vào ống nghiệm, quan sát trạng thái, màu sắc, Sau đó cho vào nước, lắc nhẹ. Nhận xét về khả năng hoà tan của saccarozơ trong nước
Gv: Cho Hs nêu tính chất vật lý saccarozơ?
Gv: Kết luận
Hs: Quan sát 
Hs: Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước
Hs: Quan sát
Hs: Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học:
35’
III. Tính chất hóa học:
1. Tính chất hóa học của glucozơ
a. Phản ứng oxi hoá glucozơ:
 Axit gluconic
- Phản ứng được dùng để tráng gương nên gọi là phản ứng tráng gương. Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
b. Phản ứng lên men rượu:
 Khi cho men rượu vào dd glucozơ ở nhiệt độ thích hợp ( 30-32oC), glucozơ sẽ chuyển hóa dần thành rượu etylic theo PTHH:
2. Tính chất hóa học của saccarozơ
- Saccarozơ không có phản ứng tráng gương, bị thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch axit, tạo ra glucozơ và fructozơ.
- PTHH:
Saccarozơ Glucozơ Fructozơ 
 - Fructozơ có cấu tạo khác glucozơ.
Gv: Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương: Nhỏ vài giọt dd bạc nitrat vào ống nghiệm đựng dd amoniac lắc nhẹ. Thêm tiếp dd glucozơ vào, sau đó đặc ống nghiệm vào trong cốc nước nóng
Gv: Phản ứng trên được dùng để tráng gương nên gọi là phản ứng tráng gương. Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
Gv: Kết luận
Gv: Yêu cầu học sinh nêu phương pháp sản xuất rượu etylic và viết PTHH.
Gv: Kết luận
Gv: Tiến hành thí nghiệm như SGK.
Gv: Thí nghiệm 1: Cho dd saccarozơ vào ống nghiệm đựng dd bạc nitrat trong amoniac, sau đó đun nhẹ quan sát.
Gv: Thí nghiệm 2: Cho dd saccarozơ vào ống nghiệm, thêm vào 1 giọt dd H2SO4, đun nóng 2 – 3 phút . Sau đó thêm dd NaOH vào để trung hoà. Cho dd vừa thu được vào ống nghiệm chứa dd AgNO3 trong amoniac.
Gv: Cho Hs nêu hiện tượng? viết phương trình.
Gv: Fructozơ có cấu tạo khác glucozơ.
 Phản ứng thuỷ phân saccarozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của enzim ở nhiệt độ thường.
Gv: Kết luận.
Hs: Nêu hiện tượng và viết PTHH
-Hiện tượng có chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm
-PTHH: 
 Axit gluconic
Hs: Ghi bài.
Hs: Khi cho men rượu vào dd glucozơ ở nhiệt độ thích hợp ( 30-32oC), glucozơ sẽ chuyển hóa dần thành rượu etylic theo PTHH:
 Hs: Ghi bài.
Hs: Nhận xét và nêu hiện tượng:
Hs: Không có hiện tượng gì xảy ra, chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương
Hs: Saccarozơ không có phản ứng tráng gương, bị thuỷ phân khi đun nóng với dd axit, tạo ra glucozơ và fructozơ.
Hs: Nêu hiện tượng và nhận xét hiện tượng.
Hiện tượng: có kết tủa Ag xuất hiện.
Nhận xét: Đã xảy ra phản ứng tráng gương. Đó là do khi đun nóng dd có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ.
-PTHH:
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 2: Glucozơ, saccarozơ có những ứng dụng gì?
10’
IV. Glucozơ, saccarozơ có những ứng dụng gì?
- Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.
- Saccarozơ là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm, là thức ăn của người.
Gv: Cho học sinh xem sơ đồ ứng dụng glucozơ
 Gv: Glucozơ có những ứng dụng gì?
Gv: Cho Hs xem sơ đồ ứng dụng của saccarozơ.
Gv: Saccarozơ có những ứng dụng gì?
Gv: Kết luận.
Hs: Quan sát sơ đồ: 
Hs: Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.
Hs: Quan sát sơ đồ: 
Hs: Saccarozơ là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm, là thức ăn của người.
Hs: Ghi bài.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 28’
Bài tập Glucozơ
Bt1/152: Quả táo, quả nho, quả chuối 
Bt2/152 a. Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dd NH3 , chất nào tham gia phản ứng tráng gương đó là glucozơ còn chất còn lại là rượu etylic.
b.Chọn thuốc thử là Na2CO3, chất nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH chất còn lại là glucozơ
Bt3/152:Khối lượng dd glucozơ cần lấy là : 500 x 1 = 500g
Vậy khối lượng glucozơ cần lấy là: 
Bài 4. Khi lên men glucozơ người ta thấy thoát ra 11,2 lít khí CO2, ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men
b) Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất quá trìn lên men là 90%
Hướng dẫn giải:
a) Số mol CO2 = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol
Thấy số mol C2H5OH = số mol CO2 = 0,5 mol => m C2H5OH = 0,5 x 46 = 23 g
b) Số mol glucozơ phản ứng = ½ số mol CO2 = 0,25 mol
Vì hiệu suất phản ứng là 90% nên lượng glucozơ lấy lúc ban đầu là:
Bài tập Saccarozơ
Gv: Cho học sinh đọc phần em có biết và hướng dẫn học sinh giải các bài tập.
1/ Cách làm đúng:là b vì khi chưa cho nước đá vào đường sẽ dễ tan hơn do nhiệt độ của nước trong cốc chưa bị hạ xuống.
Gv: Hướng dẫn Hs giải bài tập.
Bài tập 2: PTHH trong sơ đồ chuyển đổi:
 Saccarozơ Glucozơ Fructozơ
Bài tập 3: Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí , đường saccarozơ có trong mía sẽ bị vi khuẩn có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ, sau đó thành rượu etylic
Bài tập 4. Để phân biệt ba dd glucozơ, rượu etylic, saccarozơ ta làm như sau:
Thí nghiệm 1: Cho các dd tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 , chất nào có phản ứng tráng bạc là glucozơ.
Thí nghiệm 2: Cho vài giọt H2SO4 vào hai dd còn lại , đun nóng một thì gian rồi cho dd AgNO3 trong NH3 vào. Dung dịch nào có phản ứng tráng bạc, đó là dd saccarozơ.
Bài tập 5 :
Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.
Lời giải:
Trong 1 tấn mía chứa 13% saccarozơ có: 1/100 x 13 tấn saccarozơ.
Khối lương saccarozơ thu được: 13/100 x 80/100 = 0,104 tấn hay 104 kg.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’	
Em hãy tìm hiểu xem tầm quan trọng của glucozơ và saccarozơ trong đời sống và sản xuất
C. RÚT KINH NGHIỆM
Về nội dung, thời gian và phương pháp
-----˜ -& -™-----
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 04 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 11 tháng 04 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_glucozo_saccarozo_nam_hoc_2020.doc