Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Trình bày được:

 Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

 Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp

 Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.

2. Năng lực:

 Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

 

docx 23 trang maihoap55 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 tiết 47:
Bài 40. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức 
Trình bày được: 
- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp
- Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên. 
2. Năng lực: 
	Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Về phẩm chất
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
Trung thực: Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống. 
Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Giáo viên : 
- Hộp mẫu vật : Mẫu dầu mỏ, mẫu các sản phẩm chưng chất dầu mỏ.
- Tranh vẽ dầu mỏ và cách khai thác dầu mỏ.
- Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm .
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú trong học tập
b. Nội dung: Trò chơi: Tìm tên bài hát với các gợi ý:
+ GV giới thiệu hình ảnh giàn khoan dầu Việt nam
+ Bài hát được nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn viết vào năm 1984, sau 3 năm khi ông được đi thực tế Vũng tàu vào năm 1981
+ Nghe bài hát 
Tên bài hát: “ Mùa xuân từ những giếng dầu”
c. Sản phẩm: Học sinh nêu các dự đoán
d. Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ: Đi tìm tên bài hát từ các gợi ý của GV
Thực hiện nhiệm vụ: GV đưa ra lần lượt các gợi ý; HS đưa ra các dự đoán 
Báo cáo: Kết quả dự đoán của HS
Kết luận: GV cho HS nghe bài hát “Mùa xuân từ những giếng dầu”
GV giới thiệu bài học mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. DẦU MỎ 
a.Mục tiêu: HS biết được:
- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ; phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Ứng dụng: Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp
- Năng lực phát hiện vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường.
b. Nội dung:
 1. Tính chất vật lí:
HS: Quan sát.
- Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước.
HS: Nhận xét.
HS: Kết luận.
2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
* Dầu mỏ có ở đâu ?
HS đọc thông tin SGK.
HS: Trả lời
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS quan sát tranh hình 4.16.
- Dầu mỏ được khai thác như thế nào ?
Quan sát tranh hình 4.17
HS: Quan sát tranh.
HS: Trả lời
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
HS: Nghiên cứu thông tin trong SgK.
- Phương pháp nào để chế biến Dầu mỏ ?
- Trình bày phương pháp chưng cất dầu mỏ ?
- Sản phẩm chưng cất dầu mỏ ?
- Ứng dụng của sản phẩm chưng cất dầu mỏ ?
HS: Trình bày phương pháp chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học.
c. Sản phẩm:
HS trình bày được:
- Dầu mỏ là chất lỏng, sánh màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
- Mỏ dầu thường có 3 lớp:
+ Lớp khí mỏ dầu (khí đồng hành): thành phần chính CH4.
+ Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp phức tạp của nhiều hidrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
+ Lớp nước mặn.
– Cách khai thác: Khoan những lổ khoan xuống lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu), sau đó phải bơm nước hoặc khí xuống.
- Các sản phẩm chế biến dầu mỏ gồm :
- Khí đốt
- Xăng
- Dầu thắp
- Dầu điezen
- Dầu mazut
- Nhựa đường. 
 + Dầu nặng Xăng + Hỗn hợp Khí
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ. ,hình vẽ 4.16; 4.17, kết hợp đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi của GV
+ Nêu TCVL của dầu mỏ
+ Hãy nêu cấu tạo túi dầu.
+ Hãy liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ.
+ Hãy kể tên các sản phẩm của dầu mỏ.
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát mẫu vật và hình vẽ. Đọc thông tin. Trả lời câu hỏi.
Báo cáo: Đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. HS khác nhận xét.
Kết luận: GV phân tích sản phẩm của HS, nhận xét mức độ hoàn thành theo yêu cầu đặt ra về kiến thức, kỹ năng.
Hoạt động 2.2. KHÍ THIÊN NHIÊN
a)Mục tiêu
Trình bày được: 
-Thành phần, trạng thái tự nhiên của khí thiên nhiên ; phương pháp khai thác.
- Ứng dụng: khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp
- Năng lực phát hiện vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường.
b)Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK biểu đồ hình 4.18 
-GV yêu cầu HS cho biết:
1. Khí thiên nhiên có ở đâu? Thành phần chính?
2. Cách khai thác?
3. Ứng dụng?
c) Sản phẩm
HS : Quan sát biểu đồ trong SGK và trả lời câu hỏi: 
- Có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu là khí metan (95%).
- . Khoan xuống mỏ khí
- Là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
d) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 4.18 kết hợp đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi
1. Khí thiên nhiên có ở đâu? Thành phần chính?
2. Cách khai thác?
3. Ứng dụng
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình vẽ. Đọc thông tin
Báo cáo: Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS khác nhận xét bổ sung .
Kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM ( HS tự học)
Hoạt động 3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong
b. Nội dung: -Giáo viên chiếu bài tập lên tivi Bài tập 1,2,3,4 SGK/ 129
yêu cầu HS làm vào vở
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d. Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm bài tập vào vở
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành các bài tập theo yêu cầu
Báo cáo: Đai diện cá nhân HS lên bảng trình bày. HS cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung khi cần.
Kết luận: GV nhận xét bài làm của HS .
+Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
+Chốt lại kiến thức đã học.
-----------------------------------˜ ™-----------------------------------
Tuần 24 Tiết 48 
Bài 41. NHIÊN LIỆU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức Trình bày được: 
- Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí)
- Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
2. Năng lực: 
	Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh.
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
 -Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Về phẩm chất
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
Trung thực: trung thực trong bó cáo kết quả thảo luận. 
Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường; phòng chống cháy nổ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Giáo viên : 
Biểu đồ 4.21 và 4.22 SGK/130 – 131.
Một số hình ảnh liên qua đến sự đốt nhiên liệu
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1 : Khởi động 
a. Mục tiêu: 
Tạo tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học mới.
Năng lực phát hiện vấn đề
b. Nội dung: GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến sự cháy của nhiên liệu
.
Nêu điểm chung, điểm khác nhau của 3 hình ảnh đó.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
 Điểm chung: Sự cháy có tỏa nhiệt và phát sáng
Điểm khác nhau : Lần lượt: Chất lỏng – chất rắn và chất khí cháy
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và rút ra nhận xét.
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh do GV cung cấp và bằng hiểu biết của bản trả lời câu hỏi của GV.
Báo cáo: Cá nhân HS trình bày nhận xét, cả lớp theo dõi bổ sung sữa chữa nếu cần.
Kết luận: GV nhận xét tinh thần làm chủ động tích cực tìm hiểu bài của HS 
GV đưa ra kết luận chung cho ba bức ảnh là sự cháy của nhiên liệu để vào bài học mới.
GV: đặt vấn đề Hàng ngày gia đình nào cũng phải dùng 1 loại chất đốt để đun nấu Có thể có gia đình đun nấu bằng bếp ga, bằng bếp than, bếp củi..những chất đốt đó được gọi là nhiên liệu. Vậy, nhiên liệu là gì? Được phân loại như thế nào? Sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1 . NHIÊN LIỆU LÀ GÌ 
a)Mục tiêu :	Trình bày được: 
- Khái niệm về nhiên liệu; kể tên được 1 số nhiên liệu thường dùng
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực tự học ( Tự lực)
b) Nội dung
 Nhiên liệu là gì? Kể tên một số nhiên liệu thường dùng?
Nếu khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là loại nhiên liệu không? 
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS: 
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng
Ví dụ: than, củi, dầu hoả, khí gaz
d) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Báo cáo: Cá nhân HS trả lời 
Kết luận: HS khác nhận xét . Gv kết luận và đưa ra tình huống 
Nếu khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là loại nhiên liệu không? 
 (Điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt nhưng không phải là nhiên liệu)
Hoạt động 2.2. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
a)Mục tiêu :	Trình bày được: các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí)
Năng lực hợp tác, giao tiếp.
Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.
b) Nội dung:
Dựa vào trạng thái nhiên liệu được phân thành những loại nào? 
Đọc thông tin về quá trình hình thành than mỏ, nêu đặc điểm?
Quan sát hình 4.21;4.22 nhận xét về hàm lượng C trong mỗi loại than.
Thảo luận nhóm nêu ưu điểm và hạn chế của mỗi loại nhiên liệu?
Nhóm 1 : Nhiên liệu rắn
Nhóm 2: Nhiên liệu lỏng
Nhóm 3: Nhiên liệu khí
c)Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Dựa vào trạng thái, có thể chia các nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.
1. Nhiên liệu rắn: Gồm các than mỏ, gỗ.......
2. Nhiên liệu lỏng: Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ như xăng, dầu hoả, rượu ..
3. Nhiên liệu khí: Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
d) Tổ chức thực hiện :
*Giao nhiệm vụ : Yêu cầu HS phân loại các nhiên liệu thường gặp
- Quan sát phân tích hình 4.21 ;4.22 nhận xét.
- Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận về ưu điểm và hạn chế của các loại nhiên liệu.
* Thực hiện nhiệm vụ : HS trả lời câu hỏi
HS thảo luận nhóm và ghi lại kết quả thảo luận
* Báo cáo : Cá nhân trả lời 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác có thể nhận xét và bổ sung nếu cần.
* Kết luận : GV nhận xét câu trả lời của HS.
Hoạt động 2.3. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
a) Mục tiêu: Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
- Năng lực thực hành hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường; phòng chống cháy nổ.
b)Nội dung
Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả?
+ Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy.
+ Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
+ Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết.
Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả?
Tác dụng của việc sử dụng nhiên liệu có hiệu quả?
c) Sản phẩm
HS trả lời
Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả?
+ Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy.
+ Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
+ Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết.
Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả?
Vì nếu nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường
Tác dụng của việc sử dụng nhiên liệu có hiệu quả?
Tiết kiệm nhiên liệu,hạn chế ô nhiễm môi trường. 
Hoạt động 3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: - Năng lực tự học
- Năng lực thực hành hóa học
 -Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
b. Nội dung: Bài tập 1.2.3 SGK/ 132
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ: Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập 1;2;3 SGK.
Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập vào vở
Báo cáo: Cá nhân HS kết quả làm bài tập.
Kết luận: GV nhận xét.
Hoạt động 4. Vận dụng 
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức vận dụng vào cuộc sống, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung:Nêu ý nghĩa của biển báo/Tác dụng của bình là gì?
c. Sản phẩm::
 Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ: HS qua sát hình ảnh
Báo cáo: Câu trả lời của HS
Kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HS
+Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
+Chốt lại kiến thức đã học.
-----------------------------------˜ ™-----------------------------------
Tuần 25 tiết 49;50
LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4:HIĐROCACBON.NHIÊN LIỆU
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức : HS hiểu được
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của me tan, etilen, axetilen.Cách điều chế.
- Thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
- Khái niệm nhiên liệu - các loại nhiên liệu.
- Viết CTCT một số hiđrocacbon.
- Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hiđrocacbon tiêu biểu và hiđrocacbon có cấu tạo tương tự.
- Phân biệt một số hiđrocacbon.
- Viết PTHH thực hiện chuyển hóa.
CH4
C2H2
C2H4
C3H8
- Lập CTPT của hiđrocacbon theo phương pháp định lượng, tính toán theo phương trình hóa học. ( Bài tập tương tự bài 4 -SGK).
- Lập CTPT hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học ( BT tương tự bài tập số 3-SGK).
2. Năng lực 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Phẩm chất: 
Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. 
Trách nhiệm: 
- Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên. 
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
b.Học sinh : Ôn lại toàn bộ kiến thức chương 4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1 : Khởi động
a) Mục tiêu HS nhớ lại các loại hợp chất đã học, biết phân loại hợp chất dựa vào thành phần phân tử.
b)Nội dung
Cho các chất sau: C3H8; C6H6; CaCO3; CH4; CH4O; C2H4; NaHCO3; C2H2. Hãy sắp xếp chúng vào các cột thích hợp trong bảng sau:
HỢP CHẤT HỮU CƠ
HỢP CHẤT VÔ CƠ
Hiđrocacbon
Dẫn xuất của hiđrocacbon
c)Sản phẩm: Bài làm của HS
HỢP CHẤT HỮU CƠ
HỢP CHẤT VÔ CƠ
Hiđrocacbon
Dẫn xuất của hiđrocacbon
C3H8; C6H6;CH4; C2H4; 
C2H2
CH4O
CaCO3
NaHCO3
d) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc bài tập và hoàn thành bảng (phiếu học tập số 1)
Thực hiện nhiện vụ: HS hòn thành phiếu học tập
Báo cáo: Đại diện HS báo cao kết quả 
Kết luận: GV nhậ xét và yêu cầu các em làm bài luyện tập.
Hoạt động 2.Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Kiến thức cần nhớ
a.Mục tiêu: HS nhớ được các kiến thức :
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của me tan, etilen, axetilen.Cách điều chế.
- Thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
- Khái niệm nhiên liệu - các loại nhiên liệu.
Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, giao tiếp
Phẩm chất: 
Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. 
Trách nhiệm: 
- Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên. 
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên. 
b. Nội dung : Yếu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
Mêetan
Etilen
Axetilen
CTCT
Đặc điểm cấu tạo
Phản ứng đặc trưng
Viết PTHH minh họa cho TCHH.
Hoàn thành bài tập Chọn phát biểu đúng? 
A. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp
B. Dầu mỏ chỉ được chưng cất dưới áp suất thấp
C. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hidrocacbon và sôi ở những nhiệt độ khác nhau
D. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ xác định
c. Sản phẩm dự kiến: 
Mêetan
Etilen
Axetilen
CTCT
Đặc điểm cấu tạo
Liên kết đơn
Có một liên kết đôi
Có một liên kết ba 
Phản ứng đặc trưng
Phản ứng thế
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng
Ứng dụng
HS: Viết phương trình phản ứng
1. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 
2. C2H4 + Br2 C2H4Br2
3. C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 
 Chọn phát biểu đúng? 
A. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp
B. Dầu mỏ chỉ được chưng cất dưới áp suất thấp
C. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hidrocacbon và sôi ở những nhiệt độ khác nhau
D. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ xác định	
d) Tổ chức thực hiện
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm; yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2
- GV: Gọi đại diện nhóm lên hoàn thành bảng
- GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng đặc trưng. 
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS: Quan sát, thảo luận nhóm trong 5’ và hoàn thiện bảng sơ đồ.
- HS: Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng
Mêetan
Etilen
Axetilen
CTCT
Đặc điểm cấu tạo
Liên kết đơn
Có một liên kết đôi
Có một liên kết ba 
Phản ứng đặc trưng
Phản ứng thế
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng
- HS: Viết phương trình phản ứng
1. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 
2. C2H4 + Br2 C2H4Br2
3. C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
Hoạt động 3. Luyện tập 
a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề học tập.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
b.Nội dung: Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV
c.Sản phẩm đạt được: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS làm bài tập
 -GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/133.
-GV: Thu vở 5 HS để chấm và lấy điểm. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK/133.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK/133.
+ Tính mC và .
+ Nếu mC + =mA thì trong A chỉ có C và H. 
+ Đặt CTTQ của A là (CxHy)n
+ Lập tỉ lệ x: y
+ Tính toán và suy ra x và y thay vào CTTQ.
+ Tính toán và suy ra công thức cuối cùng.
- HS: Quan sát và đọc đề bài.
-HS: Làm bài tập vào vở trong 3 phút.
-HS: 5 HS nộp vở cho GV chấm điểm và 3 HS khác lên bảng làm bài tập. 
 -HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của GV và tìm ra đáp án đúng là C.
-HS: Làm vào vở bài tập theo hướng dẫn của GV.
 mC + mH = 2,4 + 0,6 = 3(g) = mA
]Vậy, A chỉ gồm 2 nguyên tố là: C và H.
Gọi CTTQ của A là : (CxHy)n.
Lập tỉ lệ : x : y = = 1:3 
x = 1 , y = 3 
b)Vậy công thức TQ: ( CH3)n
Vì MA < 40 15n < 40 n = 1 vô lý
n = 2 CTPT của A là C2H6.
c) A không làm mất màu dung dịch brôm.
d) Phản ứng của C2H6 với Cl2 
C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
-----------------------------------˜ ™-----------------------------------
Tuần 26 tiết 51 :
BÀI 43: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON
KẾ HOẠCH CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức : 
- Thí nghiệm điều chế axetilen từ can xi cacbua.
- Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch Br2.
- Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2.
- Thực hiện phản ứng cho C2H2 tác dụng với dung dịch Br2 và đốt cháy axetilen
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
- Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen, phản ứng của axetilen với dung dịch Br2, phản ứng cháy của axetilen.
2. Năng lực 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Phẩm chất
Trung thực: báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Giáo viên: 
- Hoá chất: CaC2; dd Br2; H2O.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, ống hút.
- Video thí nghiệm.
b.Học sinh : 
- Mẫu bài tường trình.
- Ôn lại kiến thức về hiđrocacbon
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động
a. Mục tiêu:
Kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của học sinh ở nhà. 
Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
b. Nội dung: Phản ứng đặc trưng của etilen và axetilen là phản ứng nào?
c. Sản phẩm dự kiến: Bản tường trình trống của HS
HS nêu tchh và điều chế axetilen.
d) Tổ chức thực hiện:
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của học sinh ở nhà. 
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
-GV: Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
- HS: Lấy bản tường trình cho GV kiểm tra.
- HS: Lắng nghe. 
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ những điểm lưu ý của GV.
Hoạt động 2 : Tiến hành xem video thí nghiệm
a) Mục tiêu 
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm
Mô tả lại được:
+ Thí nghiệm điều chế axetilen từ can xi cacbua.
+Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch Br2.
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Phẩm chất
Trung thực: báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm.
b) Nội dung
* Quan sát thí nghiệm và mô tả lại cách tiến hành, hiện tượng
- Thực hiện phản ứng cho C2H2 tác dụng với dung dịch Br2 và đốt cháy axetilen
Br2, phản ứng cháy của axetilen.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
- Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen, phản ứng của axetilen với dung dịch
Số TT
Mục đích thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Giải thích và viết PTHH
c)Sản phẩm: Bản tường trình thí nghiệm hoàn chỉnh của HS 
d) Tổ chức thực hiện
-GV: Hướng HS cách tra cứu và tìm thông tin trên internet.
-GV: Hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm theo các thao tác mẫu: Điều chế C2H2, thử tính chất của C2H2
-GV: Yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ các thao tác thí nghiệm mẫu của KTV để chuẩn bị cho bài thực hành.
-GV: Phân chia nhóm và máy tính cho các nhóm.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành và nhắc nhở các nhóm thực hành tích cực và đạt kết quả cao và chính xác.
HS: Quan sát và ghi nhớ các thao tác lắp ráp dụng cụ như hình SGK.
-HS: Quan sát thao tác thí nghiệm mẫu của GV và ghi nhớ các thao tác đó chuẩn bị cho các thí nghiệm.
-HS: Thực hiện việc chia nhóm theo yêu cầu của GV.
Bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
-HS: Tiến hành thực hành theo nhóm đã phân công.
 Thư kí ghi lại các hiện tượng thu được trong quá trình thực hành vào mẫu bài thu hoạch đã chuẩn bị sẵn.
- GV: Yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất dư trả lại cho GV, vệ sinh khu làm việc của nhóm mình cho sạch sẽ.
-GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình cho cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
-GV: Nhận xét và chấm điểm thực hành đối với các nhóm.
- HS: Thu dọn, vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ và trả dụng cụ cho GV.
-HS: Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến nếu có.
-HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các bài thực hành tiếp theo.
-----------------------------------˜ ™-----------------------------------
Tuần 26 tiết 52
KIỂM TRA 1 TIẾT
I Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Kiểm tra đánh giá kiến thức phần
 Phi kim- sơ lược hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hiđro cacbon: 
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Phẩm chất
Trung thực: Trung thực trong làm bài và có ý thức đấu tranh với những hình thức tiêu cực trong thi cử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV chuẩn bị
A./Ma trận đề:	
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phi kim- sơ lược hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 1
(0,5 đ)
Câu 7
(1,5 đ)
2,0đ
Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Câu 2
(0,5 đ)
0,5đ
Hiđrocacbon
Câu 3
(0,5 đ)
Câu 4
(0,5đ)
Câu 8
(2,0 đ)
3,0
Thực hành
Câu 6
(0,5)
0,5đ
Tổng số câu. 
Tổng số điểm
4 câu
 3,0đ (30%)
 3 câu
 3,0đ (30%)
2 câu
4,0 đ (40 %)
9 câu
10,0đ
B./ Nội dung 
A. Trắc nghiệm:( 3điểm)
	Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: 	Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần?
	A. Si, P, S, Cl	B. F, O, N, C
	C. F, N, O, C	C. Cl, Si, S, P
Câu 2: 	Nguyên liệu chính để xuất đồ gốm,sứ là:
	A. Đất sét, thạch anh, fenpat.	B. Đất sét, đá vôi, cát,..
	C. Nước , đất sét ,cát.	D. Đất sét, đá vôi, thạch anh
Câu 3: 	Nhiệt phân 200 gam CaCO3 thì thu được bao nhiêu gam CaO. Biết hiệu suấtcủa phản ứng nhiệt phân là 80%
	A. 72,8 gam	B. 78,4 gam	C. 89,6 gam	D. 95,2 gam
Câu 4: 	Dãy công thức gồm các hợp chất hữu cơ thuộc loại hiđrocacbon?
	A. CH4, C2H4, C2H2, C6H6, CH4O
	B. CH4, C2H4, C2H2, C6H6, NH4Cl
	C. CH4O, C2H4, CCl4, C6H6, C4H10
	D. CH4, C2H4, C2H2, C6H6, C2H6
Câu 5: 	Dẫn khí C2H4 lội rất từ từ qua dung dịch Br2 dư thấy có 8 gam brom tham gia phản ứng. Thể tích khí C2H4 (đktc) đã tham gia phản ứng là:
	A. 0,336 lit	B. 0,48 lít	C. 0,56 lít	D. 0,672 lít
Câu 6 : 	Phản ứng đặc trưng của mêtan là:
A. Phản ứng thế với clo	B. Phản ứng cháy
C. Phản ứng phân huỷ nhiệt	D. Phản ứng với nước	
B. Tự luận : (7 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm)
Có 3 bình riêng biệt chứa 3 khí: etilen, metan, lưu huỳnh đioxit. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí ?
Câu 8: (1,5 điểm)
 Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam chất hữu cơ A có hai nguyên tố thu được 2,7 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30 gam.
Câu 9 : (2,5 điểm)
	Đốt cháy hoàn toàn 2,8 lit hỗn hợp khí metan và etilen cần phải dùng 6,72 lít khí oxi. Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. (Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Câu 10 : (1,5 điểm)
	Hãy cho biết trong các chất sau :
CH3- CH3 ; 	CH2 = CH – CH2 ; 	CH3- C = CH
Chất nào làm mất màu dung dịch brom? Viết phương trình hóa học minh họa.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
C
D
C
A
B. Tự luận : 
Câu
Hướng dẫn
Điểm
7
- Cho các khí SO2, C2H4, CH4 qua ddCa(OH)2, khí làm đục nước vôi trong là SO2, Còn lại là C2H4 và CH4
SO2 + Ca(OH)2 à CaSO3 + H2O
- Cho hai khí còn lại qua dd Br2, khí làm mất màu dd Br2 là C2H4, khí còn lại là CH4
C2H4 + Br2 à C2H4Br2.
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
8
A là hợp chất hữu cơ chứa hai nguyên tố khi cháy tạo ra H2O, do đó A là hiđro cacbon. CxHy
CxHy + (4x+y)/4 O2 x CO2 + y/2 H2O
1 mol: y/2 mol
0,05 mol 0,15 mol
Ta có CxH6 = 30
 12* x + 6 = 30, suy ra x = 2
Công thức phân tử là : C2H6
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
9
Gọi x,y lần lượt là số lít của CH4 và C2H2 trong hỗn hợp.
CH4 + 2 O2 CO2 + 2H2O
x lit : 2 x lít
C2H4 + 3 O2 2 CO2 +2H2O
y lít : 3 y lit
x+y=2,82x+3y=6,72
x=1,68y=1,12
%CH4 =1,682,8*100%
%C2H4 = 1,122,8*100
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
10
Chất làm mất màu dd Br2 là: CH2 = CH – CH2 ; 	CH3- C = CH
CH2 = CH – CH2 + Br2 à CH2Br – CH2Br
CH3- C = CH + 2 Br2 à CH3 – CBr2 – CHBr2
0,5
0,5
0,5
HS giải cách khác lập luận đúng cũng cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_47_den_52_nam_hoc_2020_2021_bui_t.docx