Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Muối - Phản ứng trao đổi - Lê Hồng Thuỷ

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Muối - Phản ứng trao đổi - Lê Hồng Thuỷ

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Học sinh (HS) nêu được khái niệm phản ứng trao đổi.

- Thiết lập được phương trình (PT) phản ứng trao đổi. Từ đó, xác định được điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.

- Vận dụng làm các bài tập định tính có liên quan đến phản ứng trao đổi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

2.1.1. Năng lực tự chủ và tự học.

2.1.2. Năng lực hợp tác.

2.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2.2. Năng lực đặc thù:

2.2.1. Năng lực ngôn ngữ.

2.2.2. Năng lực hóa học:

2.2.2.1. Nhận thức hóa học: HS đạt được các yêu cầu cần đạt.

2.2.2.2. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động quan sát liên hệ với thực tiễn và video thí nghiệm HS rút ra được kết luận về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.

2.2.2.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thông qua các kiến thức hóa học để vận dụng nhận biết các dung dịch mất nhãn bằng phương pháp hóa học.

2.2.3. Năng lực tin học: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học và tự học.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Ham học, chăm làm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm công việc được giao.

pdf 10 trang Mai Thanh 1 22/10/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Muối - Phản ứng trao đổi - Lê Hồng Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thạnh Bình 
Tổ: Tự Nhiên 
Họ và tên giáo viên: 
Lê Hồng Thuỷ 
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ MUỐI (TT) 
II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức: 
- Học sinh (HS) nêu được khái niệm phản ứng trao đổi. 
- Thiết lập được phương trình (PT) phản ứng trao đổi. Từ đó, xác định được 
điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi. 
- Vận dụng làm các bài tập định tính có liên quan đến phản ứng trao đổi. 
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung: 
2.1.1. Năng lực tự chủ và tự học. 
2.1.2. Năng lực hợp tác. 
2.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
2.2. Năng lực đặc thù: 
2.2.1. Năng lực ngôn ngữ. 
2.2.2. Năng lực hóa học: 
2.2.2.1. Nhận thức hóa học: HS đạt được các yêu cầu cần đạt. 
2.2.2.2. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động quan 
sát liên hệ với thực tiễn và video thí nghiệm HS rút ra được kết luận về điều kiện 
xảy ra phản ứng trao đổi. 
2.2.2.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thông qua các kiến thức hóa học 
để vận dụng nhận biết các dung dịch mất nhãn bằng phương pháp hóa học. 
2.2.3. Năng lực tin học: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học và 
tự học. 
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Ham học, chăm làm. 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm công việc được giao. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
GV: Bài giảng powerpoint; 
 Sử dụng ứng dụng Azota để xây dựng Bài đánh giá cuối giờ theo đường link 
Sử dụng ứng dụng Google Meet để dạy trực tuyến. 
HS: Hoàn thành bảng thông tin về phản ứng trao đổi theo kĩ thuật KWL. 
Sử dụng ứng dụng zalo để phân nhóm HS: HS tự chủ đăng ký vào các nhóm. 
Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm và thư ký. Trưởng nhóm có nhiệm vụ tạo nhóm zalo 
riêng và quản lí chung cả nhóm. Thư ký phụ trách khâu tổng hợp ý kiến và chia sẻ 
nội dung. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập 
a) Mục tiêu: Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng đã học, những kinh 
nghiệm của bản thân về phản ứng trao đổi, từ đó kích thích sự tò mò, mong muốn 
tìm hiểu bài học mới của HS. 
- Phát triển các năng lực 2.1.1, 2.1.2, 2.2.1, 2.2.2.1, 2.2.3. 
b) Nội dung: 
- Từ tính chất hóa học của muối, HS phân loại các phản ứng, làm xuất hiện một 
loại phản ứng chưa học, qua đó kích thích sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu về 
loại phản ứng mới. 
- Các nhóm trình bày bảng KWL về phản ứng trao đổi, từ đó xác định được 
nhiệm vụ học tập. 
Hoạt động này nhằm khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS và 
khuyến khích HS đưa ra những mong muốn hiểu biết về nội dung của bài học trước 
khi vào bài mới. Căn cứ vào đó, GV biết HS đã biết những gì về nội dung bài học 
để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp. 
c) Sản phẩm: 
- Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối thuộc loại phản ứng thế, phản ứng 
phân hủy muối thuộc loại phản ứng phân hủy, còn lại phản ứng xảy ra giữa dung 
dịch muối với dung dịch axit, dung dịch muối với dung dịch bazơ, dung dịch muối 
với dung dịch muối thuộc loại phản ứng trao đổi. 
- Kết quả bảng KWL của các nhóm: 
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI 
Điều đã biết Điều muốn biết Điều đã học 
-Phản ứng trao đổi có hai 
hợp chất tham gia phản 
ứng. 
-Các phản ứng xảy ra giữa 
dd muối với dd axit, dd 
muối với dd bazơ, dd 
muối với dd muối thuộc 
phản ứng trao đổi. 
-Phản ứng trao đổi muốn 
xảy ra cần có điều kiện . 
-Phản ứng trao đổi là gì? 
-Làm thế nào để thiết lập 
một phương trình phản 
ứng trao đổi. 
-Điều kiện để xảy ra phản 
ứng trao đổi là gì. 
-Phản ứng trung hoà có 
phải là phản ứng trao đổi 
không. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo, thảo luận 
-Em hãy cho biết muối có 
những tính chất hoá học 
nào? 
-Trong các phản ứng này, 
các em đã được học 
những loại phản ứng nào? 
-Phản ứng thế là gì? 
-Phản ứng phân huỷ là gì 
-Phản ứng xảy ra giữa 
dung dịch muối với dung 
dịch axit, dung dịch muối 
với dung dịch bazơ, dung 
dịch muối với dung dịch 
muối thuộc loại phản ứng 
nào? 
-HS nhắc lại kiến thức của 
tiết trước. 
-HS phân loại các phản 
ứng của 5 tính chất hoá 
học của muối. 
-HS nhắc lại cách nhận 
dạng phản ứng thế và 
phản ứng phân huỷ. 
-HS đối chiếu giữa các 
loại phản ứng và rút ra 
nhận xét 
HS trả lời theo hình thức 
cá nhân. 
HS khác bổ sung và nhận 
xét. 
Kết luận: Phản ứng xảy ra giữa dung dịch muối với dung dịch axit, dung dịch 
muối với dung dịch bazơ, dung dịch muối với dung dịch muối thuộc loại phản ứng 
trao đổi. 
-Thời điểm giao nhiệm 
vụ: Tiết học trước hoặc 
trước 5 ngày bằng ứng 
dụng zalo nhóm. 
-Các em hãy liệt kê những 
điều em đã biết và những 
điều em muốn biết về 
phản ứng trao đổi theo kĩ 
thuật KWL. 
- Các nhóm nhận nhiệm 
vụ và tiến hành thảo luận 
qua zalo nhóm. 
-HS huy động những kiến 
thức đã học có liên quan 
phản ứng trao đổi và nêu 
ý kiến, mong muốn tìm 
tòi của cá nhân từng HS. 
Đại diện các nhóm trình 
bày qua chia sẻ màn hình 
hoặc bảng jamboard. 
Kết luận: Kiến thức mới cần hình thành gồm: 
-Phản ứng trao đổi là gì? 
-Làm thế nào để thiết lập một phương trình phản ứng trao đổi. 
-Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1. Hình thành khái niệm 
a) Mục tiêu: 
- Tổ chức cho HS hình thành khái niệm phản ứng trao đổi. 
- Phát triển các năng lực chung 2.1.1 và năng lực đặc thù 2.2.2.1. 
b) Nội dung: Từ việc nhận xét về thành phần các chất trong mỗi phản ứng, HS 
nêu được khái niệm của phản ứng trao đổi. 
c) Sản phẩm: 
- Phản ứng trao đổi: Có hai hợp chất tham gia phản ứng, giữa hai chất tham gia 
có sự trao đổi các thành phần với nhau, để tạo ra những hợp chất mới. 
- Khái niệm phản ứng trao đổi 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát các phản ứng và nhận xét về 
thành phần các chất trong mỗi phản ứng: 
PT 1: BaCl
2
 + Na
2
SO
4 
→ BaSO
4
 ↓ + 2NaCl 
PT 2: CuSO
4
 + 2NaOH → Na
2
SO
4
 + Cu(OH)
2
↓ 
PT 3: Na
2
CO
3
 + H
2
SO
4
 → Na
2
SO
4
 + CO
2
 ↑ + H
2
O 
- Thực hiện nhiệm vụ : HS quan sát và nhận xét, từ đó rút ra kết luận về khái 
niệm phản ứng trao đổi. 
- Báo cáo: HS trả lời theo hình thức cá nhân. HS khác bổ sung và nhận xét. 
- Kết luận: Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học trong đó hai hợp chất tham 
gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những 
hợp chất mới. 
 Hoạt động 2.2. Hình thành điều kiện phản ứng 
a) Mục tiêu: 
- Tổ chức cho HS thiết lập phương trình và hình thành điều kiện xảy ra phản 
ứng trao đổi. 
- Phát triển các năng lực chung 2.1.1, 2.1.3 và năng lực đặc thù 2.2.2.1, 2.2.2.2. 
b) Nội dung: 
 Thiết lập phương trình phản ứng trao đổi 
 Hình thành điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. 
 c) Sản phẩm: 
- Cách thiết lập PT phản ứng trao đổi. 
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch. 
- Phản ứng trung hoà: Phản ứng trung hoà có hai hợp chất tham gia phản ứng. 
Có sự trao đổi các thành phần với nhau, để tạo ra những hợp chất mới. Sản phẩm tạo 
thành không có chất kết tủa hoặc chất khí. Phản ứng trung hoà luôn xảy ra. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo, thảo luận 
? Làm thế nào để thiết lập 
PT phản ứng trao đổi. 
? Yêu cầu HS hoàn thành 
các PT phản ứng : 
1. MgCl2 + KOH → 
2. Na2CO3 + HCl → 
3. Na2SO3 + HCl → 
4. NaCl + Pb(NO3)2 → 
HS dựa vào khái niệm 
phản ứng trao đổi, kết hợp 
với quan sát các PT minh 
hoạ, rút ra nhận xét. 
HS dựa vào cách thiết lập 
PT phản ứng trao đổi, 
hoàn thành các PTHH. 
HS trả lời theo hình thức 
cá nhân. 
HS khác bổ sung và nhận 
xét. 
Kết luận: 
Cách thiết lập PT phản ứng trao đổi: Trao đổi các thành phần cấu tạo của hai 
chất tham gia, dựa vào hoá trị thành lập công thức đúng của các hợp chất mới. Sau 
đó cân bằng PTHH. 
Khi trao đổi các thành phần của hai chất tham gia, thiết lập được chất mới là 
H2CO3 (H2SO3) thì ghi chất sản phẩm là CO2 + H2O (SO2 + H2O); trường hợp tạo 
chất ít tan thì phần không tan đóng vai trò là chất kết tủa. 
? Các em hãy quan sát các 
phản ứng và nhận xét về 
đặc điểm các chất sản 
phẩm của phản ứng trao 
đổi. 
? Các em thử dự đoán xem 
phản ứng trung hoà có 
phải là phải ứng trao đổi 
không. 
Yêu cầu HS quan sát thí 
nghiệm và nhận xét về đặc 
điểm của phản ứng trung 
hoà. Sau đó so sánh với 
phản ứng trao đổi. 
? Vậy phản ứng trung hoà 
có phải là phản ứng trao 
đổi không. 
HS quan sát và nhận xét. 
HS dựa vào kinh nghiệm 
đưa ra dự đoán 
HS quan sát và nhận xét. 
HS rút ra kết luận. 
HS trả lời theo hình thức 
cá nhân. 
HS khác bổ sung và nhận 
xét. 
Kết luận: Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch 
+ Sản phẩm có chất kết tủa hoặc chất khí. 
+ Phản ứng trung hoà cũng là phản ứng trao đổi nhưng luôn xảy ra. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thiết lập PT phản ứng trao đổi. 
b) Nội dung: Yêu cầu HS hoàn thành các PT phản ứng : 
1. MgCl2 + KOH → 3. Na2SO3 + HCl → 
2. Na2CO3 + HCl → 4. NaCl + Pb(NO3)2 → 
Thông qua rèn luyện kĩ năng lập PTHH, GV dẫn ra các trường hợp cần lưu ý 
trong quá trình thiết lập PT phản ứng trao đổi [trường hợp trao đổi các thành phần 
tạo thành H2CO3 (H2SO3) hoặc PbCl2 (chất ít tan)]. 
c) Sản phẩm: 
 PTHH: 1. MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 ↓ + 2KCl 
 2. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O 
 3. Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O 
 4. 2NaCl + Pb(NO3)2 → 2NaNO3 + PbCl2 ↓ 
d) Tổ chức thực hiện: Lồng ghép ở hoạt động 2.2. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
Hoạt động 4.1: Vận dụng làm bài tâp định tính có liên quan đến phản ứng 
trao đổi 
a) Mục tiêu: 
 Phát triển các năng lực chung 2.1.3 và năng lực đặc thù 2.2.2.3. 
b) Nội dung: Yêu cầu HS hoàn thành BT: 
BT : Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng 
trong các lọ bị mất nhãn sau: H
2
SO
4
, HCl, NaCl, KI, NaOH. 
Giới thiệu về muối KI (Kali iodua). 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo, thảo luận 
- Yêu cầu HS hoàn thành 
BT : Bằng phương pháp 
hoá học hãy nhận biết các 
dung dịch không màu 
đựng trong các lọ bị mất 
nhãn sau: H
2
SO
4
, HCl, 
NaCl, KI, NaOH. 
- Giới thiệu về muối KI 
(Kali iodua) là một loại 
muối iod có khá nhiều 
ứng dụng trong đời sống: 
Trong y học dùng để điều 
trị cường giáp, cấp cứu 
phơi nhiễm chất phóng 
xạ; thường được trộn vào 
muối ăn để làm muối iod 
-HS huy động các kiến 
thức đã học và kinh 
nghiệm của bản thân, 
hoàn thành. 
-HS nghe. 
HS trả lời theo hình thức 
cá nhân. 
HS khác bổ sung và nhận 
xét. 
bổ sung cho người bị 
thiếu iod 
- Cho HS xem video thí 
nghiệm nhận biết các 
dung dịch. 
-HS quan sát video thí 
nghiệm để kiểm chứng lại 
phương pháp nhận biết. 
Kết luận: Bằng video kiểm chứng. 
Hoạt động 4.2: HS vận dụng làm bài đánh giá cuối buổi 
a) Mục tiêu: 
 Khảo sát sơ bộ về quá trình tiếp cận kiến thức của HS. 
 Qua đó kích thích hứng thú tìm tòi học hỏi nơi HS. 
b) Nội dung: Yêu cầu HS tham gia bài đánh giá với thời gian 5 phút theo đường 
link: 
BÀI ĐÁNH GIÁ CUỐI GIỜ 
Môn: Hoá Học 9 
CHỦ ĐỀ MUỐI 
Thời gian làm bài: 5 phút, không kể thời gian phát đề 
Khoanh chọn vào A hoặc B, C, D đứng trước câu chọn đúng: 
Câu 1: Muối có mấy tính chất hoá học? 
 A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. 
Câu 2: Phản ứng nào sau đây không thuộc loại phản ứng trao đổi ? 
A. phản ứng của dung dịch muối tác dụng với kim loại. 
B. phản ứng của dung dịch muối với axit. 
C. phản ứng của dung dịch muối với dung dịch bazơ. 
D. phản ứng của dung dịch muối với dung dịch muối. 
Câu 3: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3 
 A. HCl. B. KI. C. NaCl. D. KNO3. 
Câu 4: Cho phương trình phản ứng: Na2SO3 + 2HCl ---> 2NaCl + X + H2O. 
X là: 
 A. CO. B. SO2. C. CO2. D. Cl2. 
Câu 5: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau: 
 A. NaCl + Cu(NO3)2. B. HCl + K2SO4. 
 C. BaCl2 + NaOH. D. KOH + HCl. 
Câu 6: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo kết tủa màu xanh: 
 A. NaCl + AgNO3. B. HCl + KOH. 
 C. CuCl2 + NaOH. D. Ba(OH)2 + H2SO4. 
Câu 7: Cặp chất nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch (Phản ứng với 
nhau): 
 A. KCl + NaNO3. B. NaCl + Pb(NO3)2. 
 C. MgCl2 + Na2SO4. D. FeCl2 + H2SO4. 
Câu 8: Có ba lọ không nhãn đựng 3 dung dịch muối trong suốt không màu: BaCl2, NaCl, 
Na2CO3. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được 3 muối trên: 
 A. giấy quỳ. B. NaOH. C. H2SO4. D. HCl. 
-----------HẾT---------- 
ĐÁP ÁN 
1. D 2. A 3. D 4. B 5. D 6. C 7. B 8. D 
c) Sản phẩm: 
Bài làm trên ứng dụng azota. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo, thảo luận 
Yêu cầu HS tham gia: 
 Hướng dẫn: 
- Các em đăng nhập đường 
link: 
- Khai báo đầy đủ họ và tên. 
- Hoàn thành bài đánh giá bằng 
cách nhấp chọn vào A hoặc B, 
C, D đứng trước câu chọn 
đúng. 
- Các em có thể xem điểm và 
đáp án sau khi gửi nộp bài. 
Chia sẻ kết quả đánh giá trên 
azota và thống kê điểm. 
HS quan sát hướng dẫn và 
đăng nhập link làm bài 
theo hướng dẫn. 
HS xem kết quả bài đánh 
giá của cả lớp 
HS nộp bài trực 
tuyến. 
Kết luận, nhận định: Căn cứ vào kết quả đánh giá trên azota, đưa ra nhận định 
thích hợp. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_muoi_phan_ung_trao_doi_le_hong.pdf