Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Pha chế nước uống có gas - Nguyễn Anh Thu

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Pha chế nước uống có gas - Nguyễn Anh Thu

1. Tên chủ đề: PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS

(Số tiết: 03 tiết – Lớp 9)

2. Mô tả chủ đề:

 Hiện nay, việc sử dụng nước uống có gas rất phổ biến và nhiều chủng loại được học sinh đặc biệt ưa thích. Tuy nhiên, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Từ những nguyên liệu có sẵn trong gia đình chúng ta có thể dễ dàng tạo ra được nước uống có gas mà mình tin tưởng.

 Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án thiết kế và pha chế nước uống có gas sử dụng các nguyên liệu sẵn có và thân thiện với môi trường như (muối Cacbonat, axit hữu cơ)

Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới:

- Axit Axetic (Bài 45 – Hóa học 9);

- Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật (Bài 35 – Sinh học 10)

Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức cũ của các bài học:

- Tính chất hóa học của axít (Bài 3 – Hóa học 9);

- Các oxít của Cacbon (Bài 28 – Hóa học 9);

- Axit Cacbonic và muối Cacbonat (Bài 29 – Hóa học 9);

- Áp suất khí quyển (Bài 9 – Vật lý 8)

- Quang hợp (Bài 21 – Sinh học 6)

3. Mục tiêu:

Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng:

a. Kiến thức, kĩ năng:

- Mô tả được quy trình tạo ra nước uống có gas

- Mô tả được sơ đồ tạo sản phẩm nước uống có gas

b. Phát triển năng lực

- Năng lực khoa học tự nhiên:

- Hiểu và vận dụng được tính chất hóa học của Axit, các oxít của Cacbon, Axit Cacbonic và muối Cacbonat.

- Nêu được biểu thức và tính được theo công thức tính mol, nồng độ % dung dịch, thế tích, khối lượng,

- Áp dụng kiến thức toán thống kê, ghi chép xác định khối lượng, thể tích các chất cần trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu;

– Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, pha chế nước uống có Gas từ các vật liệu dễ kiếm ngay tại gia đình.

– Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu và tìm ra điều kiện phù hợp để chế tạo nước uống có gas.

– Vẽ được sơ đồ các bước tiến hành.

– Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;

– Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Phát triển phẩm chất:

– Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;

– Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học;

– Có ý thức bảo vệ môi trường.

d. Phát triển năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi khảo sát khí CO2; chế tạo được khí CO2 từ những nguyên liệu dễ kiếm;

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.

– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng bản thiết kế.

 

docx 21 trang maihoap55 5301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Pha chế nước uống có gas - Nguyễn Anh Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Anh Thu
1. Tên chủ đề: PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS
(Số tiết: 03 tiết – Lớp 9)
2. Mô tả chủ đề: 
	Hiện nay, việc sử dụng nước uống có gas rất phổ biến và nhiều chủng loại được học sinh đặc biệt ưa thích. Tuy nhiên, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Từ những nguyên liệu có sẵn trong gia đình chúng ta có thể dễ dàng tạo ra được nước uống có gas mà mình tin tưởng.
	Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án thiết kế và pha chế nước uống có gas sử dụng các nguyên liệu sẵn có và thân thiện với môi trường như (muối Cacbonat, axit hữu cơ) 
Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới: 
- Axit Axetic (Bài 45 – Hóa học 9);
- Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật (Bài 35 – Sinh học 10)
Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức cũ của các bài học:
- Tính chất hóa học của axít (Bài 3 – Hóa học 9);
- Các oxít của Cacbon (Bài 28 – Hóa học 9);
- Axit Cacbonic và muối Cacbonat (Bài 29 – Hóa học 9);
- Áp suất khí quyển (Bài 9 – Vật lý 8)
- Quang hợp (Bài 21 – Sinh học 6)
3. Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng:
a. Kiến thức, kĩ năng:
- Mô tả được quy trình tạo ra nước uống có gas
- Mô tả được sơ đồ tạo sản phẩm nước uống có gas
b. Phát triển năng lực
- Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Hiểu và vận dụng được tính chất hóa học của Axit, các oxít của Cacbon, Axit Cacbonic và muối Cacbonat.
- Nêu được biểu thức và tính được theo công thức tính mol, nồng độ % dung dịch, thế tích, khối lượng, 
- Áp dụng kiến thức toán thống kê, ghi chép xác định khối lượng, thể tích các chất cần trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu;
– Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, pha chế nước uống có Gas từ các vật liệu dễ kiếm ngay tại gia đình. 
– Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu và tìm ra điều kiện phù hợp để chế tạo nước uống có gas.
– Vẽ được sơ đồ các bước tiến hành.
– Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;
– Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Phát triển phẩm chất:
– Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;
– Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học;
– Có ý thức bảo vệ môi trường.
d. Phát triển năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi khảo sát khí CO2; chế tạo được khí CO2 từ những nguyên liệu dễ kiếm;
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng bản thiết kế.
4. Thiết bị:
GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau khi học chủ đề:
- Một số nguyên vật liệu như: quả quất, quả chanh, giấm ăn, muối hidro cacbonat ... 
- Bảng giá dự kiến dành cho 50 chai
Stt
Nguyên liệu
Số lượng
Đơn giá
1
2
3
4
Gói Muối hidro Cacbonat (Banking Soda)
Chai nhựa tái chế
Ống dây dẫn 
Chai giấm ăn
Tổng số tiền
100 gr
50 chai
2 dây
1 chai
5000
0
 2000
3000
10000
5. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN THIẾT KẾ 
PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS
(Tiết 1 – 45 phút)
A. Mục đích: 
Học sinh trình bày được kiến thức về
- Ưu, nhược điểm của nước uống có gas trên thị trường hiện nay.
- Nhận ra được khả năng tự tạo ra nước uống có gas chính từ gia đình của mình.
- Chứng minh khí tạo ra là khí CO2
- Chuyển khí Cacbonic vào trong chai nước uống.
- Tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế nước uống có có gas và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm. 
B. Nội dung:
- HS trình bày về ưu nhược điểm của nước uống có gas (đã được giao tìm hiểu trước ở nhà). 
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm khám phá kiến thức để xác định khả năng tạo ra khí cacbonic từ các nguyên liệu sẵn có. 
- Các nhóm được giao tự chuẩn bị các nguyên vật liệu và dụng cụ như quả chanh, giấm ăn, muối banking soda (Natri hidro cacbonat) và ống dẫn khí, chai nhựa.
- Từ thí nghiệm khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án pha chế nước uống có gas dựa trên kiến thức về tính chất hóa học của muối cacbonat, axit hữu cơ, oxit axit.
- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. 
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bản ghi chép kiến thức mới về khả năng tạo ra nước uống có gas từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.
- Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu thông tin về nước uống có gas phổ biến trên thị trường hiện nay, GV đặt câu hỏi để HS trả lời: 
Nêu một vài ưu và nhược điểm của nước uống có gas hiện nay.
GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: Nước uống có gas hiện nay được dùng rất phổ biến, nhưng an toàn vệ sinh thực phẩm từ nước uống có gas là một trong những mối lo lắng chung của cả xã hội.
Bước 2. HS làm thí nghiệm khám phá kiến thức.
GV đặt vấn đề giới thiệu thí nghiệm: Có cách nào có thể tạo ra khí CO2 (Khí Cacbonic) từ những chất an toàn và sẵn có hay không? Để tìm cách PHA CHẾkhí CO2 với môi trường, các em sẽ làm việc theo nhóm để tiến hành thí nghiệm xác định khả năng tạo ra khí CO2 từ nguồn nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền.
– GV chia HS thành các nhóm từ 6–8 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí).
– GV nêu mục đích và hướng dẫn tiến hành thí nghiệm. 	
Mục đích: Tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu các nguyên liệu có thể dùng để tạo ra khí CO2 từ các nguyên liệu sẵn có đã được chuẩn bị là quả chanh , giấm ăn, banking soda ....
GV gợi ý nguyên vật liệu: Mỗi nhóm HS sẽ nhận được một số vật liệu và dụng 
cụ sau:
+ Quả chanh hoặc giấm ăn (mỗi nhóm có thể làm với tất cả các nguồn nguyên liệu hoặc 1, 2 nguyên liệu. Nguyên liệu này có thể GV chuẩn bị hoặc HS tự chuẩn bị).
+ Muối Natri hidro Cacbonat, hoặc Natri Cacbonat,
+ Đoạn dây dẫn hoặc ống hút.
+ Súng nhiệt, keo gắn nến.
Phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm:
- Nhớ lại kiến thức về tính chất hóa học của axit yếu và muối theo phương trình hóa học tổng quát:
Muối Natri hidro cacbonat + Axit yếu à Muối Natri + khí CO2 + H2O
Phương trình cụ thể:
CH3COOH
+
NaHCO3
→
CH3COONa
+
H2O
+
CO2
(dung dịch)
(rắn)
(rắn)
(lỏng)
(khí)
(không màu)
(trắng)
(trắng)
(không màu)
(không màu
+ Cho axit hữu cơ có trong (chanh, quất, ) hoặc giấm ăn tác dụng với muối hidrocacbonat
+ Quan sát hiện tượng: Có bọt khí (nhiều hay ít)
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV quan sát hỗ trợ nếu cần.
- Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Các nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm đều dễ 
kiếm và có thể sử dụng để làm khí CO2.
Mẫu thử
Bọt khí tạo ra nhiều hay ít
Giá thành 
Quả chanh
 .
Giấm ăn
 .
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập yêu cầu của sản phẩm
GV nêu nhiệm vụ: Căn cứ vào kết quả thí nghiệm vừa tiến hành, các nhóm sẽ thực hiện dự án “Pha chế nước uống có Gas”.
Sản phẩm Pha chế nước uống có Gas cần đạt được các yêu cầu về khí CO2 (có hay không) trong dung dịch nước uống :
Bảng yêu cầu đối với sản phẩm: Pha chế nước uống có Gas
Tiêu chí
Pha chế khí Cacbonic
Mô tả thí nghiệm để chứng tỏ khí tạo ra là khí Cacbonic
Pha chế được nước uống có gas từ nguồn nguyên liệu tự nhiên
Khí CO2 phải tồn tại trong nước uống 
Chi phí tạo ra sản phẩm phải tiết kiệm.
Bước 4. GV thống nhất kế hoạch triển khai
Hoạt động chính
Thời lượng
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
Tiết 1 
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo.
1 tuần (HS tự học ở nhà theo nhóm).
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế.
Tiết 2
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm
1 tuần (HS tự làm ở nhà theo nhóm).
Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Tiết 3 
Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2:
- Nghiên cứu kiến thức liên quan: Cấu tạo, tính chất hóa học của axit, Cacbon dioxi, muối Cacbonat,muối hidro cacbonat; Biểu thức của mol; Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, dung dịch, nồng độ, áp suất khí phụ thuộc và điểu kiện nhiệt độ.
- Tiến hành thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của khí CO2 phụ thuộc vào các yếu tố nào.
- Tiến hành thí nghiệm xác định phương án chuyển khí CO2 vào chai nước uống.
- Bản vẽ sơ đồ các bước và bản thiết kế sản phẩm để báo cáo trong buổi học kế tiếp.
- Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, Bản vẽ sơ đồ các bước và bản thiết kế sản phẩm được sử dụng theo Phiếu đánh giá số 2.
Yêu cầu đối với bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Tiêu chí
Bản vẽ sơ đồ các bước được vẽ rõ ràng, đúng nguyên lí;
Bản thiết kế kiểu dáng của sản phẩm vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi;
Giải thích rõ nguyên lí tạo ra khí CO2 và chuyển khí CO2
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động.
GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải vận dụng kiến thức nền để giải thích, trình bày nguyên li cách tạo ra sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất.
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU VỀ KHÍ CO2 VÀ ĐỀ XUẤT 
GIẢI PHÁP PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS
(HS làm việc ở nhà – 1 tuần)
a. Mục đích:
	Học sinh tự học được kiến thức liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu về các kiến thức khí CO2, thực hiện theo các bước và làm các thí nghiệm để hiểu về cách tạo ra khí CO2 từ đó thiết kế được các bước tiến hành và bản vẽ kĩ thuật quá trình pha chế nước uống có gas.
b. Nội dung:
	Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan, làm thí nghiệm, thiết kế được các bước tiến hành và bản vẽ kĩ thuật quá trình sản xuất nước uống có gas.
	GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan;
- Bản vẽ các bước tiến hành và bản thiết kế sản phẩm nước uống có gas (trình bày trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu powerpoint);
- Bài thuyết trình về bản vẽ và bản thiết kế. 
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
– Các thành viên trong nhóm tự đọc lại bài 3, 28,29, trong sách giáo khoa Hóa học lớp 9
Trong đó cần xác định được các kiến thức trọng tâm như sau
+ CO2 được tạo ra nhờ phản ứng giữa muối Cacbonat với axit.
+ n = n22.4
+ n = n24
+ n = mM
+ Khối lượng của dung dịch: mdd = (C%.100)/mct
+ Cách thử để xác định khí CO2
– HS làm việc nhóm:
Chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được.
Ghi tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân.
Tiến hành thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của nồng độ CO2 vào các yếu tố:
Tiến hành lại thí nghiệm như ở hoạt động 1 với nguyên liệu (chanh, quất, giấm ăn) phản ứng với muối hidro cabonat chọn làm nguyên liệu tạo khí CO2 (chanh, giấm, ..) để xác định được lượng khí CO2 phụ thuộc vào các yếu tố thực nghiệm để tìm ra cách tạo khí CO2 tối ưu với các bảng số liệu cho các trường hợp như sau:
Bảng số liệu khảo sát sự phụ thuộc vào nguyên liệu axit với muối
Chanh 
Giấm ăn
Bảng số liệu khảo sát sự phụ thuộc vào cách thức thả muối vào giấm ăn
Thả muối trực tiếp
Thả muối trực tiếp có bọc giấy
- Từng nhóm tiến hành thí nghiệm, điều chỉnh nguyên liệu, yêu cầu kiểm tra dự đoán. Các học sinh luân phiên tiến hành thí nghiệm, ghi số liệu.
- Dựa vào số liệu, xác định cách tạo ra khí CO2. 
Vẽ các bước tiến hành pha chế nước có gas, thiết kế sản phẩm.
Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint.
Chuẩn bị bài trình bày các bước tiến hành, giải thích nguyên tắc tiến hành.
– GV đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần.
SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
BẢN THIẾT KẾ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 
PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS
(Tiết 2 – 45 phút)
a. Mục đích:
	Học sinh trình bày được phương án pha chế (bản vẽ các bước tiến hành và bản thiết kế sản phẩm) và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí PHA CHẾkhí CO2 và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn. 
b. Nội dung: 
– GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án pha chế nước uống có gas; 
– GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế; 
– GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
	Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc pha chế nước uống có gas
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn lại chú ý nghe.
Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp.
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng HS thảo luận:
Câu hỏi kiến thức nền
KT1. Khí CO2 được PHA CHẾbằng cách nào?
KT2. Làm thế nào để kiểm tra đó là khí CO2? 
KT3. Nồng độ khí CO2 phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
KT4. Làm thế nào để chuyển được khí CO2 vào dung dịch ?
Câu hỏi định hướng thiết kế
TK1. Sử dụng những nguyên liệu gì để tạo được CO2 từ nguyên liệu dễ kiếm? 
TK2. Chọn cách nào để chuyển CO2 vào nước uống?
TK3. Có cách nào để thu được nhiều khí CO2 nhất?
TK4. Cách làm nào để không bị lẫn nước tạo CO2 vào nước uống?
Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế. 
Hoạt động 4: PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS
(HS làm việc ở nhà hoặc trên phòng thí nghiệm – 1 tuần )
a. Mục đích: 
	Các nhóm HS thực hành, pha chế được nước có Gas. 
b. Nội dung: 
	Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo nước có Gas, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
	Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là chai nước uống có gas đáp ứng được các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
Bước 2. HS lắp đặt các thành phần theo bản thiết kế;
Bước 3. HS thử nghiệm nước có gas, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh);
Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm;
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “NƯỚC UỐNG CÓ GAS”
 VÀ THẢO LUẬN
(Tiết 3 – 45 phút)
a. Mục đích:
	HS biết giới thiệu về sản phẩm nước uống có gas dùng khí CO2 từ nguyên liệu dễ kiếm đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm đã đặt ra;
	Biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; 
	Có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm.
b. Nội dung:
– Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp;
– Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn.
– Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
	Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chai nước uống có gas dùng khí CO2 từ giấm ăn và muối Natri hidrocacbonat và bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm. 
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
– Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. Khi các nhóm sẵn sàng, GV yêu cầu các nhóm cùng đồng thời pha chế, xác định lượng khí CO2 thu được.
– Yêu cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích về hoạt động, giá thành và kiểu dáng của đèn.
– GV và hội đồng GV tham gia sẽ bình chọn bản vẽ. Song song với quá trình trên là theo dõi quá trình pha chế.
– GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của Phiếu đánh giá số 1.
– Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế tạo khí CO2, giải thích các hiện tượng xảy ra khi pha chế, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan. 
– Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.
– GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển khai dự án này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUẾ VÕ
Trường THCS Đào Viên
*****
Chủ đề: “PHA CHẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS”
TẠO KHÍ CO2 TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ
HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM
NHÓM SỐ: .. 
Giáo viên hướng dẫn: ..
Tổ chuyên môn: . .
THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Nguyên vật liệu: 
+ Quả chanh
+ Chai giấm ăn
+ Muối Natri hidrocacbonat
+ Dây dẫn
+ Súng bắn keo
+ Nến
+ Đục lỗ
Hướng dẫn làm thí nghiệm:
+ Đong thể tích giấm ăn cần dùng. 
+ Cho giấm và trong chai.
+ Vắt nước chanh.
+ Cân muối Natri hidrocacbonat.
+ Cho nước chanh tác dụng với muối Natri hidrocacbonat, quan sát bọt khí thoát ra và so sánh với việc cho cho giấm tác dụng với muối Natri hidrocacbonat.
Nguồn axit
Lần đo 1
Lần đo 2
Lần đo 3
Kết luận chung
Chanh
Giấm
KẾT LUẬN (về khả năng tạo ra khí CO2 từ các loại củ quả)
MỘT SỐ GHI CHÚ SAU KHI BÁO CÁO:
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
TT
Họ và tên
Vai trò
Nhiệm vụ
1
Trưởng nhóm
Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình bày trên ppt
2
Thư ký
Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm
3
Thành viên
Phát ngôn viên
4
Thành viên
Photo hồ sơ, tài liệu học tập
5
Thành viên
Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm
6
Thành viên
Mua vật liệu
Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Vấn đề / Nhiệm vụ / Dự án cần thực hiện:
Kế hoạch triển khai 
TT
Hoạt động
Sản phẩm
Yêu cầu đánh giá cơ bản
Thời gian
Người phụ trách
CÁC YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm nước uống có gas từ nguyên liệu dễ kiếm
Yêu cầu
Điểm tối đa
Điểm đạt được
Khí CO2 được tạo ra bằng muối và axit hữu cơ.
1
Nước phải có gas.
3
Có thể ngậm khí CO2 tối thiểu 5 phút.
3
Kích thích vị giác.
1
Chi phí làm tiết kiệm.
2
Tổng điểm
10
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Yêu cầu
Điểm tối đa
Điểm đạt được
Bản vẽ các bước được vẽ rõ ràng, đúng nguyên tắc; phù hợp với thực nghiệm và đáp ứng được yêu cầu tạo ra khí CO2 có trong nước uống.
2
Bản thiết kế kiểu dáng sản phẩm được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi;
2
Giải thích rõ nguyên tắc tạo khí CO2;
4
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động.
2
Tổng điểm
10
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN
(Thực hiện ở nhà)
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu kiến thức liên quan về:
- Tính chất của axit, oxit axit, muối; 
- Mô tả phản ứng thế;
- Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về sự phụ thuộc của áp suất khí vào các yếu tố; nguyên liệu, nhiệt độ, áp suất.
- Viết công thức tính số mol, khối lượng, thể tích, nồng độ dung dịch, áp suất khí;
Hướng dẫn thực hiện:
- Phân chia mỗi thành viên trong nhóm tìm hiểu một nội dung trong nhiệm vụ;
- Các thành viên đọc sách giáo khoa về vấn đề được phân công (thuộc các bài 3, 28, 29, trong sách giáo khoa Hóa học lớp 9, bài 21 Quang Hợp sách giáo khoa Sinh học 6) và ghi tóm tắt lại;
Chia sẻ với các thành viên trong nhóm về kiến thức tìm hiểu được.
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
(Thực hiện khi nhóm làm việc đề xuất giải pháp điều chế nước có Gas)
Hướng dẫn:
Chia sẻ kiến thức nền đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm.
Thảo luận đề xuất giải pháp thiết kế cách pha chế nước uống có gas (chọn axit hữu cơ làm nguồn, xác định cách sục khí CO2 làm nguồn đáp ứng yêu cầu của sản phẩm).
Vẽ các bước và thiết kế sản phẩm, giải thích nguyên lí hoạt động của khí CO2.
Bản vẽ sơ đồ:
Bản thiết kế sản phẩm và mô tả cách pha chế nước có gas:
Nhận xét, góp ý của giáo viên và các nhóm:
NHẬT KÍ THIẾT KẾ NƯỚC UỐNG CÓ GAS
(Thực hiện ở nhà)
Ghi lại các hoạt động thiết nước có Gas, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách 
giải quyết.
GÓP Ý VÀ CHỈNH SỬA SẢN PHẨM
(Thực hiện trong buổi trình bày sản phẩm)
Ghi lại góp ý, nhận xét của các nhóm và giáo viên về sản phẩm của nhóm khi báo cáo
Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện sản phẩm
SẢN PHẨM VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
	Dán các hình ảnh về sản phẩm nước uống có gas dùng khí CO2 từ axit hữu cơ, hình ảnh minh hoạ hoạt động nhóm, có thể bao gồm đường link YouTube video mô tả quá trình làm việc nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_pha_che_nuoc_uong_co_gas_nguyen.docx