Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Tính chất hóa học của muối. Phân bón hóa học (Tiết 14+15+16)

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Tính chất hóa học của muối. Phân bón hóa học (Tiết 14+15+16)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

 + HS biết được những tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao).

 + Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.

 + HS biết muối NaCl có ở dạng hoà tan trong nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối.

 + Những ứng dụng của natri clorua trong đời sống và trong công nghiệp.

 + Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng, công thức hóa học cho mỗi loại phân bón.

 + Phân bón vi lượng là gì? Và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.

 2. Kĩ năng:

 + Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.

 + Rèn luyện kỹ năng viết đúng phương trình hóa học cho mỗi tính chất.

 + Biết giải những bài tập có liên quan đến tính chất hóa học của muối.

 + Rèn luyện kỹ năng vận dụng những tính chất của NaCl trong thực hành và bài tập.

 + Bài tập tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.

 + Rèn luyện kỹ năng biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại.

 + Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống, rèn các kỹ năng khi sử dụng muối và phân bón hóa học trong đời sống.

3. Thái độ:

 - Hứng thú học tâp môn hóa học.

 - Vận dụng những kiến thức đã học, giáo dục cho HS biết cách sử dụng NaCl và phân bón hóa học hợp lí và có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Các năng lực chính hướng tới:

 - Qua bài học sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.

 - Ngoài ra, còn phát triển năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, công nghệ thông tin, nghiên cứu hóa học

II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Phương pháp dạy học chủ yếu:

 - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm việc nhóm, hoạt động thực tiễn, giao bài tập về nhà.

2. Thiết bị dạy học và học liệu:

 - Các dụng dụ và hóa chất cần thiết cho các thí nghiệm về tính chất hóa học của muối.

 - Một số mẫu vật và muối ăn và phân bón hóa học, hình ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm, bảng phụ, máy chiếu, điện thoại thông minh, Clip minh họa

 - Một số thông tin về sinh học, công nghệ, địa lí

 

docx 17 trang maihoap55 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Tính chất hóa học của muối. Phân bón hóa học (Tiết 14+15+16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI 
– PHÂN BÓN HÓA HỌC
( TIẾT 14, 15, 16)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức 
	+ HS biết được những tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao).
	+ Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
	+ HS biết muối NaCl có ở dạng hoà tan trong nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối.
	+ Những ứng dụng của natri clorua trong đời sống và trong công nghiệp.
	+ Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng, công thức hóa học cho mỗi loại phân bón.
	+ Phân bón vi lượng là gì? Và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.
	2. Kĩ năng: 
	+ Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
	+ Rèn luyện kỹ năng viết đúng phương trình hóa học cho mỗi tính chất.
	+ Biết giải những bài tập có liên quan đến tính chất hóa học của muối.
	+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng những tính chất của NaCl trong thực hành và bài tập.
	+ Bài tập tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
	+ Rèn luyện kỹ năng biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại.
	+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống, rèn các kỹ năng khi sử dụng muối và phân bón hóa học trong đời sống.
3. Thái độ: 
	- Hứng thú học tâp môn hóa học.
	- Vận dụng những kiến thức đã học, giáo dục cho HS biết cách sử dụng NaCl và phân bón hóa học hợp lí và có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Các năng lực chính hướng tới:
	- Qua bài học sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.
	- Ngoài ra, còn phát triển năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, công nghệ thông tin, nghiên cứu hóa học 
II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Phương pháp dạy học chủ yếu:
	- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm việc nhóm, hoạt động thực tiễn, giao bài tập về nhà.
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
	- Các dụng dụ và hóa chất cần thiết cho các thí nghiệm về tính chất hóa học của muối.
	- Một số mẫu vật và muối ăn và phân bón hóa học, hình ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm, bảng phụ, máy chiếu, điện thoại thông minh, Clip minh họa 
	- Một số thông tin về sinh học, công nghệ, địa lí 
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY:
Nội dung
kiến thức
Mức độ nhận biết
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chủ đề:
Tính chất hóa học của muối – Phân bón hóa học
- Nêu/nhận ra/chỉ ra được:
+ Muối phản ứng với axit và sinh ra sản phẩm gì;
+ Muối phản ứng với kim loại;
+ Muối phản ứng với bazơ;
+ Muối tan và không tan đều phản ứng được với axit.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học của muối.
- Biết được tính chất của muối NaCl có trong tự nhiên.
- Biết được loại phân bón hóa học nào là phân đạm, phân bón kép. 
- Chỉ ra được chất nào tác dụng được với một muối không tan. 
- Chỉ ra được những muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt cao.
- Chỉ ra được phân bón kép. 
- Nhận ra được phản ứng trung hòa cũng là phản ứng trao đổi.
- Biết được phản ứng của muối với axit là phản ứng trung hòa.
- Hiểu được hàm lượng đạm (N) trong phân bón.
- Tính chất hóa học muối tác dụng với kim loại, tác dụng với dung dịch kiềm.
- Phân biệt được 2 muối hoặc 2 mẩu phân bón bằng phương pháp hóa học.
- Dựa vào CTHH gọi được tên phân bón hóa học.
- Hiểu được cặp chất nào không tồn tại (có phản ứng), cặp chất nào tồn tại (không phản ứng) trong dung dịch.
- Từ TCHH của muối biết được TCHH của một số muối cụ thể.
- Hiểu được kim loại nào tác dụng được với muối, từ đó làm sạch được muối bằng kim loại hoặc bằng dung dịch muối khác.
- Từ hiện tượng hóa học, hiểu được muối nào tác dụng được với axit nào hoặc tác dụng được với muối nào.
- Tính được khối lượng kim loại tạo thành trong phản ứng của muối với kim loại.
- Tính được khối lượng axit tham gia trong phản ứng của muối với axit.
- Tính được nồng độ mol/lít của muối tạo thành trong phản ứng trung hòa.
- Tính được khối lượng muối tạo thành trong phản ứng của muối với axit.
- Tính được khối lượng oxit bazơ tạo thành từ phản ứng muối + bazơ (bài toán qua 2 giai đoạn, toán lượng dư).
- Tính được khối lượng sản phẩm tạo thành từ phản ứng hỗn hợp muối + axit (bài toán qua 3 giai đoạn).
- Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học HS giải quyết được các vấn đề thực tiễn liên quan đến phân bón hóa học.
- Tính thể tích dung dịch hỗn hợp muối tác dụng với axit.
- Tính được lượng đạm, lân, kali trong 5 tấn phân xanh dựa vào lượng đạm, lân, kali trong 10 Kg ure, 20Kg suppephotphat kép, 5Kg kaliclorua.
- Liên hệ - tích hợp môn Sinh học, địa lí, công nghệ.
IV. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY:
1. Mức độ biết:
Câu 1. Cho dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng tác dụng với muối natri sunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
	A. Khí hiđro (H2).	C. Khí lưu huỳnh đioxit (SO2).
	B. Khí oxi (O2). 	D. Khí hiđro sunfua (H2S).
Câu 2. Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong
	A. nước biển.	B. nước mưa.	C. nước sông.	D. nước giếng.
Câu 3. Dãy công thức hoá học nào sau đây toàn là phân đạm?
A. CO(NH2)2, NH4NO3. 	B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
C. (NH4)2SO4, KCl.	D. KNO3, (NH4)2HPO4. 
Câu 4. Chất tác dụng được với muối CaCO3 là
	A. NaCl.	B. KNO3.	C. NaOH.	D. H2SO4. 
Câu 5. Ở nhiệt độ cao, những muối nào dưới đây bị phân hủy?
A. MgCO3, Na2SO4.	B. CaCO3, KClO3.	C. NaCl, AgNO3.	D. KCl, KMnO4.
Câu 6. Tính chất hóa học chung của muối tan và muối không tan là gì?
A. Tác dụng với kim loại.	B. Tác dụng với dung dịch bazơ.
C. Tác dụng với axit mạnh.	D. Tác dụng với dung dịch muối.
Câu 7. Chất nào dưới đây là phân bón kép?
A. NH4NO3. 	B. CO(NH2)2.	C. K2SO4.	D. (NH4)2HPO4.
Câu 8. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4?
	A. Al. 	B. Ag.	C. Fe.	D. Mg.
Câu 9. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào vừa là phản ứng trung hòa vừa là phản ứng trao đổi?
A. Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag.	B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.	D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.
Câu 10. Trong các chất sau, chất nào được dùng làm phân lân để bón cho cây?
	A. NH4Cl. 	B. H3PO4.	C. K2SO4.	D. Ca(H2PO4)2.
Câu 11. Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng với nhau tạo sản phẩm là muối mới và bazơ mới?
A. Ca(OH)2 + CuCl2.	B. NaOH + HNO3.	
C. Na2O + H2O.	D. K2SO4 + NaOH.
Câu 12. Phản ứng H2SO4+ BaCl2 → BaSO4 + 2HCl là phản ứng 
A. trung hòa.	B. thế.	C. phân hủy.	D. trao đổi.
Câu 13. Phương trình hóa học nào đúng?
A. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.	B. Cu + FeCl3 → CuCl2 + Fe.
C. CaCO3 + NaOH → Na2CO3 + Ca(OH)2.	D. Cu + 2HCl → CuCl2 + 2H2.
Câu 14. Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học?
A. Phân lân.	B. Phân kali.	C. Phân đạm. 	D. Phân vi sinh.
2. Mức độ hiểu:
Câu 15. Chất nào sau đây phản ứng được với axit sunfuric tạo thành kết tủa và khí thoát ra? 
A. Natri sunfit.	B. Bari cacbonat.	C. Bari clorua.	D. Natri hiđroxit.
Câu 16. Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại nào sau đây?
	A. Mg.	B. Cu.	C. Fe.	D. Au.
Câu 17. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có hàm lượng đạm cao nhất?
	A. NH4NO3.	B. NH4Cl.	C. (NH4)2SO4.	D. (NH2)2CO.
Câu 18. Một loại phân bón hóa học (phân lân) có công thức là Ca(H2PO4)2. Tên gọi hóa học của phân bón đó là
A. canxi hiđrophotphat. 	B. canxi photphat.
C. canxi đihiđrophotphat.	D. canxi photphoric.
Câu 19. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết 2 loại phân bón là NH4NO3 và NH4Cl?
	A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	C. AgNO3.	D. BaCl2.
Câu 20. Chất tác dụng với dung dịch bạc nitrat tạo kết tủa trắng là
	A. canxi cacbonat	B. canxi clorua.	C. natri photphat.	D. natri hiđroxit.
Câu 21. Một trong các thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3?
	A. Dung dịch BaCl2.	B. Dung dịch HCl.	C. Dung dịch AgNO3.	D. Dung dịch NaOH.
Câu 22. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
	A. Ba(NO3)2 và CuCl2.	B. HCl và AgNO3.
	C. Ca(OH)2 và H2SO4.	D. K2CO3 và BaCl2.
Câu 23. Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong một dung dịch?
	A. KOH và NaCl.	B. HCl và BaCl2.	C. HCl và CuSO4. 	D. FeCl3 và NaOH.
Câu 24. Dung dịch muối CuSO4 có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Tác dụng với Mg và dung dịch HCl.
B. Tác dụng được với Fe và dung dịch Na2SO4.
C. Tác dụng với 2 dung dịch BaCl2 và NaOH.
D. Tác dụng với 2 dung dịch MgCl2 và HNO3.
Câu 25. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2 và CuCl2 là
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch HCl.	C. dung dịch AgNO3.	D. dung dịch MgSO4.
Câu 26. Kim loại nào sau đây không thể phản ứng với dung dịch MgSO4 nhưng phản ứng được với dung dịch FeSO4?
A. Al.	B. Fe.	C. Cu.	D. Na.
Câu 27. Dung dịch nào sau đây, không phân biệt được 2 dung dịch CuSO4 và AgNO3?
A. NaOH.	B. K2SO4.	C. HCl.	D. BaCl2.
Câu 28. Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng kim loại nào trong các kim loại sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2?
A. Zn.	B. Mg.	C. K.	D. Fe.
Câu 29. Dung dịch Ba(NO3)2 tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. H2SO4, NaOH, Al2(SO4)3.	B. HCl, K2CO3, Al2(SO4)3.
C. Na2CO3, Al2(SO4)3.	D. KOH, HCl.
Câu 30. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 tạo thành kim loại là: 
	A. Zn, Mg, Al.	B. Ag, Fe, Zn.	C. Fe, Zn, Na.	D. K, Ag, Na.
Câu 31. Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn dung dịch Na2SO4 ta dùng
	A. dung dịch AgNO3.	B. dung dịch HCl.
	C. dung dịch BaCl2.	D. dung dịch KCl.
Câu 32. Cặp dung dịch tác dụng với nhau tạo ra chất khí là
	A. NaOH và HCl.	B. K2SO4 và BaCl2.	C. Na2CO3 và HCl.	D. AgNO3 và HCl.
Câu 33. Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt các loại phân đạm sau: NaNO3, (NH4)2SO4, NH4NO3 ở ngay lần thử đầu tiên?
	A. NaOH. 	B. Ba(OH)2. 	C. BaCl2. 	D. Quỳ tím.
3. Mức độ vận dụng:
Câu 34. Nhúng một thanh kim loại sắt vào 300 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc ta thu được 19,2 gam đồng. Khối lượng sắt phản ứng là bao nhiêu?
A. 16,8 gam.	B. 33,6 gam.	C. 11,2 gam.	D. 22,4 gam.
(Biết O = 16; S = 32; Fe = 56; Cu= 64)
Câu 35. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 8,8 gam khí CO2 (ở đktc). Khối lượng HCl đã phản ứng là bao nhiêu gam?
	A. 3,65 gam.	B. 7,30 gam.	C. 14,60 gam.	D. 91,25 gam. 
(Biết H = 1; C = 12 ; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5)
Câu 36. Cho 5ml dung dịch HCl tác dụng hoàn toàn với 10ml dung dịch NaOH 1,5M. Nồng độ mol của dung dịch NaCl là 
	A. 1M.	B. 1,5M.	C. 0,5M.	D. 1M. 
Câu 37. Cho 224ml dung dịch axit sunfuric 2M tác dụng hoàn toàn với dung dịch bari clorua thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? 
	A. 208,768 gam.	B. 52,192 gam.	C. 24,304 gam.	D. 2,330 gam. 
(Biết H = 1; C = 12 ; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Ba = 137)
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 38. Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m (gam) chất rắn. Giá trị m là
	A. 8 gam.	B. 4 gam.	C. 9,8 gam.	D. 12 gam.
Câu 39. Trung hoà 100ml H2SO4 2M bằng V lít dung dịch A gồm hỗn hợp BaCl2 0,05M và Ba(NO3)2 0,075M. V tối thiểu phải dùng là
	A. 1,6 lít.	B. 0,4 lít.	C. 0,8 lít.	D. 3,2 lít.
Câu 40. Cho 0,1 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao. Khối lượng CaO và thể tích CO2 (ở đktc) lần lượt thu được là
A. 5,6 gam và 2,24 lít. 	B. 11,2 gam và 4,48 lít. 
C. 2,8 gam và 1,12 lít. 	D. 4,2 gam và 1,68 lít.
Câu 41. Lượng đạm, lân, kali trong một tấn phân xanh tương ứng với lượng đạm, lân, kali có trong 10 Kg urê, 20Kg suppephotphat kép, 5Kg kaliclorua. Hãy tính lượng đạm, lân kali trong 5 tấn phân xanh.
A. Đạm 23,350 kg; lân 60,7 kg; kali 15,75 kg.
B. Đạm 23,350 kg; lân 5,3 kg; kali 6,55 kg.	
C. Đạm 21,875 kg; lân 60,7 kg; kali 6,55 kg.
D. Đạm 21,875 kg; lân 5,3 kg; kali 15,75 kg.
V. TIẾN TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Tùy vào tiết dạy của chủ đề, GV chọn hoạt động để khởi động.
Hoạt động 1. Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ không nhãn gồm NaCl; Na2SO4; Ba(OH)2; BaCl2; H2SO4 được không? Nêu cách làm?
Hoạt động 2. 
	- Tiểu phẩm.
	- GV mở video “Tại sao nước biển lại mặn? Nếu biển không còn mặn nữa thì hệ sinh thái trên trái đất sẽ thay đổi như thế nào?”
	- GV: Các em đã có câu trả lời cho riêng mình, vậy cho cô biết trong nước biển có nhiều nhất là muối nào?
	- HS: muối natriclorua. 
	- GV: Đây là một muối quan trọng, chúng ta cùng hiểu cách khai thác và ứng dụng của nó.
Hoạt động 3. Học sinh hoạt động cá nhân
	- Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
	- HS giải thích.
	- GV chốt ý, phân bón đóng vai trò quan trọng trong trồng trọt, vậy có những phân bón thường dùng nào, chúng là các loại muối gì, chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
A. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I. Tính chất hóa học của muối
* Hoạt động 1. Thí nghiệm. 
	Nhóm trưởng phân công từng thành viên trong nhóm thực hiện, mỗi thành viên tiến hành 1 thí nghiệm và ghi kết quả).
	TN1. Cho một cây đinh sắt vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch đồng (II) sunfat.
	TN2. Cho một mẩu đá vôi (canxi cacbonat) bằng hạt đậu vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch axit clohiđric. 
	TN3. Cho khoảng 2ml dung dịch natri sunfat vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch bari clorua.
	TN4. Cho từ từ dung dịch natri hiđroxit vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml đồng (II) sunfat.
	TN5. Nung muối canxi cacbonat trong ống nghiệm, dẫn khí thu được qua cốc đựng dung dịch nước vôi trong.
 → Các nhóm tiến hành các thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập 2 về tính chất hóa học của muối theo nội dung phù hợp của nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tên thí nghiệm
(1)
Hiện tượng quan sát được
(2)
Giải thích
(3)
Kết luận
(4)
PTHH
(5)
1. Muối tác dụng với kim loại
Muối tác dụng với .. → 
 .
2. Muối tác dụng với dung dịch axit
Muối tác dụng với .. → 
 .
3. Muối tác dụng với muối
Muối tác dụng với .. → 
 .
4. Muối tác dụng với bazơ
Muối tác dụng với .. → 
 .
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối ( 
 .) bị phân hủy ..
	→ Lớp trưởng mời đại diện 2 nhóm (mỗi dãy mời 1 nhóm) lên trình bày kết quả. Sau đó mời các nhóm còn lại nhận xét.
	→ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và cho cả lớp ghi bài dựa vào phiếu học tập 2 và hướng dẫn HS chỉ ghi bài ở cột 1, 4, 5 vào vở.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tên thí nghiệm
(1)
Hiện tượng quan sát được (2)
Giải thích
(3)
Kết luận
(4)
PTHH
(5)
1. Muối tác dụng với kim loại
Có chất rắn màu đỏ bám trên đinh sắt
Màu đỏ là màu
của Cu tạo ra từ phản ứng giữa
Fe và CuSO4
Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
2. Muối tác dụng với dung dịch axit
Có bọt khí sủi lên
Khí CO2 sinh ra do CaCO3
phản ứng với HCl
Muối + axit → Muối mới + axit mới
3. Muối tác dụng với muối
Có kết tủa
trắng xuất hiện lắng xuống
Do BaSO4
(không tan)
được tạo thành
Muối + muối →
Hai muối mới
4. Muối tác dụng với bazơ
Có kết tủa màu xanh
xuất hiện
Màu xanh là màu của Cu(OH)2 (không tan) được sinh ra
Muối + bazơ →
Muối mới + bazơ mới
5. Phản ứng phân hủy muối
Dung dịch Ca(OH)2 đục dần
Do khí CO2
được sinh ra từ phản ứng nhiệt phân CaCO3
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao
 * Lưu ý HS: Trừ các kim loại kiềm (Li, K, Na, Ba, Ca) khi tác dụng với dung dịch muối không đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối.
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
* Hoạt động 2. 	Dựa vào PTHH minh họa các tính chất 2, 3, 4 → GV cho HS hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:
	CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
	Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
	CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 
	1. Các phản ứng hóa học trên có đặc điểm gì giống nhau?
	2. So sánh phản ứng sau với phản ứng trên có đặc điểm gì khác nhau?
	Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
	→ Vậy phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì?
B. MUỐI NATRICLORUA (NaCl)	
Hoạt động 1. Trạng thái tự nhiên:
	- GV giới thiệu mẫu vật muối natri clorua, là chất rắn, màu trắng.
	- Ta có thể tìm được muối natri cloruaở đâu trong tự nhiên?
	à Trong nước biển, hồ nước mặn, hoặc trong lòng đất.
	- GV chiếu hình biển, hồ nước mặn, mỏ muối cho học sinh quan sát.
	- GV yêu cầu học sinh xem thông tin.
	- Trong 1m3 nước biển có bao nhiêu kg muối natri clorua và còn muối nào khác?
	à Trong 1 m3 nước biển có 27 kg muối NaCl, 5 kg muối MgCl2 , 1 kg muối CaSO4.
	- Học sinh ghi bài.
1. Trạng thái tự nhiên:
- Natri clorua có nhiều trong tự nhiên, dưới dạng hòa tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ muối
	- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 1 trên phiếu học tập số 3.
	- GV chiếu 1 phiếu học tập chữa bài, các nhóm chấm lẫn nhau. Báo cáo kết quả của nhóm mình chấm, nộp bài lại cho giáo viên.
Hoạt động2. Cách khai thác:
	- Cách khai thác muối như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
	- Có thể sử dụng được ngay muối mới khai thác hay không?
	 - Học sinh trả lời và ghi bài:
2. Cách khai thác:
- Cho nước biển bay hơi từ từ.
- Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối.
- Muối sau khi khai thác được nghiền nhỏ, tinh chế để có muối sạch.
Hoạt động 3. Ứng dụng:
	- Giáo viên nêu vấn đề: natri clorua có tính chất hóa học của muối không và liên quan đến các ứng dụng gì?
	- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập điền khuyết để hoàn thành các phương trình hóa học sau trong phiếu học tập số 4
(1) CuCl2 + . NaCl + Cu(OH)2
(2) NaCl + .. AgCl + NaNO3
(3) NaCl ( rắn) + H2SO4 (đặc) ....... + NaHSO4
(4) NaOH + CO2 .. + H2O
(5) NaOH + .. NaHCO3 
(6) NaCl + Cl2
(7) NaCl + H2O + H2 + Cl2 
(8) Cl2 + .. NaClO + NaCl + H2O
	- Phân công: nhóm 1,2,3,4 hoàn thành PTHH (1), (2), (3), (4). Nhóm 5,6,7,8 hoàn thành PTHH (5), (6), (7), (8).
	- Học sinh làm phiếu học tập số 4, giáo viên sửa 2 nhóm, các nhóm khác bổ sung.
(1) CuCl2 + 2NaOH 2NaCl + Cu(OH)2
(2) NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3
(3) NaCl ( rắn) + H2SO4 (đặc) HCl + NaHSO4
(4) 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
(5) NaOH + CO2 NaHCO3 
(6) 2NaCl 2Na + Cl2 
(7) 2NaCl + 2 H2O 2NaOH + H2 + Cl2 
(8) Cl2 + 2NaOH NaClO + NaCl + H2O
	Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu iod dẫn đến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Nêm muối iot sau khi tắt lửa.
	- Giáo viên nhận xét chốt ý. Học sinh ghi bài.
3. Ứng dụng:
- Làm gia vị, bảo quản thực phẩm.
- Trong công nghiệp dùng sản xuất Na, Cl2, NaHCO3, Na2CO3, NaClO, NaOH, H2.
C. PHÂN BÓN HÓA HỌC
* Hoạt động 1. 	Tìm hiểu thế nào là phân bón hóa học?
	- GV: Dựa vào kiến thức môn sinh học, cho biết cây xanh có thể đồng hóa được những nguyên tố hóa học nào? 
	- HS: Cây đồng hóa được C, H, O từ CO2 và H2O
	- Vậy các nguyên tố hóa học khác như N, P, K,... cây hấp thụ từ đâu? 
	→ HS: trực tiếp từ đất nên đất bị nghèo dần chất dinh dưỡng, do vậy cần phải bón phân cho cây.
	àVậy phân bón hóa học là gì? 
	- Cho HS nêu kết luận.
 Phân bón hóa học là những chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
	- GV chiếu hình ảnh 1 số loại phân bón hóa học thông dụng cho học sinh xem
 Phân đạm Phân lân Phân kali 
 phân hỗn hợp và phức hợp
	- GV: Xác định nguyên tố hóa học đặc trưng có trong mỗi loại phân bón đó? Phân loại chúng dựa theo số lượng các nguyên tố hóa học có trong từng loại?
	- HS: sắp xếp được 3 nhóm phân bón: phân bón đơn (đạm, lân, kali), phân bón kép (N,P,K), phân vi lượng.
* Hoạt động 2. 	1. Phân bón đơn:
	- Yêu cầu HS nhóm thảo luận và điền vào bảng phụ (như gợi ý đã giao về nhà cho các nhóm) à kết luận về phân bón đơn.
Tên phân
Loại phân thường dùng
Tính chất
1. Phân đạm 
- Urê (NH2)2CO
- Amoni nitrat NH4NO3
- Amoni sunfat (NH4)2SO4
- Tan trong nước, chứa 46% N.
- Tan trong nước, chứa 35% N.
- Tan trong nước, chứa 21% N.
2. Phân lân
- Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2
- Supe photphat Ca(H2PO4)2
- Không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Tan được trong nước.
3. Phân kali
Kali clorua KCl và kali sunfat K2SO4
Dễ tan trong nước.
	 - GV: Yêu cầu các nhóm 1,2,3,6,7 trình bày mẫu vật và tư liệu mà nhóm sưu tầm được cho các nhóm khác quan sát và ghi nhận thông tin. 
	- GV chốt kiến thức cho HS ghi bài.
Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K).
* Hoạt động 3. 	2. Phân bón kép:
	- GV: giới thiệu mẫu phân bón kép như NPK à thế nào là phân bón kép?
 - GV: Yêu cầu các nhóm 4,5,8 trình bày mẫu vật và tư liệu mà nhóm sưu tầm được cho các nhóm khác quan sát và ghi nhận thông tin. 
Phân bón kép là phân bón có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố dinh dưỡng (N,P,K). Người ta trộn theo tỉ lệ thích hợp hoặc bằng phương pháp hóa học
	- Vận dụng: Điền công thức tính hàm lượng các nguyên tố N, P, K vào các chỗ trống sau:
+ Tỉ lệ phần trăm P trong P2O5 được tính theo công thức: ...................................
+ Suy ra hàm lượng P trong phân bón được tính theo công thức: ...................................
+ Tỉ lệ phần trăm K trong K2O được tính theo công thức: ...................................
+ Suy ra hàm lượng K trong phân bón được tính theo công thức: ...................................
+ Hàm lượng N là: ................... ghi trên bao bì.
* Hoạt động 4. 	3. Phân bón vi lượng:
	- GV: Phân vi lượng cung cấp cho cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng nào? Có tác dụng gì với cây trồng?
	Phân vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như: B , Zn , Mn , dưới dạng hợp chất. Chúng kích thích cây trồng phát triển mạnh.
	- Bên cạnh những lợi ích đối với cây trồng, nếu bón nhiều phân hóa học có tác hại gì không?
	- HS: Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người,... à nên bón phân một cách hiệu quả và hợp lí.
	- GV có thể giới thiệu 1 số loại phân hữu cơ không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được? 
Giải thích: (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở.
(NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O
Câu 2. Chất tác dụng được với muối CaCO3 là
	A. NaCl.	B. KNO3.	C. NaOH.	D. H2SO4. 
Câu 3. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào vừa là phản ứng trung hòa vừa là phản ứng trao đổi?
A. Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag.	B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.	D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.
Câu 4. Tính chất hóa học chung của muối tan và muối không tan là gì?
A. Tác dụng với kim loại.	B. Tác dụng với dung dịch bazơ.
C. Tác dụng với axit mạnh.	D. Tác dụng với dung dịch muối.
Câu 5. Phản ứng H2SO4+ BaCl2 → BaSO4 + 2HCl là phản ứng 
A. trung hòa.	B. thế.	C. phân hủy.	D. trao đổi.
Câu 6. Phương trình hóa học nào đúng?
A. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.	B. Cu + FeCl3 → CuCl2 + Fe.
C. CaCO3+ NaOH → Na2CO3 + Ca(OH)2.	D. Cu + 2HCl → CuCl2 + 2H2.
Câu 7. Dung dịch nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng xúc miệng khi bị ho, viêm họng, viêm lợi nhờ tác dụng diệt khuẩn. Để pha 500 gam dung dịch NaCl 0,9% cần lấy bao nhiêu gam NaCl và bao nhiêu gam nước?
- Tính toán:
	mNaCl = = 4,5 gam
 = 500 – 4,5 = 495,5 gam
- Cách pha: dùng 495,5 gam nước sạch (khoảng 0,5 lít), đun sôi để nguội hòa tan 4,5 gam muối sạch (khoảng 1 muỗng caphê).
Câu 8. Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt các loại phân đạm sau: NaNO3, (NH4)2SO4, NH4NO3 ở ngay lần thử đầu tiên?
	A. NaOH. 	B. Ba(OH)2. 	C. BaCl2. 	D. Quỳ tím.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bón phân đạm amoni cùng với vôi bột nhằm tăng tác dụng của đạm Amoni.
B. Urê được sử dụng rộng rãi vì có hàm lượng N cao và dễ bảo quản.
C. Phân lân tự nhiên, phân lân nung chảy thích hợp với loại đất chua.
D. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
Câu 10. Supephotphat đơn có nhược điểm là 
	A. Làm chua đất trồng.	B. Làm mặn đất trồng.
	C. Đất nghèo dinh dưỡng.	D. Làm rắn đất trồng.
Câu 11. Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học?
A. Phân lân.	B. Phân kali.	C. Phân đạm. 	D. Phân vi sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 12. Chất nào sau đây phản ứng được với axit sunfuric tạo thành kết tủa và khí thoát ra? 
A. Natri sunfit.	B. Bari cacbonat.	C. Bari clorua.	D. Natri hiđroxit.
Câu 13. Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại nào sau đây?
	A. Mg.	B. Cu.	C. Fe.	D. Au.
Câu 14. Một trong các thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3?
	A. Dung dịch BaCl2.	B. Dung dịch HCl.	C. Dung dịch AgNO3.	D. Dung dịch NaOH.
Câu 15. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
	A. Ba(NO3)2 và CuCl2.	B. HCl và AgNO3.
	C. Ca(OH)2 và H2SO4.	D. K2CO3 và BaCl2.
Câu 16. Nên dùng loại muối nào sau đây nêm nếm thức ăn mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe?
A. Muối hạt (hỗn hợp muối).	B. Muối bọt (NaCl nguyên chất).
C. Muối iod (NaCl có bổ sung iod).	D. Muối canxi sunfat.
Giải thích: ăn muối để bổ sung hàm lượng iod cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng thành có chứa 20 – 50 mg iod chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu iod trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu iod dẫn đến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 microgam iod.
Câu 17. Khi nấu, xào thịt hoặc đậu phụ (có chứa protêin), cho nhiều muối NaCl vào thời điểm nào sẽ làm cho thịt, đậu phụ bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hóa? 
	A. Mới bắt đầu nấu.	B. Lúc đang nấu.
	C. Nấu sắp xong. 	D. Khi đã tắt lửa. 
Giải thích: Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào. Nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá 
Câu 18. Trong bữa cơm hằng ngày thường có món rau xanh để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể. Khi luộc rau cần cho vào nồi nước một ít muối ăn, vì sao cần làm như vậy?
A. Để rau luộc có màu xanh.	
B. Để rau có mùi vị đậm đà.
C. Để tăng nhiệt độ sôi giúp rau mau chín, ít mất vitamin.
D. Để giảm nhiệt độ sôi giúp rau lâu chín, ít mất vitamin.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Bài tập tình huống: Trong một lần đi chợ cùng mẹ, Lan thấy người bán kem cho thêm muối ăn vào thùng đá đựng kem que rồi khuấy đều. Lan thắc mắc không biết mục đích của việc làm này là gì? Em hãy giúp Lan giải đáp thắc mắc trên?
	Giải thích: Nhiệt độ của nước đá là 00C, nếu cho muối vào nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 00C. Lợi dụng tính chất này để làm cho kem que hoặc nước nhanh đông thành chất rắn.
2. Một số mẹo vặt về muối:
	- Giữ cho gương sáng bóng: nếu cửa kính trong nhà bạn bị hoen ố, bạn chỉ cần lấy giẻ bọc một nhúm muối, nhúng nước cho hơi ướt, chà mạnh lên kính, rồi dùng khăn sạch lau khô lại, kính sẽ sáng loáng. 
	- Tẩy vết khó chùi rửa ở xoong chảo: rắc muối lên chỗ dơ, để một giờ sau đó chùi rửa lại, xoong chảo sẽ sạch. 
	- Bảo quản đồ thủy tinh: khi mua về, bạn cho vào nồi nước có pha muối, nấu sôi lên. Sau đó để thật nguội rồi vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh, đồ thủy tinh sẽ có thể chịu nhiệt tốt. 
	- Tẩy quần áo dơ: vắt chanh tươi lên quần áo bị dơ, sau đó lấy muối bột rắc lên, để một đêm và giặt lại bằng xà phòng và nước lạnh. 
	- Rửa rau: Ngâm rau vào nước muối loãng. Do theo cơ chế thẩm thấu thì nước muối sẽ từ bên ngoài và đi vào bên trong khiến vi khuẩn mất nước và chết. Cần 10 - 15 phút để thời gian muối được thẩm thấu và khiến vi khuẩn mất nước.
3. Bón phân cho cây như thế nào là tốt?
	* Liều lượng: Đối với cây 1 – 2 năm tuổi:
	+ Phân đạm: Nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới 1 lần
	+ Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.
	* Đối với cây trưởng thành: Chia làm 4 lần bón/năm
	+ Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê, phun Yogen siêu lân hoặc Yogen 10-50-10 giúp cây ra hoa sớm và đồng loạt.
	+ Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 Kali, phun siêu Kali hoặc 6-30-30 giúp cây cho năng suất và chất lượng cao.
	+ Lần 3: Trước khi cho thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 Kali còn lại.
	+ Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.
	* Cách bón:
	- Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm, cách gốc 0,5 – 1m (tuỳ tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.
	- Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó giải phân thẳng lên mặt liếp.
	- Hàng năm còn cần bón thêm phân lân hữu cơ cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai mục để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai).
	- Để cung cấp thêm vi lượng cho cây nên bón phân qua lá vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 10 – 15 ngày, phun 4 – 5 lần/vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_tinh_chat_hoa_hoc_cua_muoi_phan.docx