Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 13+14: Muối - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Tính chất hoá học của muối : Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác,
phản ứng nhiệt phân và điều kiện để các phản ứng xảy ra.
-Một số tính chất và ứng dụng của NaCl.
-Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
2. Kĩ năng
-Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được tính chất hoá học của muối.
-Nhận biết được một số muối cụ thể. Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối.
Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
3. Thái độ: Tạo hứng thú trong học tập, có thái độ nghiêm túc, chính xác khoa học
4. Định hướng năng lực
- Qua bài học sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.
- Ngoài ra, còn phát triển năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,
công nghệ thông tin, nghiên cứu hóa học
Chương1: CÁC LOẠI HỢP CHÂT VÔ CƠ Tuần 7 Ngày soạn 12/10/2020 Tiết 13, 14 CHỦ ĐỀ 1: MUỐI (Số tiết: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Tính chất hoá học của muối : Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, phản ứng nhiệt phân và điều kiện để các phản ứng xảy ra. -Một số tính chất và ứng dụng của NaCl. -Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. 2. Kĩ năng -Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được tính chất hoá học của muối. -Nhận biết được một số muối cụ thể. Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối. Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng. 3. Thái độ: Tạo hứng thú trong học tập, có thái độ nghiêm túc, chính xác khoa học 4. Định hướng năng lực - Qua bài học sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. - Ngoài ra, còn phát triển năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, công nghệ thông tin, nghiên cứu hóa học II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên : Dụng cụ. Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, li thủy tinh, ống nhỏ giọt, hay nhựa . Hóa chất: Các dd NaCl, H2SO4, BaCl2, CuSO4, Na2CO3, Ba(OH)2, Ca(OH)2 , AgNO3, kim loại Cu , Fe hoặc Al 2. Chuẩn bị của học sinh : Những kiến thức về axit, bazo, thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động: Khởi động. KTBC: Hãy nêu những t/c hóa học của Bazơ ? GV: Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ không nhãn gồm: NaCl; Na2SO4; Ba(OH)2; BaCl2; H2SO4 được không? Nêu phương pháp nhận biết? HS: Trả lời, GV bổ sung. GV :Muối có những t/c hóa học nào? Thế nào là PƯ trao đổi? ĐK xảy ra PƯ là gì? Bài học hôm nay ta sẽ được nghiên cứu. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI Hoạt động 1. Tiến hành thí nghiệm về Tính chất hóa học của muối GV giao nhiệm vụ cho 5 nhóm trong lớp tiên hành 5 TN theo hướng dẫn cuả GV, đồng thời giao cho 5 nhóm 5 phiếu học tập theo nội dung có sẵn. Các nhóm tiến hành các thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập về tính chất hóa học của muối theo nội dung phù hợp của nhóm TN1. Cho một cây đinh sắt vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch đồng (II) sunfat. TN2. Cho một mẩu đá vôi (canxi cacbonat) bằng hạt đậu vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch axit HCl. TN3. Cho khoảng 2ml dung dịch natri sunfat vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch bari clorua. TN4. Cho từ từ dung dịch natri hiđroxit vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml đồng (II) sunfat. TN5. Nung muối canxi cacbonat trong ống nghiệm, dẫn khí thu được qua cốc đựng dung dịch nước vôi trong. Tên thí nghiệm (1) Hiện tượng (2) Giải thích (3) Kết luận (4) PTHH (5) 1. Muối tác dụng với kim loại Muối tác dụng với .. → . 2. Muối tác dụng với dung dịch axit Muối tác dụng với .. → . 3. Muối tác dụng với muối Muối tác dụng với .. → . 4. Muối tác dụng với bazơ Muối tác dụng với .. → . 5. Phản ứng phân hủy muối Nhiều muối ( .) bị phân hủy .. Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, nhóm trưởng báo cáo kết qủa, GV bổ kiến thức để hoàn thiện những t/c hóa học của muối. TN (1) Hiện tượng (2) Giải thích (3) Kết luận (4) PTHH (5) 1. Muối tác dụng với kim loại Có chất rắn màu đỏ bám trên đinh sắt Màu đỏ là màu của Cu tạo ra từ phản ứng giữa Fe và CuSO4 Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu 2. Muối tác dụng với dung dịch axit Có bọt khí sủi lên Khí CO2 sinh ra do CaCO3 phản ứng với HCl Muối + axit → Muối mới + axit mới CaCO3 +2HCl→ CaCl2+H2O + CO2 3. Muối tác dụng với muối Có kết tủa trắng xuất hiện lắng xuống Do BaSO4 (không tan) được tạo thành Muối + muối → Hai muối mới Na2SO4 + BaCl2→BaSO4 + 2NaCl 4. Muối tác dụng với bazơ Có kết tủa màu xanh xuất hiện Màu xanh là màu của Cu(OH)2 (không tan) được sinh ra Muối + bazơ → Muối mới + bazơ mới CuSO4+2NaOH→Cu(OH)2+Na2SO4 5. Phản ứng phân hủy muối Dung dịch Ca(OH)2 đục dần Do khí CO2 được sinh ra từ phản ứng nhiệt phân CaCO3 Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao CaCO3→ CaO +CO2 Lưu ý HS khi kim loại PƯ với dd muối: Trừ các kim loại kiềm (Li, K, Na, Ba, Ca) khi tác dụng với dung dịch muối không đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối(Đến chương kim loại sẽ được học) Hoạt động 2. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH 1.Nhận xét các PƯ của muối CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag GV: Các phản ứng hóa học trên có đặc điểm gì giống nhau? So sánh phản ứng sau với phản ứng trên có đặc điểm gì khác nhau? Vậy phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì? 2. Khái niệm: (sgk) 3. Điều kiện xảy ra PƯ - Sản phẩm phải có chất kết tủa hoặc chất khí Lưu ý: PƯ trung hòa cũng thuộc loại PƯ trao đổi, luôn xảy ra MÔT SÔ MUÔI QUAN TRỌNG I. Natri clorua: NaCl Hoạt động 3: Trạng thái thiên nhiên - GV giới thiệu mẫu vật muối natri clorua, là chất rắn, màu trắng. - Ta có thể tìm được muối natri cloruaở đâu trong tự nhiên? Trong nước biển, hồ nước mặn, hoặc trong lòng đất. - GV chiếu hình biển, hồ nước mặn, mỏ muối cho học sinh quan sát. - GV yêu cầu học sinh xem thông tin. - Trong 1m 3 nước biển có bao nhiêu kg muối natri clorua và còn muối nào khác? Trong 1 m3 nước biển có 27 kg muối NaCl, 5 kg muối MgCl2 , 1 kg muối CaSO4. - Học sinh ghi bài. Natri clorua có nhiều trong tự nhiên, dưới dạng hòa tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ muối Hoạt động 4: Cách khai thác: - Cách khai thác muối như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. - Có thể sử dụng được ngay muối mới khai thác hay không? - Học sinh trả lời và ghi bài: + Cho nước biển bay hơi từ từ. + Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. + Muối sau khi khai thác được nghiền nhỏ, tinh chế để có muối sạch. Hoạt động 5. Ứng dụng: - Giáo viên nêu vấn đề: natri clorua có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ? - HS căn cứ vào sơ đồ, trả lời, GV bổ sung 3. Hoạt động: LUYỆN TẬP Câu 1. Cho dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng tác dụng với muối natri sunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra? A. Khí hiđro (H2). C. Khí lưu huỳnh đioxit (SO2). B. Khí oxi (O2). D. Khí hiđro sunfua (H2S). Câu 2. Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong A. nước biển. B. nước mưa. C. nước sông. D. nước giếng. Câu 3. Ở nhiệt độ cao, những muối nào dưới đây bị phân hủy? A. MgCO3, Na2SO4. B. CaCO3, KClO3. C. NaCl, AgNO3. D. KCl, KMnO4. Câu 4. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4? A. Al. B. Ag. C. Fe. D. Mg. Câu 11. Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng với nhau tạo sản phẩm là muối mới và bazơ mới? A. Ca(OH)2 + CuCl2. B. NaOH + HNO3. C. Na2O + H2O. D. K2SO4 + NaOH. Câu 5. Chất nào sau đây phản ứng được với axit sunfuric tạo thành kết tủa và khí thoát ra? A. Natri sunfit. B. Bari cacbonat. C. Bari clorua. D. Natri hiđroxit. Câu 6. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có hàm lượng đạm cao nhất? A. NH4NO3. B. NH4Cl. C. (NH4)2SO4. D. (NH2)2CO. Câu 7. Chất tác dụng với dung dịch bạc nitrat tạo kết tủa trắng là A. canxi cacbonat B. canxi clorua. C. natri photphat. D. natri hiđroxit. Câu 8. Một trong các thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3? A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch NaOH. Câu 9. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Ba(NO3)2 và CuCl2. B. HCl và AgNO3. C. Ca(OH)2 và H2SO4. D. K2CO3 và BaCl2. Câu 10. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2 và CuCl2 là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch MgSO4. Câu 11. Dung dịch nào sau đây, không phân biệt được 2 dung dịch CuSO4 và AgNO3? A. NaOH. B. K2SO4. C. HCl. D. BaCl2. Câu 12. Dung dịch Ba(NO3)2 tác dụng được với dãy chất nào sau đây? A. H2SO4, NaOH, Al2(SO4)3. B. HCl, K2CO3, Al2(SO4)3. C. Na2CO3, Al2(SO4)3. D. KOH, HCl. 4. Hoạt động: VẬN DỤNG: Câu 1. Nhúng một thanh kim loại sắt vào 3 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc ta thu được 1 ,2 gam đồng. Khối lượng sắt phản ứng là bao nhiêu? A. 16,8 gam. B. 33,6 gam. C. 11,2 gam. D. 22,4 gam. Câu 2. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 8,8 gam khí CO2 (ở đktc). Khối lượng HCl đã phản ứng là bao nhiêu gam? A. 3,65 gam. B. 7,30 gam. C. 14,60 gam. D. 91,25 gam. Câu 3. Cho 5ml dung dịch HCl tác dụng hoàn toàn với 10ml dung dịch NaOH 1,5M. Nồng độ mol của dung dịch NaCl là: A. 1M. B. 1,5M. C. 0,5M. D. 1M. Câu 4. Cho 224ml dung dịch axit sunfuric 2M tác dụng hoàn toàn với dung dịch bari clorua thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 208,768 gam. B. 52,192 gam. C. 24,304 gam. D. 2,330 gam. 5. Hoạt động: Mở rộng Câu 1. Trộn dung dịch có chứa ,1 mol CuSO4 với dung dịch chứa ,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m (gam) chất rắn. Giá trị m là A. 8 gam. B. 4 gam. C. 9,8 gam. D. 12 gam. Câu 2. Trung hoà 100ml H2SO4 2M bằng V lít dung dịch A gồm hỗn hợp BaCl2 0,05M và Ba(NO3)2 0,075M. V tối thiểu phải dùng là A. 1,6 lít. B. 0,4 lít. C. 0,8 lít. D. 3,2 lít. Câu 3. Cho ,1 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao. Khối lượng CaO và thể tích CO2 (ở đktc) lần lượt thu được là A. 5,6 gam và 2,24 lít. B. 11,2 gam và 4,48 lít. C. 2,8 gam và 1,12 lít. D. 4,2 gam và 1,68 lít. Câu 4. Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 5. Nên dùng loại muối nào sau đây nêm nếm thức ăn mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe? A. Muối hạt (hỗn hợp muối). B. Muối bọt (NaCl nguyên chất). C. Muối iod (NaCl có bổ sung iod). D. Muối canxi sunfat. Giải thích: ăn muối để bổ sung hàm lượng iod cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng thành có chứa 20 – 50 mg iod chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu iod trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu iod dẫn đến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 microgam iod. Câu 6. Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được? Giải thích: (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở. (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O 0t
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_1314_muoi_nam_hoc_2020_2021.pdf