Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 5: Tính chất hóa học của axit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 5: Tính chất hóa học của axit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

 - HS biết được những tính chất hoá học của axit.

 - HS biết cách nhận biết được các axit mạnh và axit yếu.

2. Kỹ năng:

 - HS biết quan sát TN và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit.

 - Viết các pthh chứng minh tính chất cuả axit.

 - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit.

3.Thái độ:

 - Hình thành sự yêu thích môn học.

 - Có ý thức bảo vệ môi trường.

 - Tính cẩn thận, chính xác.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 - Năng lực làm thí nghiệm.

 - Năng lực thảo luận nhóm.

 

docx 3 trang maihoap55 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 5: Tính chất hóa học của axit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 – Tiết 5
CHỦ ĐỀ 2. AXIT (tiết 1)
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
	- HS biết được những tính chất hoá học của axit.
	- HS biết cách nhận biết được các axit mạnh và axit yếu. 
2. Kỹ năng: 
	- HS biết quan sát TN và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit. 
	- Viết các pthh chứng minh tính chất cuả axit. 
	- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit. 
3.Thái độ:
 	- Hình thành sự yêu thích môn học.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường.
	- Tính cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
 	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
	- Năng lực làm thí nghiệm.
	- Năng lực thảo luận nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
	- Giáo án + máy tính xách tay, tranh vẽ, bảng phụ...
	- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: dung dịch HCl, H2SO4, nước, Cu(OH)2, Fe2O3, ống nghiệm, công tơ hút, cốc, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm...
2. Học sinh:
	- Đọc bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà, làm việc nhóm.
	- Xem lại quy định, cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm ở trang 154 Hóa 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
	a. Nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học của SO2
	b. Nêu ứng dụng và điều chế SO2
	c. GV yêu cầu HS giải bài tập 1 sgk trang 11 (chú ý thời gian )
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5’)
	Giới thiệu bài :Gv hỏi dung dịch axít HCl có những tính chất hoá học nào ?
	HS trả lời dựa vàp phản ứng đã học như :CaO +2HClàCaCl2 +H2O 
	GV ngoài tính chất trên ,dd axít HCl nói riêng và axít nói chung còn có những tính chất hoá học nào khác ? đó là nội dung n/c của bài hôm nay .
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của axit (TN theo nhóm) (20’)
-GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs dùng ống nhỏ giọt để lay dd axit nhỏ lên mẫu quỳ tím 
-GV yêu cầu hs quan sát nhận xét và kết luận 
-GV yêu cầu đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs làm tn cho 1 mẫu Zn (Al, Fe..) vào ống nghiệm và thêm 1- 2ml dd HCl hoăc H2SO4 
-GV yêu cầu hs quan sát, nhận xét và kết luận và viết pthh
-Gv nêu 1 số điểm can chú ý HNO3, H2SO4 đặc td được với nhiều kl nhưng không giải phóng khí hiđro 
-Gv yêu cầu hs đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs làm tn (chú ý gv phải điều chế Cu(OH)2 trong giờ học) cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm cho thêm vài ml ddaxitHCl (H2SO4)
-GV yêu cầu hs quan sát nhận xét, viết pthh và kết luận 
-Gv bổ sung và kết luận
-GV thông báo thêm pứ của axit với bazơ được gọi là pứ trung hoà 
-GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs cho 1 ít bột CuO vào ống nghiệm và cho thêm vài ml dd HCl 
-Gv yêu cầu hs quan sát, nhận xét, viết pthh và kết luận 
-GV thông báo thêm tính chất axit td với muối 
-Chú ý nếu không có điều kiện gv làm tn biểu diễn
-Hs đọc và tiến hành tn dưới sự hướng dẫn của gv
-Hs quan sát và trả lời câu hỏi 
-Hs đọc và tiến hành tn 
-Hs quan sát và trả lời câu hỏi và viết pthh
-HS chú ý lắng nghe 
-Hs đọc và làm tn dưới sự hướng dẫn của gv 
-HS quan sát và trả lời câu hỏi viết pthh 
-Hs chú ý lắng nghe 
-HS đọc và tiến hành tn dưới sự hướng dẫn của gv 
-HS quan sát và trả lời câu hỏi viết pthh 
-Hs chú ý lắng nghe.
1Axit làm đổi màu chất chỉ thị 
-dd axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ 
2.Axit tác dụng với kim loại:
Dd axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro 
Zn+2HClàZnCl2+H2
Chú ý: HNO3, H2SO4 đậc tác dụng với nhiều kim loại không giải phóng khí hiđro 
3.Axit tác dụng với bazơ:
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước 
Cu(OH)2+2HClàCuCl2+ 2H2O
-Pứ của axit với bazơ được gọi là pứ trung hoà 
4.Axit tác dụng với oxit bazơ :
Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước 
CuO+ 2HCl à CuCl2 + H2O
*Ngoài ra axit còn tác dụng với muối
Hoạt động 2: Phân loại axit mạnh, axit yếu (5’)
-GV yêu cầu h/s nghiên cứu sgk và hỏi cơ sở của sự phân loại các axít là gì ?
-GV bổ sung 
-GV hỏi: Dựa vào thành phần phân tử của các axít có mấy loại?
-Gvbổ sung
-HS trả lời :Dựa vào độ mạnh yếu của axít (như sgk)
-HS trả lời có 2 loại (đã học ở lớp 8)
Axít mạnh :HCl ,HNO3 , H2SO4 
Axít yếu :H2S, H2CO3,..
C. Hoạt động củng cố: (5’)
* Tính chất hóa học của axit gồm: 5 tính chất hóa học
	+ Làm đổi màu quỳ tím: sang màu đỏ
	+ Tác dụng với kim loại: sinh ra khí H2
	+ Tác dụng với oxit kim loại
	+ Tác dụng với bazo
	+ Tác dụng với muối của axit yếu
* Phân loại axit:	
	+ Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4...
	+ Axit yếu: H2CO3, H2S...
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: (5’)
	- Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài.
	- Học kĩ bài cũ, nghiên cứu bài mới và làm bài tập: 1, 3, 4 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_5_tinh_chat_hoa_hoc_cua_axit_nam.docx